Bệnh nhi khoa

SỐT Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

SỐT Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

I. Sốt ở trẻ em là gì?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể khác biệt từ người này sang người khác và dao động trong ngày. Nhiệt độ cơ thể bình thường ở trẻ em cao nhất ở lứa tuổi mẫu giáo (trước khi đi học). Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao nhất vào buổi chiều và ở lứa tuổi từ 18-24 tháng tuổi.

Sốt thường được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể (đo ở trực tràng) ≥ 38,0° C hay nhiệt độ ở nách > 37,5oC.

II. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây sốt khác nhau dựa trên việc sốt có cấp tính (≤ 14 ngày), cấp tái đi tái lại hay cấp tính theo từng giai đoạn (có giai đoạn sốt và giai đoạn hoàn toàn không sốt), hoặc mãn tính (> 14 ngày) - thường sốt không rõ nguyên nhân (FUO). Đáp ứng với thuốc hạ sốt và mức độ cao của thân nhiệt không có mối liên quan trực tiếp với nguyên nhân hoặc mức độ nặng của bệnh.

Nguyên nhân gây các đợt sốt cấp

Hầu hết các đợt sốt cấp tính ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ đều do nguyên nhân nhiễm trùng. Phổ biến nhất là

  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tiêu hóa do virut (các nguyên nhân thông thường nhất)
  • Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp (viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp)

sốt ở trẻ em

 

Các nguyên nhân không nhiễm khuẩn bao gồm bệnh Kawasaki, say nắng và ngộ độc thức ăn (ví dụ, thuốc có tác dụng kháng cholinergic). Tiêm chủng một số vaccine có thể gây sốt trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi chủng ngừa (ví dụ, với tiêm phòng ho gà) hoặc 1-2 tuần sau khi tiêm văcxin (ví dụ, với tiêm chủng sởi). Sốt thường kéo dài từ vài giờ đến một ngày. Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, không cần mang trẻ đến khám lại. Mọc răng không gây ra sốt nặng hoặc kéo dài.

III. Chẩn đoán

1. Lâm sàng

  • Hỏi bệnh

- Đặc điểm của sốt: Số ngày sốt, Nhiệt độ khi sốt, Liên tục hay không, Có tính chu kỳ hay không, Đáp ứng với thuốc hạ sốt hay không.

- Triệu chứng đi kèm:

+ Hô hấp, tai mũi họng: ho, sổ mũi, đau họng, đau tai,…

+ Tiêu hóa: ói, tiêu chảy, táo bón, đau bụng,…

+ Tiết niệu: tiểu khó, tiểu nhắc, tiểu máu,...

+ Thần kinh: đau đầu, co giật, yếu liệt,...

- Dịch tễ: Những người xung quanh có bệnh gì? Có súc vật ở nhà? Có bị súc vật cắn? Du lịch từ vùng dịch tễ về?

- Tiền căn: phẫu thuật, chích ngừa gần đây , sử dụng thuốc, bệnh mắc kèm (suy giảm miễn dịch, tổn thương cơ quan mạn tính, suy dinh dưỡng,…), những đợt nhiễm khuẩn tái diễn,…

  • Triệu chứng thực thể: khám toàn diện.

2. Cận lâm sàng 

- Thường qui: huyết đồ

- Chuyên biệt (tùy theo nguyên nhân nghĩ đến ): CRP, procalcitonine , cấy máu , NS1Ag, huyết thanh chẩn đoán tác nhân gây bệnh, 10 thông số nước tiểu và cấy nước tiểu, cấy phân, chọc dò tủy sống, X-quang phổi, siêu âm bụng, siêu âm tim,…

IV. Điều trị

1. Mục tiêu

- Hạ nhiệt

- Điều trị nguyên nhân

- Điều trị biến chứng

sốt ở trẻ em

 

2. Hạ nhiệt

- Phương pháp vâṭ lý: mặc đồ thoáng mát, lau mát bằng nước ấm (lưu ý: không lau mát bằng cồn vì cốn có thể hấp thu qua da và phổi gây ngộ độc), cho bệnh nhân uống nhiều nước và ở nơi thông thoáng.

- Thuốc hạ nhiệt khi trẻ bứt rứt, khó chịu hoặc khi thân nhiệt > 39oC hoặc >38oC nếu trẻ có tiền căn bệnh tim mạch, viêm phổi hay sốt co giật.

+ Acetaminophen: 10-15 mg/kg, uống hoặc đặt hậu môn hoăc̣ truyền tĩnh mạch, mỗi 4-6 giờ (tổng liều: 60 mg/kg/ngày).

+ Hoặc Ibuprofen: 10 mg/kg uống mỗi 6-8 giờ. Không dùng nếu nghi ngờ sốt xuất huyết , rối loạn đông máu , bệnh lý thận, tiêu hóa.

+ Dantrolene 1 mg/kg TM khi sốt ác tính xảy ra sau gây mê.

3. Điều trị nguyên nhân

- Điều trị đặc hiệu tùy nguyên nhân gây sốt.

- Sốt và nhiễm khuẩn không đồng nghĩa với nhau nên kháng sinh không nên được chỉ định rộng rãi và việc điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cũng cần phải tránh.

4. Điều trị biến chứng co giật

V. Tiêu chuẩn nhập viện 

Nên cho nhập viện khi trẻ:

  • Thuộc nhóm nguy cơ cao: dưới 2 tháng tuổi hoặc có bệnh lý nền (cắt lách, bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch,…)
  • Có vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc rối loạn tri giác, co giật
  • Có ban xuất huyết,…

SỐT ĐƠN THUẦN Ở TRẺ < 36 THÁNG

 

Trẻ < 3 tháng

Trẻ 3 tháng - 36 tháng

Tác nhân

- Thường là siêu vi (40-60%)

- Vi khuẩn thường gặp: Streptococcus nhóm B và Listeria monocytogenes (nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não khởi phát muộn) Salmonella (viêm ruột) Escherichia coli (nhiễm khuẩn tiểu) Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae, và Haemophilus influenzae type b (nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não) Staphylococcus aureus (nhiễm khuẩn xương khớp)

- Thường là siêu vi (cần chú ý bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng)

- Vi khuẩn thường gặp: S. pneumoniae chiếm 90% trường hợp cấy máu (+) N. meningitidis Salmonella H. influenzae type b

Lâm sàng

Sốt ở trẻ < 3 tháng tuổi không bao giờ là dấu hiệu tầm thường; 10- 15% trẻ < 3 tháng tuổi sốt có tổng trạng tốt bị nhiễm khuẩn nặng.

Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp:

- Nhiễm khuẩn huyết

- Viêm màng não

- Viêm đài bể thận

- Viêm ruột

- Viêm xương tủy xương

- Viêm khớp mủ

- Viêm tai giữa

- Viêm phổi

- Viêm rốn

 - Viêm vú

- Các nhiễm khuẩn da và mô mềm khác

Khoảng 30% trẻ 3-36 tháng sốt mà không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn;

Các bệnh cảnh lâm sàng do nhiễm vi khuẩn thường gặp:

- Nhiễm khuẩn huyết (không xác định được ngõ vào)

- Viêm phổi

- Viêm nắp thanh quản

- Viêm tai giữa

- Viêm hô hấp trên

- Viêm ruột

- Nhiễm khuẩn tiểu

- Viêm mô tế bào

- Viêm ngoại tâm mạc

- Viêm xương tủy xương

- Viêm khớp mủ

- Viêm màng não

Cận lâm sàng

Xét nghiệm ban đầu:

- Huyết đồ

- CRP

- Cấy máu

- 10 thông số nước tiểu và cấy nước tiểu

Khi trẻ có “vẻ không khỏe”: chọc dò tủy sống (trước khi sử dụng kháng sinh)

Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, chụp phổi, cấy phân, siêu âm,…)

Xét nghiệm ban đầu: - Huyết đồ - 10 thông số nước tiểu Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: - CRP - Cấy máu - Cấy nước tiểu - Chọc dò tủy sống - Chụp phổi Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, siêu âm, NS1Ag, ELISA Dengue,…)

Điều trị

Điều trị ban đầu:

- Khi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc

- Hoặc khi BC > 15.000 hoặc < 5.000

- Hoặc khi CRP > 40 mg/l

Với:

- Ceftriaxone: 50 mg/kg/liều mỗi 24 giờ, nếu dịch não tủy bình thường, hay 100 mg/kg/liều mỗi 24 giờ, nếu bạch cầu dịch não tủy tăng

- Hay cefotaxime 50mg/kg/6giờ kết hợp với: Ampicillin 50 mg/kg/6 giờ

Điều trị đặc hiệu: tùy kết quả cận lâm sàng và diễn tiến

Điều trị ban đầu: kháng sinh tùy thuộc chẩn đoán, lâm sàng

Xem thêm bài viết tại đây.

Đang xem: SỐT Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng