LỰA CHỌN LOẠI THẤU KÍNH NỘI NHÃN ĐẶT CHO BỆNH NHÂN MỔ
ĐỤC THỦY TINH THỂ
TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Thủy tinh thể là một cấu trúc hình thấu kính trong suốt bên trong mắt, có chức năng hội tụ các tia sáng từ các đồ vật vào mắt lên vong mạc. Thủy tinh thể có một khả năng rất đặc biệt, đó là có thể thay đổi công suất khi nhìn đồ vật ở các khoảng cách khác nhau để lúc nào cũng có thể hội tụ được một hình ảnh sắc nét trên vong mạc giúp mắt luôn nhìn ro. Chức năng này được gọi là điều tiết, chức năng này se giảm hoặc mất đi do tuổi tác (lão thị), mắt không còn thủy tinh thể, một số bệnh lý, một số loại thuốc.
- Thủy tinh thể vì một số nguyên nhân có thể bị vẩn đục như: bẩm sinh; chấn thương; nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiệt; các bệnh lý ở mắt như viêm màng bồ đào, cận thị nặng, bong vong mạc, sau mổ mắt; các bệnh toàn thân; tác dụng phụ của một số loại thuốc; lão hóa. Đục thủy tinh thể do lão hóa, còn gọi là đục thủy tinh thể người già là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Hiện tại điều trị bệnh đục thủy tinh thể chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo (thấu kính nội nhãn: TKNN).
CÁC LOẠI THẤU KÍNH NỘI NHÃN
- Loại TKNN đầu tiên được phát minh và sử dụng là loại thấu kính có một tiêu điểm . Điều này có nghĩa là thị lực của người sau mổ đục thủy tinh thể có thể hoặc là tốt cho nhìn xa (ví dụ lái xe, xem truyền hình) hoặc là tốt cho nhìn trung gian (ví dụ làm việc trên vi tính) hoặc là tốt cho nhìn gần (ví dụ đọc sách, may vá), tùy theo công suất TKNN được đặt theo nhu cầu mà không thể cùng tốt cho cả ba trường hợp. Thấu kính chuẩn này được gọi là thấu kính đơn tiêu cự. Nếu bạn chọn đặt thấu kính đơn tiêu cự cho nhìn xa, bạn phải đeo thêm kính khi nhìn gần; ngược lại nếu bạn chọn đặt thấu kính một tiêu cự cho nhìn gần, bạn phải đeo thêm kính để cải thiện khi nhìn xa. Nói chung, thấu kính một tiêu cự thường rất tốt cho một cự ly, các cự ly khác thường phải đeo thêm kính.
- Để xử lý vấn đề này, về sau người ta phát minh ra các loại thấu kính mới có hai, ba hay nhiều tiêu cự, gọi là những thấu kính đa tiêu cự , mục đích nhằm giảm bớt nhu cầu phải đeo mắt kính bổ sung. Khoảng 85% số người đặt thấu kính đa tiêu cự không phải đeo kính thêm cho nhìn xa hay nhìn gần. Tuy vậy, người dùng thấu kính đa tiêu cự có thể gặp một số vấn đề về thị giác như nhìn xa không sắc nét bằng đặt TKNN đơn tiêu cự, nhìn cự ly trung gian không tốt lắm, chói lóa và thấy các vầng hào quang quanh điểm sáng ở xa về đêm gây khó khăn khi lái xe (gặp ở khoảng 5-10% số trường hợp), gặp khó khăn khi nhìn vật trong điều kiện ánh sáng yếu. Có nhiều loại (model) TKNN đa tiêu cự cho khoảng cách nhìn gần khác nhau từ 25-50 cm.
Ngoài ra, cơ chế tiếp nhận hình ảnh của mắt đặt TKNN đa tiêu cự khác với mắt bình thường và mắt đặt TKNN đơn tiêu cự, mắt này se tiếp nhận cùng lúc các tia sáng tạo tiêu cự nhìn gần và các tia sáng tạo tiêu cự nhìn xa. Một số ít trường hợp mắt cần có thời gian để hệ thần kinh thích nghi với cách tiếp nhận hình ảnh mới, thời gian này mất vài tháng đến hàng năm và bệnh nhân se cảm giác khó nhìn, hiếm khi nào cần phải thay TKNN khác.
- Để khắc phục nhược điểm của kính đa tiêu cự, người ta có thể áp dụng thị giác một mắt : đặt hai thấu kính đơn tiêu cự có công suất khác nhau cho hai bên mắt: một với tiêu cự cho nhìn gần và một với tiêu cự cho nhìn xa, khi đó bệnh nhân có thể nhìn được cả xa và gần không cần đeo kính, tuy nhiên cả 2 cự ly đều nhìn không thật hoàn hảo như nhìn với thị giác 2 mắt và thị lực cự ly trung gian không tốt. Còn có 2 cách can thiệp khác để có được thị giác một mắt: đặt một thấu kính đa tiêu cự vào một mắt và đặt một thấu kính đơn tiêu cự vào mắt kia để có được một thị giác tốt cho nhiều cự ly nhưng hiện tượng chói lóa, vầng hào quang vẫn còn; hoặc đặt hai thấu kính đa tiêu cự có công suất khác nhau cho hai bên mắt, giúp thị lực gần và trung gian tốt hơn nhưng hiện tượng chói lóa và vầng hào quang vẫn còn.
Sinh lý thị giác hai mắt luôn tốt và tự nhiên hơn thị giác một mắt, do đó việc áp dụng thị giác một mắt thường chỉ được cân nhắc trong một số trường hợp như chi phí phẫu thuật, mổ mắt thứ hai khi mắt kia đã được mổ đặt TTNN đơn tiêu cự, mổ mắt thứ hai khi mắt thứ nhất đã mổ đặt TKNN đa tiêu cự nhưng kết quả nhìn gần hoặc nhìn xa chưa như mong muốn.
- Gần đây đã có một loại TKNN mới gọi là thấu kính kéo dài tiêu cự, cũng có tác dụng giúp mắt nhìn nhiều cự ly không cần
đeo thêm kính mà rất ít bị chói lóa và vầng màu như kính đa tiêu cự và độ sắc nét khi nhìn xa gần như kính đơn tiêu cự, đặc biệt là thị lực trung gian cũng tốt.
Ngoài ra, song song với sự phát triển của các loại TKNN từ đơn tiêu cự, đa tiêu cự đến kéo dài tiêu cự còn có một loại TKNN có thể điều chỉnh được độ loạn thị giác mạc cho những bệnh nhân đục thủy tinh thể có kem theo loạn thị do giác mạc, gọi là TK Toric. Đây là loại TKNN có ghép thêm phần thấu kính chỉnh loạn thị vào các loại TKNN, do đó cũng có đầy đủ các loại TKNN Toric: Toric đơn tiêu cự, Toric đa tiêu cự và Toric kéo dài tiêu cự. Kính Toric đã nâng cao chất lượng phẫu thuật đục thủy tinh thể lên như là một phẫu thuật khúc xạ.
CÁC KẾT QUẢ CÓ THỂ GẶP SAU PHẪU THUẬT
- Người được đặt thấu kính đa tiêu cự có thể có thị lực nhìn xa kém chút ít so với thị lực nhìn xa ở người được đặt thấu kính đơn tiêu cự sau lấy bỏ thủy tinh thể đục. Tuy nhiên, thị lực nhìn gần tốt hơn và thường ít phải đeo mắt kính hơn so với người được đặt thấu kính đơn tiêu cự và thị lực cự ly trung gian đạt tương đối.
- Người dùng thấu kính đa tiêu cự có thể thấy vầng hào quang và chói lóa nhiều hơn so với người dùng thấu kính đơn tiêu cự.
- Người dùng thấu kính tiêu cự kéo dài giống như dùng thấu kính đa tiêu cự nhưng ít bị hơn rất nhiều vầng hào quang và chói lóa, thị lực trung gian tốt hơn và không có khoảng trống nhìn mờ giữa các cự ly.
- Người được áp dụng điều trị thị giác một mắt đặt TKNN đơn tiêu cự cho từng bên mắt vẫn nhìn được xa và gần, không bị vầng hào quang và chói lóa như đặt thấu kính đa tiêu cự. Tuy nhiên mỗi thứ thị lực xa và gần đều chỉ nhìn bằng một mắt, không thể tốt bằng nhìn cùng lúc với cả hai mắt (thị giác 2 mắt) và thị lực cự ly trung gian kém.
- Người được đặt thấu kính đơn tiêu cự cho cả 2 mắt theo nguyên tắc thị giác 2 mắt sẽ nhìn một cự ly rõ nhất, và phải đeo thêm mắt kính cho các cự ly khác (có thể chọn kính đơn tiêu cự, 2 tiêu cự hoặc đa tiêu cự tùy theo nhu cầu).
MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XEM XÉT KHI BẠN LỰA CHỌN THẤU KÍNH
- Nhu cầu của bạn là gì: Việc nhìn xa của bạn quan trọng như thế nào? Nếu bạn là phi công thì đòi hỏi cả hai mắt phải nhìn xa thật tốt, khi đó thấu kính đa tiêu cự có thể không phải là lựa chọn tối ưu bằng kính tiêu cự kéo dài hay đơn tiêu cự. Nhưng nếu cuộc sống thường nhật quan trọng hơn và bạn ưa thích không phải đeo kính mắt ở mọi nơi được chiếu sáng tốt thì TKNN đa tiêu cự hay tiêu cự kéo dài là lựa chọn tốt nhất. Đừng ky vọng là bạn se có thể nhìn được mọi thứ một cách nhanh chóng, chính xác và dứt khoát cho cả nhìn gần lẫn nhìn xa như bạn từng có thời còn tre. Tất cả các loại thấu kính hiện nay đều chưa hoàn hảo như thủy tinh thể thật của mắt, việc lựa chọn phải căn cứ vào các đòi h6i về thị giác, cái gì là quan trọng nhất đối với bạn và bạn phải biết bằng lòng chấp thuận một khoảng cách nhìn nào đó thích hợp hơn cả, phù hợp với yêu cầu của bạn. Sau phẫu thuật, bạn có thể phải thay đổi cách sinh hoạt để phát huy tốt nhất ưu điểm của thấu kính nội nhãn đã chọn.
- Vấn đề chi phí: Một yếu tố nữa phải cân nhắc là chi phí. Trong khi thấu kính đơn tiêu cự được bảo hiểm chi trả hết thì thấu kính đa tiêu cự, tiêu cự kéo dài hay kính Toric chỉ được chi trả một phần. So với giá của thấu kính đơn tiêu cự tiêu chuẩn, giá của thấu kính đa tiêu cự cao gấp khoảng 3 lần, thấu kính tiêu cự kéo dài cao gấp khoảng 5 lần, kính Toric đa tiêu cự hay tiêu cự kéo dài đắt gấp 10 lần.
Vì chi phí của phẫu thuật được tính theo từng mắt, khi phẫu thuật 2 mắt thì tổng chi phí cho 2 mắt cùng đặt thấu kính cao cấp rất cao, nếu cần cân nhắc về chi phí thì có thể chọn lựa một trong hai cách: đặt thấu kính đơn tiêu cự và đeo thêm kính gọng sau mổ hoặc áp dụng điều trị thị giác một mắt .
Kính gọng sau mổ cũng có loại nhìn một cự ly (kính đơn tiêu cự), cả xa và gần (kính 2 tiêu cự) và loại nhìn nhiều cự ly (kính đa tiêu cự).
- Ngoài ra còn có một số trường hợp phức tạp, cần phải cân nhắc và có sự tư vấn kỹ của phẫu thuật viên như: chỉ bị đục thủy tinh thể một mắt ở người tre, bất đồng khúc xạ giữa 2 mắt, có các bệnh lý khác ở mắt kem theo.
Xem thêm bài viết tại đây.
Nguồn: ThS. BS Hồng Văn Hiệp - Tạp Chí Sống Khỏe - BV ĐH Y Dược Tp.HCM.