1. Tổng quan về rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động để tạo nhịp tim của bạn không hoạt động bình thường, khiến tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Rối loạn nhịp tim (arrhythmia) có thể gây ra một vài triệu chứng như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực hoặc không thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số loạn nhịp tim có thể gây khó chịu, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bạn.
Điều trị rối loạn nhịp tim có thể giúp kiểm soát hoặc loại bỏ tình trạng nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều. Ngoài ra, bạn nên áp dụng lối sống lành mạnh cho tim để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
2. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Thường xuyên sử dụng rượu bia có thể tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
Có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Một cơn đau tim đang xảy ra ngay bây giờ
- Sẹo mổ tim từ một cơn đau tim trước đó
- Thay đổi cấu trúc tim, chẳng hạn như từ bệnh cơ tim
- Bệnh động mạch vành
- Huyết áp cao
- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
- Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
- Sử dụng các loại chất kích thích như rượu, cafein, hoặc thường xuyên hút thuốc
- Lạm dụng ma túy
- Sử dụng một số loại thuốc và chất bổ sung
- Bệnh tiểu đường
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Yếu tố di truyền
3. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
- Khám lâm sàng:
- Triệu chứng người bệnh đang gặp phải.
- Tiền sử gia đình.
- Khám cận lâm sàng:
- Điện tâm đồ ECG.
- Siêu âm tim xem hình ảnh, cấu trúc, chuyển động tim.
- Test gắng sức.
- Xét nghiệm bàn nghiêng.
- Xét nghiệm điện sinh lý tim và lập biểu đồ.
4. Điều trị rối loạn nhịp tim
Nhịp tim nhanh: cho uống thuốc để làm chậm lại (kiểm soát nhịp tim), hoặc khảo sát điện học tim để tìm ra và cô lập ổ phát ra loạn nhịp (điều trị cắt đốt điện sinh lý).
Nhịp tim chậm: cấy máy tạo nhịp vào cơ thể, giúp phát ra nhịp tim để tim đập nhanh hơn, đảm bảo được hoạt động của tim.
Loạn nhịp hoàn toàn: cần phải uống thuốc làm loãng máu (kháng đông) nhằm mục đích ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong tim, có thể gây ra đột quỵ não.
5. Phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim
Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, loại bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá.
Ăn các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Đặc biệt, chế độ ăn cần ít muối, chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ.
Duy trì cân nặng lý tưởng.
Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng, 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
Những lời khuyên bổ ích dành cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch: Nên tăng cường ăn thật nhiều các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, và thịt gia cầm bỏ da, đậu và các sản phẩm không có chứa các chất béo. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol như là lòng đỏ trứng, hay các loại thịt đỏ. Nên ăn cắt giảm lượng muối và lượng đường.
Tăng cường ăn thật nhiều các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, và thịt gia cầm bỏ da, đậu và các sản phẩm không có chứa các chất béo để giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Về chế độ luyện tập hàng ngày: Bạn có thể thường xuyên luyện tập một số bộ môn thể thao yêu thích, và quan trọng hơn là phải phù hợp với sức khỏe, tốt nhất là nên duy trì từ 30 - 45 phút mỗi ngày, ở mức độ đều đặn thường xuyên.
Thay đổi lối sống thường ngày: Dừng việc hút thuốc và tránh xa môi trường có chứa nhiều khói thuốc. Duy trì tốt trọng lượng khỏe mạnh, phải giảm cân (nếu có thừa cân, béo phì). Giảm cân sẽ giúp cho việc ổn định lại chỉ số cholesterol và huyết áp.
Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực, chếnh choáng,..., nên ngồi nghỉ ngay tại chỗ, tìm người hỗ trợ và đừng quên việc đến khám và tư vấn chuyên khoa tim mạch khi triệu chứng đó khiến bạn thực sự khó chịu và bị lặp lại nhiều lần.
Học một số phương pháp giúp cho kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim như hít sâu thở chậm sẽ giúp cho việc ổn định lại nhịp tim.
Tham khảo thêm bài viết: Bệnh loạn thần do rượu
Viết bình luận