Bệnh sản khoa

RÒ TRỰC TRÀNG – ÂM ĐẠO & RÒ HẬU MÔN – ÂM ĐẠO

RÒ TRỰC TRÀNG – ÂM ĐẠO & RÒ HẬU MÔN – ÂM ĐẠO

trực tràng - âm đạo hậu môn - âm đạo là 2 bệnh lý ít phổ biến nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến  chất lượng sống của người bệnh. Do vậy hiểu được tình trạng đó, dưới đây là vài thông tin hữu ích cần biết.

RÒ TRỰC TRÀNG – ÂM ĐẠO & RÒ HẬU MÔN – ÂM ĐẠO

 

Định nghĩa

trực tràng - âm đạo sự thông thương bẩm sinh hoặc mắc phải giữa hai ống niêm mạc của trực tràng và âm đạo, trong khi đó, rò hậu môn - âm đạo là rò giữa ống hậu môn phần xa đến đường lược và âm đạo. Các định nghĩa này cho thấy sự khác biệt giữa hai loại đường rò về vị trí, nguyên nhân sinh bệnh và phương pháp điều trị cũng có những điểm khác nhau. Loại rò cao mổ qua đường bụng và loại rò thấp mổ qua đường âm đạo, tầng sinh môn, hay trực tràng.

Ngoài phân loại theo vị trí, tác giả Daniel còn phân loại lỗ rò theo kích thước: nhỏ (KT < 0,5 cm), trung bình (KT= 0,5 - 2,5 cm), lớn (KT > 2,5 cm). Kích thước lớn, nhỏ của lỗ rò đều có ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của triệu chứng.

Nguyên nhân

Rò trực tràng - âm đạo và rò hậu môn - âm đạo thường là do chấn thương sản khoa gây ra: chuyển dạ kéo dài, thủ thuật sản khoa (kép forceps, hút thai, cắt nới tầng sinh môn…).

Bệnh thường gặp ở các nước chậm phát triển vì quá trình chuyển dạ kéo dài khiến trường hợp hoại tử do chèn ép tăng cao. Ngoài ra bệnh cũng gặp sau mổ sửa chữa không hiệu quả các đường rách độ 3, độ 4 do các tổn thương khi sổ thai qua âm đạo (thường khó xác nhận sớm khi sinh); và sau cắt tầng sinh môn nhiễm trùng dẫn đến tạo đường rò.

Rò trực tràng - âm đạo còn gặp sau trường hợp cắt tử cung khó, phẫu thuật liên quan đến thành sau âm đạo, tầng sinh môn, hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, viêm nhiễm đường ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng) cũng là nguyên nhân quan trọng của rò trực tràng - âm đạo ở phụ nữ. Rò trực tràng - âm đạo còn có thể do viêm túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, kẹt phân, lao ruột, bệnh hoa liễu. Các phẫu thuật trong điều trị sa các tạng chậu hông sử dụng mảnh ghép đưa qua đường âm đạo hay tầng sinh môn cũng có thể gây rò trực tràng - âm đạo. Các đường rò này còn gặp ở những trường hợp xạ trị vùng chậu (chiếm tỷ lệ 1 - 10%) và sau xạ trị 6 - 24 tháng.

Trong một số ít trường hợp, các loại đường rò này có thể là bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 12% (theo thống kê của bệnh viện Mayo Clinic trên tổng số 252 ca rò).

Triệu chứng

Triệu chứng của các loại rò này tùy thuộc vào vị trí, kích thước và nguyên nhân. Một số nhỏ trường hợp không có triệu chứng nhưng hầu hết đều than phiền có dịch phân hay phân trong âm đạo, có cảm giác xì hơi hay xì phân qua âm đạo khi trung đại tiện, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi bệnh nhân bị tiêu chảy.

Đa số các triệu chứng đều được phát hiện khi khám lâm sàng. Khi thăm trực tràng/âm đạo bằng ngón tay, nhìn thấy lỗ rò qua soi âm đạo và hậu môn - trực tràng, thường sẽ thấy phân trong âm đạo. Để xác định chính xác nên đặt miếng gạc trắng vào âm đạo, bơm xanh methylene vào trực tràng, rút gạc ra sau 15 - 20 phút sẽ thấy gạc có tẩm mực xanh.

Chẩn đoán bệnh phải xác định được sự hiện diện của đường rò, vị trí kích thước các lỗ rò; biết được nguyên nhân gây rò như các thủ thuật/phẫu thuật làm trước đó, viêm nhiễm đường ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), có tiền sử xạ trị, hay u tân sinh.

Để xác định rõ tình trạng lỗ rò cần phải sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cản quang đường rò, siêu âm hậu môn, chụp cộng hưởng từ.

Điều trị

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khoảng 1/2 trường hợp người bệnh bị rò hậu môn - âm đạo do tai biến sản khoa tự lành trong vòng 6 tháng, lấy dị vật trong đường rò sẽ giúp rò tự lành. Các trường hợp rò do viêm nhiễm, do xạ trị rất khó tự lành dù được điều trị nội khoa tích cực. Với những trường hợp nhiễm trùng vùng chậu thì phải dẫn lưu áp xe, kháng sinh, kháng viêm và khoảng 1 tháng sau sẽ tự lành.

Các trường hợp rò do ung thư phải phẫu thuật giải quyết triệt để ung thư chứ không chỉ đơn thuần điều trị đường rò.

Đối với những trường hợp trực tràng - âm đạo hay rò hậu môn - âm đạo mà điều trị nội khoa thất bại thì phương pháp điều trị lựa chọn chính phẫu thuật. hai đường vào trong phẫu thuật điều trị bệnh lý này: các đường trực tràng - âm đạo cao (vài cm trên đường lược, thuộc trực tràng đoạn gần) thường mở qua đường bụng và phải cắt một phần trực tràng; các đường rò trực tràng - âm đạo thấp và phần lớn các đường rò hậu môn - âm đạo thường có thể mổ qua đường âm đạo, tầng sinh môn, trực tràng hay qua xương cùng.

Xem thêm chi tiết tại đây. 

Nguồn: Ths Bs Dương Phước Hưng - Tạp Chí Sống Khoẻ - Bệnh viện ĐH Y Dược Tp.HCM

Đang xem: RÒ TRỰC TRÀNG – ÂM ĐẠO & RÒ HẬU MÔN – ÂM ĐẠO

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng