Chu kỳ kinh nguyệt theo từng độ tuổi thay đổi như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Hiểu về những mốc thay đổi của CK kinh nguyệt sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình theo dõi sức khỏe.
Nhiều chị em phụ nữ băn khoăn về chu kỳ kinh nguyệt của mình không giống nhau ở các giai đoạn, liệu như vậy có bất thường gì không? Dưới đây là tư vấn của Ths.BS Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam về vấn đề này.
1. Tại sao lại có kinh nguyệt ở phụ nữ?
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai.
Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.
2. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt các giai đoạn và dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Rất nhiều người được chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt ở những năm 20 hoặc 30 tuổi. Nếu bạn xuất hiện các tình trạng sau trong CK kinh nguyệt, bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ:
Đau ở vùng chậu
Đau vùng thắt lưng
Đau bụng dưới
CK kinh nguyệt kéo dài
CK kinh nguyệt ra nhiều máu
2.1 Giai đoạn dưới 20 tuổi: CK kinh nguyệt có chút rối loạn
Độ tuổi có kinh lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền (mẹ và chị gái có kinh sớm hay muộn thì bạn cũng có kinh tương tự như vậy), chỉ số khối cơ thể, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mức độ luyện tập hàng ngày, môi trường sinh sống…
Độ tuổi trung bình thấy kinh nguyệt lần đầu tiên khi 12, 13 tuổi. Tuy nhiên, đó chỉ là độ tuổi trung bình. Nếu bạn có kinh muộn hơn hoặc sớm hơn 12, 13 tuổi thì điều đó cũng không có gì quá khác biệt nếu không kèm theo triệu chứng bất thường.
Trong những năm đầu khi mới thấy kinh nguyệt, chu kỳ kinh có thể chưa đều đặn. Bạn có thể thấy kinh nguyệt lần tiên nhưng sau vài tháng lại không thấy có kinh nữa. Lượng máu cũng không đều, có thể những lần sau, lượng máu sẽ nhiều hơn lần đầu tiên. Nhưng bạn yên tâm, tất cả những điều này đều là bình thường, bạn không cần phải lo lắng.
2.2 Những năm 20 tuổi: CK kinh nguyệt đều đặn nhất
Những năm 20 tuổi là thời kỳ kinh nguyệt đều đặn nhất. Ở thời kỳ này, cơ thể đã phát triển hoàn thiện và chuẩn bị tốt nhất để sinh con trong tương lai.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới CK kinh nguyệt của bạn trong thời gian này như: hormone, các biện pháp tránh thai.
Nhiều người muốn quan hệ tình dục khi đang có kinh, điều đó hoàn toàn bình thường và được đánh giá là khoảng thời gian an toàn. Tuy nhiên, cũng không chắc chắn 100% bạn sẽ không thụ thai nếu quan hệ khi đang có kinh. Nếu bạn là người có kỳ kinh kéo dài và quan hệ tình dục vào những ngày cuối kỳ kinh nguyệt thì có thể bạn sẽ thụ thai bởi trong cơ thể phụ nữ luôn có một trứng có thể rụng bất cứ khi nào và như vậy rất có thể trứng sẽ thụ thai ngay khi gặp tinh trùng.
Trong giai đoạn tuổi 20 cũng là lúc nhiều người chú ý đến các triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt hơn, ví dụ như:
Hội chứng buồng trứng đa nang
Lạc nội mạc tử cung
Xơ nang
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Chu kỳ ra máu bất thường
Đau khi có CK kinh nguyệt
Nếu bạn có CK kinh nguyệt kéo dài, đau nhiều hoặc có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến gặp bác sĩ.
2.3 Những năm 30 tuổi: giai đoạn ít rối loạn
Những năm 30 tuổi, CK kinh nguyệt có thể có những rối loạn nhưng ở mức độ rối loạn ít.
Hiện nay, cũng nhiều phụ nữ mang thai ở tuổi 30. Khi mang thai, người phụ nữ sẽ không có kinh. Sau khi sinh con, chu kỳ kinh nguyệt trở lại sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: có cho con bú hoàn toàn hay cho con bú một phần. Cho con bú sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone prolactin. Prolactin sẽ làm giảm việc hình thành estrogen và cũng có tác dụng một phần giúp bạn tránh thai.
2.4 Tiền mãn kinh ở những năm đầu 40 tuổi
Tiền mãn kinh là giai đoạn 8-10 năm trước khi mãn kinh thực sự, và đây là giai đoạn cơ thể sẽ sản sinh ra ít estrogen và progesterone hơn. Thậm chí cơ thể cũng sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nếu cơ thể chỉ sản xuất estrogen mà không sản xuất progesterone hoặc nếu niêm mạc tử cung dày lên mà không có sự kiểm soát.
Đa số phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở những năm cuối 30 tuổi, đầu 40 tuổi. Nếu bạn cảm thấy có bất cứ điều gì bất thường, bạn nên gặp bác sĩ ngay.
2.5 Những năm 40 tuổi: CK kinh nguyệt có sự rối loạn
Những năm 40 tuổi, bạn sẽ thấy có những rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của tiền mãn kinh. Tuy 40 tuổi là giai đoạn tiền mãn kinh phổ biến nhưng việc bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không đủ để kết luận rằng bạn có đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hay không mà có thể gặp những vấn đề khác về sức khỏe. Vì vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy khác lạ thì cần đi khám và tư vấn của bác sĩ.
Một số dấu hiệu thường thấy của giai đoạn tiền mãn kinh:
Âm đạo khô hơn bình thường
Bốc hoả
Ớn lạnh và vã mồ hôi đêm
Khó ngủ
Thay đổi cảm xúc
Tăng cân
Tóc mỏng và khô da
Giảm sự đàn hồi của vú
Bạn không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu tiền mãn kinh nhưng bác sĩ có thể giúp bạn kê thuốc nếu cần thiết. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, bạn cần tập thể dục nhiều hơn, ăn uống cân bằng hơn, ngủ nhiều hơn để giúp cải thiện các triệu chứng này.
2.6 Từ tuổi 50: giai đoạn mãn kinh
Thường thì một phụ nữ ở độ tuổi khoảng sau tuổi 50 mà không có chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tiếp thì được cho là đã mãn kinh. Hầu như các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ giảm đi khi bước vào tuổi 50 vì khi đó giai đoạn rụng trứng sẽ đi vào giai đoạn cuối.
Với đa số mọi người trên 60 tuổi hầu như sẽ không còn có kinh nữa, các hoạt động của hormone sẽ dừng lại.
Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế
Xem thêm nhiều bài viết về bệnh tại đây.