Mediplantex

ANTIDICOPD - KẾT HỢP HIỆU QUẢ DÀNH CHO BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH

ANTIDICOPD - KẾT HỢP HIỆU QUẢ DÀNH CHO BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH

AntidiCOPD là sự kết hợp hai thảo dược có hoạt tính cao: Sophora flavescens (Dã hòe/ Khổ sâm) và Dracaena cambodiana (Huyết giác/ Xó nhà).

1. Sophora flavescens (Cây dã hòe/ Khổ sâm)

KHỔ SÂM

1.1. Mô tả cây, phân bố 

Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen.

Cây khổ sâm cho lá mọc hoang và được trồng khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Còn cây khổ sâm cho rễ thì có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Lào Cai cũng đang trồng giữ giống.

1.2. Bộ phận dùng 

Tên gọi của từng loại khổ sâm đặc trưng cho bộ phận của cây dùng làm vị thuốc. Khổ sâm cho lá thì lá là bộ phận dùng, còn khổ sâm cho rễ thì thu rễ làm vị thuốc.

1.3. Thành phần hóa học 

Trong rễ Khổ sâm có các alkaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d-isomatrin; flavomoid: kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C, flavonoid; hoa chứa tinh dầu.

1.4. Tác dụng dược lý của khổ sâm cho lá 

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, lợi niệu, sát trùng.
  • Chủ trị: Chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da…

Theo y học hiện đại:

  • Chống oxy hóa, chống viêm, giúp giảm đau, chống dị ứng.
  • Làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch và hỗ trợ làm hạ lipid máu.
  • Loại bỏ đờm trong họng, đồng thời làm giảm triệu chứng hen suyễn.
  • Nước sắc dược liệu được cho là có tính kháng khuẩn khá mạnh. Có khả năng ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ. Cùng với đó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại nấm ngoài da.

1.5. Tác dụng dược lý của khổ sâm cho rễ 

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Lợi thấp nhiệt, bổ đắng.
  • Chủ trị: Hoàng đản, sốt cao, viêm tai giữa cấp và mãn tính, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiệt lỵ, tiêu chảy, sán lãi, lở ngứa…

Theo y học hiện đại:

  • Một số hoạt chất có trong rễ khổ sâm có thể ngăn cản việc tổng hợp protein từ vi khuẩn nên có thể ức chế hoạt động của chúng.
  • Dẫn xuất matrin có trong dược liệu được cho là đem lại tác dụng chống viêm, đồng thời ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể.
  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất D-matrin còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra dược liệu còn có thể làm tăng thời gian dẫn truyền tim, làm giảm kích thước cơ tim và hạ thấp nhịp tim.
  • Sử dụng nước sắc từ dược liệu còn hỗ trợ làm tăng lượng bạch cầu trong cơ thể.
  • Một số thành phần dược chất có trong dược liệu có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh máu trắng.
  • Oxy matrin có trong dược liệu còn có thể ức chế sự mất kết hạt của tế bào mastocyt nhờ đó mà khổ sâm được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng hay viêm da tiếp xúc.

1.6. Công dụng 

Trong các nghiên cứu trên động vật, alkaloid matrine có tác dụng giãn phế quản tương đương aminophylline, methylxanthine. Oxymatrine có tác dụng ức chế giải phóng histamin ở chuột. Sophocarpine đã được chứng minh có tác dụng chống ho, ức chế phản ứng ho, trong khi đó các hợp chất flavone của nó có tác dụng long đờm

2. Dracaena cambodiana (Cây Huyết giác/ Xó nhà)

AntidiCOPD

2.1. Mô tả cây, phân bố 

Huyết giác là một cây thuốc quý, là loại cây nhỡ, cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.

Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở Việt Nam cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

2.2. Bộ phận dùng

Bộ phận được sử dụng là phần lõi màu đỏ bên trong thân cây già đã phơi khô, sấy hoặc cây đã chết được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh.

2.3. Thành phần hóa học 

Trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofoc và benzen. Khi được thử nghiệm với kiềm thì màu đỏ vàng của huyết giác ban đầu chuyển sang màu cam.

2.4. Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền:

   • Tác dụng: chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.

Theo nghiên cứu Y học hiện đại:

   • Chống đông máu: dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên giúp phòng ngừa sự hình thành huyết khối thực nghiệm.

   • Giúp kháng khuẩn: trong thí nghiệm trên ống kính dịch chiết từ cây huyết giác có tác dụng ức chế một số loại nấm gây bênh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

   • Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dịch huyết giác có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy và áp suất giảm.

   • Thí nghiệm trên thỏ: dịch huyết giác làm giảm hàm lương glycopen trong gan và tăng lượng lgG và lgA trong máu.

   • Thí nghiệm trên hệ mạch tai thỏ, dịch huyết giác có tác dụng làm giãn mạch.

2.5. Công dụng 

Cây Huyết giác có tác dụng chống viêm, thông huyết ứ, thông mạch, định thống, tăng tưới máu tới phổi, giảm áp lực của mạch máu phổi, giảm biến chứng suy tim phải ở bệnh nhân mắc COPD.

AntidiCOPD - Sự kết hợp hoàn hảo cho bệnh hô hấp mạn tính

Sự kết hợp Sophara flavescens và Dracaena cambodia tạo ra cao AntidiCOPD là giải pháp đã được các Dược sĩ nghiên cứu cho nhóm bệnh nhân bị bệnh mạn tính như Hen phế quản, Viêm phế quản mạn, hen COPD giúp giảm Đờm, ho, khó thở.

3. Sản phẩm hỗ trợ giảm đờm, ho, khó thở Bảo Phế Plus 

Cao AntidiCOPD được kết hợp với các dược liệu quý như Lá hen, Cốt khí củ có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, giãn phế quản,... và các chất chống oxy hóa như alpha Lipoic acid, L - Carnitine tạo ra sản phẩm Bảo Phế Plus.

Bảo Phế Plus là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chuyên dùng cho các trường hợp bị viêm đường hô hấp, khó thở, ho khan, ho đờm, viêm phế quản, viêm phổi.

3.1. Thành phần

Bảo phế Plus chứa các thành phần: 

Cao AntidiCOPD

 

(Sophora flavescens, Dracaena cambodiana)    ....

350 mg

Cao Cốt Khí Củ   ....................................................

150 mg

L-Carnitine Fumarate   ...........................................

100 mg

Cao Lá Hen     ........................................................

50 mg

Acid Alpha Lopoic    ...............................................

25 mg

Magie    ..................................................................

16 mg

3.2. Công dụng 

  • Phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc; hỗ trợ giảm tái phát và biến chứng trong trường hợp: viêm phế quản mạn, hen (suyễn), phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD.
  • Hỗ trợ giảm: ho, khạc đờm, khó thở; Giúp thở dễ hơn ở người có bệnh đường hô hấp.

3.3. Đối tượng sử dụng

  • Người mắc phải các triệu chứng như: khó thở, ho khan, ho có đơm.
  • Người bị viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, sống trong môi trường có nhiều chất độc hại, không khí bị ô nhiễm.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá.

3.4. Cách dùng

  • Người bị 1; 2 hoặc cả 3 triệu chứng: ho, khạc đờm (đàm), khó thở.
  • Người bị hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mạn tính: hút thuốc, làm việc trong môi trường độc hại, khói, bụi.
  • Các trường hợp khó thở do mắc các bệnh lý đường hô hấp khác: viêm phổi, viêm phế quản co thắt.

Xem thêm bài viết tương tự: LÁ HEN – BÀI THUỐC ĐẶC TRỊ ĐỜM, HO, KHÓ THỞ CHO BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH HÔ HẤP MẠN TÍNH

Đang xem: ANTIDICOPD - KẾT HỢP HIỆU QUẢ DÀNH CHO BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng