THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI?
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi là một bệnh khớp do các tổn thương loét ở sụn có gai ở bờ khớp, rất phổ biến ở người cao tuổi. Còn gọi là bệnh thấp khớp thoái hóa vì tổn thương khỏi phát là một hoại tử tại sụn khớp, không có viêm. Phạm vi thoái hóa khớp bao gồm không riêng gì các bệnh thoái hóa của các khớp có sụn mà cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt, đó là các bệnh thoái hóa đĩa khớp (disarthro sis).
NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tổn thương loét ở sụn, đã xuất hiện ở tuổi 30, có khi còn trước nữa và tăng lên đều đặn với tuổi. Gặp hầu hết ở các khớp, nhất là khóp gối. Thường gặp các tổn thương đó ở giữa khớp và ở những vùng bị cọ xát nhiều nhất, ở khớp gối thì tổn thương hay gặp giữa mặt xương bánh chè là nơi chịu đựng nhiều sức ép và cọ xát khi đi ở khớp háng, tổn thương bắt đầu ở phần phía dưới phía trong của đầu xương đùi. Vào tuổi già, các tổn thương nói trên thường là do giảm hàm lượng nước, chondroitin sunfat, giảm tiêu thụ ôxy, táng lắng đọng lipit và keratosunfat. Ngoài tổn thương ăn mòn của các sụn, ở tuổi già còn gặp sự phát triển của vùng can-xi hóa ở sụn, biểu hiện trên kính hiển vi dưới dạng nhiều đường lượn chồng chéo giữa lớp sụn, hiện tượng xơ kín đáo của màng hoạt dịch.
CÁC THOÁI HÓA KHỚP THƯỜNG GẶP VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Thoái khớp háng
Trong một nửa trường hợp thoái khớp háng là hậu quả của biến dạng ở khớp háng như loại biến dạng trật khớp. Loại khớp này di truyền theo nhiễm sắc thể trội ở nữ hơn ở nam và có rất nhiều mức độ từ bán trật khớp đến trật khớp hoàn toàn. Vì loạn sản thường có ở cả 2 bên nên thoái khớp cũng gặp ở hai bên. Trong một số rất ít trường hợp thoái khớp háng là hậu quả của một loại biến dạng khác như lồi ổ cối, biến dạng di chứng của viêm sụn thiếu niên ở đầu xương đùi hoặc tật đùi cong vào (coxa vara).
- Triệu chứng lâm sàng:
Dù tiền phát hay thứ phát, thoái khớp háng đều có những triệu chứng giống nhau, chủ yếu là đau ở đùi và đi lại khó khăn.
Đau: thường ở vùng bên và mặt trước phía trong của đùi. Cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi, vì vậy dễ nhầm với đau dây thần kinh hông to, hoặc đau ở đầu gối. Đau xuất hiện khi đi, nằm nghỉ thì hết đau.
Trường hợp nặng có thể đau cà ban đêm, lúc nghỉ.
Đi khập khiễng: thời gian đi bị rút ngắn dần, các cử động bị hạn chế nhất là khi dạng háng hoặc làm động tác quay. Càng ngày càng khỏ cử động nên bệnh nhân thường để chi ở tư thế đặc biệt, gấp, khép và quay ra ngoài.
Trong các thế nặng bao giờ cũng có teo cơ từ đầu đùi.
- X-quang và xét nghiệm
Chụp thẳng vùng xương chậu và 2 khớp háng sẽ thấy: hẹp đường giữa khớp chủ yếu ở khu vực trên của khớp, ít khi ở vùng giữa lồi xương vùng bờ. Biến dạng cấu trúc của đầu xương đùi và ổ cối.
Về xét nghiệm, không có gì biến đổi. Tốc độ lắng máu bình thường.
- Tiến triển
Tổn thương thoái khớp khi đã xuất hiện thì không tự khỏi được mà vẫn tiến triển từ từ cuối cùng dẫn đến cứng khớp ở tư thế gấp, khép và quay ra ngoài. Không bao giờ dẫn đến dính khớp hoàn toàn, vẫn còn cử động được một chút làm khớp bị đau. Mọi hoạt động nhất là đi lại, bị hạn chế.
- Điều trị
Về nội khoa không có thuốc chữa khỏi được bệnh cũng như ngăn chặn được tiến triển của bệnh mà chỉ có thể làm giảm đau. cần hạn chế đi lại, một ngày cần có nhiều lần nằm nghỉ, khi đi lại nên sử dụng gậy, tránh mang nặng. Để giảm đau, có thể cho 1-3g axetyl salixylic, diclofenac, (Voltaren). Khi không đỡ có thể tiêm axetat hydrococtison vào khớp, oestro-gen tổng hợp. Điều trị bằng suối nước nóng thường có tác dụng tốt.
Về ngoại khoa có thể dùng các thủ thuật, làm dính khớp hoàn toàn đề chống đau. Có thể chỉnh hình khớp bằng phẫu thuật.
2. Thoái khớp gối
Thoái khớp gối có thể thứ phát sau lệch trục khớp vẹo vào trong(varus) hoặc quay ra ngoài (valgus) làm tăng sức đè nặng trên khớp gối ở phía trong (genuvarum) hoặc phía ngoài (genu-valgum). ít khi do loạn sản xương đùi - bánh chè. Cũng có thể xuất hiện sau gãy xương gây loạn dạng khớp hoặc sau tổn thương dây chằng nặng, sau tổn thương sụn chêm, tổn thương sụn do viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhưng trong phần lớn trường hợp, thoái khớp là tiên phát, ở cả 2 bên và chủ yếu ở nữ giới trên 40 tuổi thường có béo bệu, suy tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới.
- Triệu chứng:
Đau khi đi, giảm đau khi nghỉ, thỉnh thoảng có khuỵu gối đột ngột. Khám có thể thấy đầu gối to lên ấn đau ở một số điểm, hạn chế động tác gấp và duỗi đầu gối, khi cử động có thề nghe tiếng ráng rắc. Không có dấu hiệu viêm. Đầu gối trông to hơn bình thường là do phì đại xương bánh chè, các đầu xương có nhiều cục chồi và do lớp mõ’ quanh xương bánh chè. Trong một số trường hợp, màng hoạt dịch viêm, dày lên và cỏ thể có một ít dịch quánh. Khi ấn vùng đầu gối thấy có một vùng rất đau ở mặt trong của mầm chày gần nơi bám của các gân chân mỏng. Nếu ấn vào xương bánh chè đồng thời gấp chân lại có thề gây đau nhói và nghe 1 tiếng rắc. Dấu hiện này chứng tỏ có tổn thương khớp xương đùi - bánh chè.
- X-quang:
Trên phim thấy hẹp đường giữa khớp xương đùi-bánh chè và đường giữa khớp xương đùi-xương chầy, xơ xương thành dải ở các vùng tựa xương chầy-gai xương vùng bờ, chủ yếu ở bờ trên và bờ dưới của xương bánh chè, ở bờ trên của ròng rọc xương đùi bờ bên của mầm chầy, gai chầy-nhìn chung trong khoái khớp giai đoạn đầu, gai xương chủ yếu mọc chung quanh khớp xương đùi-bánh chè. Lúc này phải chụp nghiêng mới thấy.
- Điều trị:
Thoái khớp gối có xu hướng nặng lên dần. Vì đau nên ảnh hưởng rất nhiều đến mọi vận động. Trên cơ sở mạn tính, thỉnh thoảng có đợt viêm bán cấp-cuối cùng cả 2 khớp đều bị.
Điều trị ít kết quả. về nội khoa cần chống béo bệu, hạn chế đi nhiêu, sử dụng axit axetyl salixylic, diclofenac, tiêm vào khớp axetat hydrococtison khi cần. về ngoại khoa, trong một số trường hợp có thể cắt bỏ xương bánh chè, chỉ định trong những thể nặng gây tàn phế, có tổn thương ở khớp xương đùi-bánh chè.
3. Thoái khớp cột sống
Tổn thương ở khớp liên đốt trước hoặc sau. Loại thoái hóa khớp liên đốt trước hay gặp hơn. Tổn thương ở khu trú ở đĩa liên đốt - Đó là một vòng xơ nối giữa hai đốt sống kề nhau, giữa có một nhân (nucleus pulpo- sus) đóng vai trò xương bánh chè giữa hai đốt. Tổn thương thoái hóa ở cả
vòng xơ lẫn nucleus pulposus, làm vòng nứt và nhân thoát ra. Vì phần sau của vòng mỏng hơn nên nhân thoát ra hay đi vào ống tủy sổng vì vậy có thể chèn ép hoặc kích thích các rễ thần kinh. Nhân thòi ra cũng có thể kích thích xung quanh đốt sống làm hình thành gai xương hình mỏ vẹt ở phía trước cũng như hai bên. Thoái khớp liên đốt sau hoặc liên mỏm ít gặp hơn.
- Triệu chứng
Rất hay gặp từ 50 tuổi trở lên, tuổi càng cao càng nhiều, do đĩa liên đốt mau già. Tuy nhiên sự hóa già của khớp nhanh hay chậm cũng còn tùy từng người và có liên quan đến nghề nghiệp, tư thế hằng ngày.
Bệnh nhân kêu đau vùng cột sống, đôi khi theo các rễ thần kinh. Đau cột sống thường xuất hiện buổi chiều, tối, sau một ngày phải đứng nhiều hoặc mang nặng. Nghỉ ngơi sẽ bớt đau. Trên nền đau liên tục âm ỉ, có thể có đợt đau cấp trong vài ngày, kèm theo cứng khớp. Những cơn đau lan ra xa, thường do kích thích rễ thần kinh, hay gặp hơn cả là đau dây thần kinh hông to của thoái hóa khớp thắt lưng, đau vai tay của thoái khớp cổ.
- Triệu chứng
Hẹp khoảng sáng liên đốt, tương ứng với đĩa đệm - gai xương đốt sống trước và bên kiểu mỏ vẹt, móc áo. Hình ảnh XƠ xương của mầm đốt sống. Đôi khi có hình ảnh của một đốt sống trượt nhẹ ra sau do dồn ép nhân đĩa. Thoái khớp liên mỏm cũng có những dấu hiệu tương tự (hẹp khớp, xơ xương vùng mỏm phì đại gai xương) nhưng thường hình ảnh khó thấy rõ trên phim.
- Các thể bệnh theo định khu
Thoái khớp thắt lưng: rất hay gặp. Biểu hiện bằng một hội chứng đau vùng thắt lưng khi mệt có thể thành cơn đau thắt lưng cấp hoặc hội chứng chèn ép rễ thần kinh do thoát đĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn. Các rễ thần kinh L5 và S1 vốn to lại chui qua một rãnh liên đĩa mỏm tương đối hẹp, nên rất dễ bị tổn thương. Do bị chèn ép hoặc kích thích nên hay gây đau rễ dây thần kinh hông.
Thoái khớp lưng: biểu hiện bằng đau vùng lưng nhất là khi đã mệt, thỉnh thoảng cũng có trường hợp đau lan ra phía dây thần kinh liên sườn. Trên phim nghiêng có thể thấy các đĩa dây thần kinh mỏng đi và có gai xương phía trước. Do đĩa hay bị dẹt phía trước nên hay gây gù lưng.
Thoái khớp cổ rất hay gặp ở người trung niên trở lên, biểu hiện bằng đau hạn chế cử động vùng cổ tay gây chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh vùng đó. Từng thời gian có cơn đau vượng lên thành vẹo cổ. Hạn chế động tác ở cổ nhất là nghiêng bên - ấn vào phần dưới của các rãnh trước vùng cổ hay gây đau. Chụp X-quang cho thấy các tổn thương thoái khớp tập trung vào đoạn cổ dưới, nhất là giữa C5, C6 và C7. Biến chứng chính của thoái khớp cổ là đau rễ thần kinh cổ - tay.
- Điều trị
Về nội khoa cho các thuốc giảm đau, lưu huỳnh, iod, oestrogen, suối nước nống.
Ngoài ra cần nghỉ ngơi trên giường trong khi có cơn đau rễ thần kinh cấp. Cố định đoạn cột sống đau. Đối với một số ca thoái khớp vùng thắt lưng - vùng cùng nặng, có chỉ định làm cứng khớp bằng phẫu thuật. Các phương pháp nắn bóp và kéo cột sống trên bàn chuyên khoa có thể đem lại kết quả tốt, nhất là với thoái khớp cổ.
Xem thêm các bệnh lý khác tại đây