Bệnh học

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

1. Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, bên trong là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng là chịu lực do phần cột sống đè lên.

Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là tình trạng phần nhân nhầy bên trong lệch ra khỏi vị trí bình thường xuyên qua phần dây chằn, chèn ép lên các dây thần kinh gây nên các hiện tượng như đau nhức, tê bì,… gây đau cột sống.

Trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, có thể gây nên các tổn thương làm thoát vị địa đệm bất kỳ đoạn cột sống nào. Nhưng các vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm


Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng phần vòng bao xơ chưa vị rách. Người bệnh lúc này sẽ có hiện tượng thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân nên vẫn chưa phát hiện ra được bệnh của mình.

Giai đoạn 2: Vòng xơ bao quanh nhân nhầy bắt đầu bị rách một phần, phần nhân nhầy bắt đầu thoát một ít ngay vị trí vòng bao xơ bị rách. Tuy nhiên cơn đau ở giai đoạn này vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng bao xơ bị rách toàn phần, phần nhân nhầy bị lệch ra chèn lên các dây thần kinh. Giai đoạn này phần lớn người bệnh mới phát hiện ra bệnh của mình và bắt đầu chữa trị.

Giai đoạn 4: Giai đoạn nguy hiểm nhất, phần nhân nhầy lệch ra bên ngoài chèn ép các dây thần kinh lâu ngày gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

- Tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

- Do chấn thương ở vùng lưng

- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng

- Hình thức nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

3. Triệu chứng

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tùy vào từng vị trí khác nhau và phần dây thân kinh bị chèn ép.

Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có một số triệu chứng phổ biến như:

-    Người bệnh có cảm giác bị tê bì chân tay: Phần nhân nhầy khi chèn vào các dây thân kinh gây nên các hiện tượng đau nhức, tê vì vùng đốt sống lưng vùng cổ và dần sẽ lan xuống mông, đùi, và cả gót chân.

-    Đau nhức phần tay, chân: Bệnh nhân sẽ cảm nhận những cơn đau đột ngột ở tay chân, vai gáy và thắt lưng. Cơn đau sẽ kéo dài vài ngày hoặc nặng hơn là vài tháng.

-    Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, không phát hiện và chữa trị kịp thời. Ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại và dần dần dẫn đến tình trạng bị teo cơ, liệt các chi và phải sử dụng xe lăn. Ngoài ra nếu phần nhân nhầy chèn lên rễ thần kinh ở vùng thắt lưng sẽ khiến việc đi đại tiểu tiện của người bệnh mất kiểm soát (hội chứng đuôi ngựa)

4. Cận lâm sàng

Chụp X-quang: Các hình ảnh của việc chụp X-quang sẽ không hiển thị tình trạng thoát vị đĩa đệm, nhưng nó giúp xác định phát hiện những tổn thương dẫn đến cơn đau.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI sử dụng từ trường để tạo ra các hình ảnh chuẩn xác của cột sống và các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Giúp bác sĩ biết chính xác vị trí của phần đĩa đệm bị thoát vị và cũng để phục vụ cho việc tiến hành phẫu thuật.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang (CT): Giống như hình thức chụp MRI, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.

Myelogram: Myelogram là thủ thauatj tiêm cho người bệnh một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào cột sống và tiến hành chụp X-quang để phát hiện các vấn đề gây nên bệnh.

5. Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm theo Bộ Y Tế. Phần lớn ở Việt Nam những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điều trị nội khoa thay vì phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người mà bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị phù hợp.

5.1. Điều trị nội khoa

- Giảm đau chung: 
•    Ngoại biên: Acetaminophen
•    Thần kinh trung ương: Tramadol hoặc dolargan
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid:
•    Diclophenac
•    Meloxicam
•    Edotolac
•    Celecoxib
- Thuốc kháng viêm chứa steroid:
•    Methylprednisolone
•    Dexamethasone
- Giảm đau thần kinh và chống trầm cảm:

Hoạt chấtLiều lượng Lần dùng
Sertralin25 – 50 mg/lần1 lần/ngày
Gabapentin300 mg/lần1 - 3 lần/ ngày
Sulpirite 50 mg/lần1 – 3 lần/ngày

- Thuốc giãn cơ:

Hoạt chấtLiều lượng Lần dùng
Thiocolchicoside4 mg/lần2 – 3 lần/ngày
Gabapentin250 mg/lần3 lần/ ngày
Baclofen5 mg/lần3 lần/ngày
Eperison hydrocloride50 mg/lần3 lần/ngày

- Điều trị hỗ trợ và tái tạo hệ thống thần kinh:

Hoạt chấtLiều lượng Lần dùng
Vitamin B1, B6, B124 viên/lần2 lần/ngày
Galantamin dạng viên hay ống tiêm dưới da 2.5 - 5 mg/lần2 lần/ngày
      
Citidine + Uridine dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch  
  

- Thuốc giảm tiết acid dạ dày:

Hoạt chấtLiều lượng Lần dùng
Omeprazol đường ống hoặc tiêm tĩnh mạch20 - 40 mg/lần1 lần/ngày
Esomeprazole đường ống hoặc tiêm tĩnh mạch40 mg/lần1 lần/ngày
Aluminium Phoshate1 gói/lần3 lần/ngày

5.2. Điều trị ngoại khoa

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng hình thức phẫu thuật chỉ được chỉ định khi hình thức điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc tình trạng bệnh quá nặng.
Chuẩn bị phẫu thuật: 

Người thực hiện: Người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa về cột sống, giải thích tình trạng bệnh cho người bệnh và người chăm sóc.

Bệnh nhận: Cần nhịn ăn 6 tiếng trước phẫu thuật và vệ sinh khu vực cần phẫu thuật.

Các hình thức điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật truyền thống (mổ hở): Bác sĩ tiến hành rạch một vết mổ bên ngoài da để tiếp cận với vị trị đĩa đệm bị thoát vị và sữa chữa tổn thương bên trong.

Mổ nội soi: Hình thưc phẫu thuật được chỉ định cho các bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh cấp tính.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng nội soi giúp xử lý khối thoát vị thông qua hình ảnh ghi nhận được từ camera được gắn trong ống nội soi. Đây là phương pháp an toàn, ít gây chảy máu và giúp bệnh nhân có tốc độ phục hồi nhanh.

Phẫu thuật giảm áp đĩa đệm qua da: Phương pháp này sử dụng tia laser hay sóng cao tần nhằm mục đích đốt cháy một phần đĩa đệm, cải thiện khả năng vận động và giúp bệnh nhân bớt đau đớn.
Sau phẫu thuật: Bệnh nhân có thể phục hồi các chức năng sau khoảng 4 tuần. Một số lưu ý khi sau phẫu thuật: Không ngồi trong một thời gian dài, không cúi xuống và không khiêng vác đồ nặng.

5.3. Điều trị không dùng thuốc

-    Nghỉ ngơi
-    Vật lý trị liệu
-    Massage
-    Liệu pháp nhiệt độ
-    Liệu pháp xung điện
-    Phương pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp)

Xem thêm bài viết tại đây.

 

Đang xem: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng