Bệnh tim mạch

Bệnh đau thắt ngực ổn định và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh đau thắt ngực ổn định và cách phòng ngừa bệnh

Đau thắt ngực ổn định là gì?

Cơn đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tình hoặc Suy vành. Đây là tình trạng đau ngực trái xảy ra khi động mạch vành bị hẹp gây giảm lượng máu đi nuôi cơ tim. Thông thường, đau thắt ngực hay xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức (tập thể dục buổi sáng) hoặc căng thẳng stress.

Nguyên nhân gây bệnh đau thắt ngực ổn định

bệnh đau thắt ngực ổn định

Nguyên nhân cơn đau thắt ngực ổn định phần lớn là do mảng xơ vữa cứng bám vào thành động mạch vành làm thu hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới tế bào cơ tim. Bên cạnh đó, cục máu đông gây tắc hẹp một phần mạch vành cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải cơn đau thắt ngực ổn định.

Triệu chứng của bệnh đau thắt ngực ổn định

Triệu chứng cơ năng

  • Cơn đau thắt ngực ổn định điển hình thường ở sau xương ức và thường đau 1 vùng, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn là cả hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi lan xuống các ngón tay 4,5
  • Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi gắng sức, có cảm xúc mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc do hút thuốc lá. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực ổn định có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.
  •  Các cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá. Một số triệu chứng khác kèm theo như khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi,…
  • Thời gian kéo dài cơn đau khoảng vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 30 phút. Những cơn đau kéo dài chỉ dưới 1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim.

Khám lâm sàng

  • Các yếu tố nguy cơ cao có thể thấy là: Tăng huyết áp, mảng Xantheplasma, biến đổi đáy mắt, các bằng chứng của bệnh động mạch ngoại vi
  • Trong cơn đau thắt ngực có thể nghe thấy tiếng T3, T4; tiếng ran ở phổi... Ngoài ra ít có triệu chứng thực thể nào là đặc hiệu.
  • Khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân khác gây đau thắt ngực như: Hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh màng ngoài tim, viêm khớp ức sườn...

Độ

Đặc Điểm

Chú thích

I

Những hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực.

Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh.

II

Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường.

Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao >1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà.

III

Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực thông thường.

Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác.

IV

Các hoạt động thể lực bình thường đều gây đau thắt ngực.

Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ.

So sánh cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định

bệnh đau thắt ngực ổn định

Khác với cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định thường là do mảng xơ vữa mềm bám ở thành mạch gây nên, khi bị nứt vỡ thì gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định. Bởi vậy mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi và không thể dự đoán được.

Cơn đau thắt ngực không ổn định cũng nặng hơn và kéo dài hơn. Thời gian đau có thể tới 30 phút hoặc lâu hơn và không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực.

Điểm giống nhau là cả hai loại đau thắt ngực này đều là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của cơn nhồi máu cơ tim. Vì vậy cần tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng nêu trên.

Phác đồ điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định

  • Mục đích: Ngăn ngừa nguy cơ tử vong và biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Có 3 phương pháp điều trị: Có 3 phương pháp điều trị: Thuốc, can thiệp động mạch vành, mổ làm cầu nối chủ vành. Thêm vào đó, cần phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cho người bệnh.
  • Việc chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên bắt đầu cũng như duy trì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời.
  • Điều trị nội khoa
    • Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
    • Điều chỉnh rối loạn Lipid máu:
    • Các dẫn xuất Nitrates:
    • Các thuốc chẹn β giao cảm:
    • Các thuốc chẹn dòng canxi
    • Ức chế men chuyển:
    • Điều trị Hormon thay thế:
    • Các thuốc chống gốc ôxy tự do:
  • Điều trị can thiệp động mạch vành
  • Mổ làm cầu nối chủ - vành
  • Điều chỉnh lối sống
    • Tập thể dục, vận động thể lực đều đặn
    • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý
    • Bỏ thuốc lá
    • Tránh căng thẳng thần kinh và các yếu tố tâm lý khác
  • Một số phương pháp mới
    • Tái tạo mạch xuyên cơ tim bằng LASER (Directional Myocardial Laser Revascularization):
    • Gene liệu pháp

Cách phòng ngừa bệnh đau thắt ngực ổn định

bệnh đau thắt ngực ổn định

  • Thay đổi thói quen và lối sống sinh hoạt, ăn uống
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe
  • Kiểm soát chế độ cân nặng ở mức vừa phải
  • Hạn chế để cơ thể trong tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress quá lâu;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, giàu chất béo từ thịt màu đỏ, nội tạng động vật, da, óc tủy động vật, lòng đỏ trứng, mỡ, đồ lòng, gạch tôm cua...
  • Không nên sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn, cafein, bỏ thuốc lá và nói không với chất kích thích
  • Trong trường hợp đã và đang có bệnh tim thiếu máu cục bộ thì cần điều trị thường xuyên và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm nhóm rau xanh, trái cây tươi
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.

Lưu ý trong điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định có thể là tiền đề của cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm, do vậy biết dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và hướng điều trị là điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tới tính mạng.

Xem thêm: Rối loạn nhịp tim và những điều bạn cần biết

Đang xem: Bệnh đau thắt ngực ổn định và cách phòng ngừa bệnh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng