Bệnh Thận - Tiết niệu

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu và cách điều trị

Bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu là bệnh gì?

Viêm niệu đạo không do lậu là bệnh lý nhiễm khuẩn niệu đạo mà nguyên nhân thường do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Bệnh hay xuất hiện ở độ tuổi thanh niên và thường trên những đối tượng đã xảy ra quan hệ tình dục. Tình trạng viêm nhiễm Chlamydia Trachomatis có thể lây lan khi người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc những bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS thì nguy cơ bị viêm niệu đạo không do lậu cũng rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

  • Do sự tấn công của vi khuẩn vào niệu đạo
  • Bao quy đầu bị dài và hẹp
  • Nam giới có thói quen quan hệ tình dục phóng khoáng
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách.
  • Chấn thương, phẫu thuật ống bàng quang và đầu dương vật, sự thu hẹp của niệu đạo
  • Nam giới mắc các bệnh xã hội
  • Tác dụng phụ của việc đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật
  • Tác dụng phụ của các hóa chất có trong xà bông, dung dịch vệ sinh vùng kín

Trong đó, nhiễm Chlamydia Trachomatis (30-50%) và Ureaplasma Urealyticun (10-40%) chiếm khoảng một nửa số trường hợp viêm niệu đạo không do lậu. Chlamydia là một loại vi khuẩn thường xuất hiện khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm. Chlamydia có thể lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như Herpes Simplex và Trichomonas Vaginalis, Mycoplasma genitalium, Candida albicans, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli...cũng là các tác nhân có nguy cơ gây ra bệnh.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu?

  • Tiểu gắt, tiểu nhiều lần, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, khi tiểu người bệnh có cảm giác ngứa và nóng rát, nước tiểu có màu đục.
  • Khi quan hệ tình dục người bệnh có thể bị đau bộ phận sinh dục
  • Sốt
  • Có thể tiểu ra máu.

Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 1- 5 tuần kể từ khi nhiễm phải vi khuẩn, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp viêm niệu đạo không do lậu không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nên rất khó cho việc chẩn đoán. Nếu phụ nữ đang mang thai có những triệu chứng trên và được chẩn đoán nhiễm phải Chlamydia Trachomatis thì cần báo cho bác sĩ sản khoa vì vi khuẩn có thể lây lan sang cho em bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu bệnh không được tìm ra sớm và điều trị phù hợp thì sẽ để lại một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm khớp tái hoạt, viêm kết mạc mắt, nhiễm trùng ngược dòng gây ra viêm đường sinh dục trên...

Điều trị bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị khác nhau. Thông thường người bị viêm niệu đạo không do lậu sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị.

Trường hợp nhiễm Chlamydia và Mycoplasma

  • Lựa chọn sử dụng một trong các thuốc Azithromycin, Doxycycline, Ofloxacin, Erythromycin. Ưu tiên cho Doxycycline và Azithromycin.
  • Điều trị cho cả người bệnh lẫn đối tác quan hệ tình dục.

Trường hợp nhiễm Trichomonas

  • Dùng Metronidazol 500mg /lần, uống 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.

Trường hợp nhiễm viêm niệu đạo do nấm

  • Viêm niệu đạo do nấm thường ít gặp (do nấm Candida Albicans thường gặp ở bệnh viêm âm đạo). Tuy nhiên nếu mắc phải thì có thể lựa chọn Fluconazole hoặc Itraconazole và lưu ý theo dõi chức năng gan, thận khi sử dụng.

Trường hợp nhiễm viêm niệu đạo do vi khuẩn thông thường

  • Lựa chọn một trong các thuốc trong nhóm kháng sinh Fluoroquinolon, Trimethoprim Sulfamethoxazole, Beta Lactam với liệu trình ngắn từ 3 - 5 ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục và điều trị phối hợp viêm âm đạo.

Nhìn chung khi điều trị viêm niệu đạo không do lậu, nam giới cần chú ý những điều dưới đây:

  • Nên sử dụng một đơn thuốc duy nhất
  • Dùng thuốc ứng với nguyên nhân gây bệnh
  • Để bạn tình cùng điều trị
  • Ngưng sử dụng thuốc kích thích và quan hệ tình dục
  • Tuân thủ quy trình trị liệu tương xứng
  • Thuốc
  • Nên sử dụng một đơn thuốc duy nhất theo phác đồ của bác sĩ

Viêm niệu đạo nói chung nếu để lâu không trị dứt điểm sẽ có những biến chứng khó lường như suy thận mạn tính, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm bàng quang, vô sinh.., do đó những nguy cơ của viêm niệu đạo tuyệt đối không được coi thường. Cần phát hiện sớm, điều trị sớm, một khi cơ thể có dấu hiệu bất thường cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra xác thực, tránh bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu

  • Uống đủ nước để rửa bàng quang: Việc uống đủ nước (2-2,5l/ngày) có thể giúp cho hệ tiết niệu tăng cường bài tiết nước tiểu, từ đó loại bỏ vi khuẩn trong bàng quang, đường tiết niệu, đẩy lùi nguy cơ viêm niệu đạo. Ngoài ra các loại nước lợi tiểu như trà, các loại nước trái cây có tính axit cũng là lựa chọn tốt để giúp tăng tiểu.
  • Nâng cao sức đề kháng: Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều rau xanh và bổ sung vitamin cho cơ thể. Nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng tự thân khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài.
  • Quan hệ an toàn, chung thủy: cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như giảm nguy cơ tái phát là quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng. Đồng thời chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: Nên vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên. Hạn chế tắm bồn để tránh vi khuẩn trong nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo. Không sử dụng chung đồ lót, nên dùng khăn và chậu riêng khi vệ sinh bộ phận sinh dục.
  • Chọn đồ lót sợi cotton khô thoáng: Đồ lót sợi tổng hợp, pha nilon thường khiến cho bộ phận sinh dục trong tình trạng nóng ẩm, bí khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nên thay đồ lót thành thành phần làm từ sợi cotton khô thoáng hơn.

Xem thêm bài viết: VIÊM THẬN BỂ THẬN CẤP

Đang xem: Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo cấp không do lậu và cách điều trị

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng