Mediplantex

Hải trung kim: Vị thuốc quý trong rừng

Hải trung kim: Vị thuốc quý trong rừng

CÂY HẢI TRUNG KIM – VỊ THUỐC QUÝ TRONG RỪNG

Hải trung kim là một trong những cây thuốc thuộc họ bòng bong, được nhân dân ta sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Vậy vị thuốc nam này có công dụng gì và có thể sử dụng như thế nào?

1. CÁCH NHẬN BIẾT ĐÚNG 

1.1 Tên gọi

Tên khoa học: Lygodium flexuosum Sw. (viết tắt: L. flexuosum),

Tên khoa học khác:

  • Hydroglossum flexuosum (L.) Willd.
  • Ophioglossum flexuosum L.
  • Ramondia flexuosa (L.) Mirb.

Họ: Bòng bong (Schizaeaceae)

Tên gọi phổ biến:

  • Việt nam: bòng bong, thòng bong, dương vong, thạch vĩ dây, dương xỉ leo
  • Trung Quốc: qu zhou hai jin sha (曲軸 海金沙)
  • Ấn Độ: kopow-lota
  • Malaysia: akar sidin; ribu-ribu gajah

1.2 Nguồn gốc 

Là một loài dương xỉ leo, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Đại Dương (theo India Biodiversity Portal, 2019, phổ biến ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Bhutan, miền tây nước Úc, Queensland (một bang của Úc)… Ngoài phạm vi bản địa này, cây cũng được tìm thấy ở Nigeria và Guyana. 

Hải trung kim

Phân bố địa lý của cây 

1.3 Hình dáng đặc điểm

Hải trung kim

Cây thân thảo sống trên cạn, có thân rễ bò dài, màu nâu, mọc leo, ở gốc có rễ dạng sợi.

Hải trung kim

Thân cây bao gồm cả các thân leo (rachis) phát sinh từ các thân ngang (thân và thân rễ) trên và dưới mặt đất. Đỉnh của thân rễ phủ một lớp lông màu nâu sẫm đến gần đen.

Hải trung kim

Lá có màu xanh lục nhạt, cuống mập, có lông tơ ở mặt trên; lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang (bao tử nang) ở mép.

Hải trung kim

Hải trung kim

Các bao tử nang 4 mặt, trắng xám hơi vàng

Hải trung kim

Là một loài dương xỉ và dương xỉ không có hoa.

Hải trung kim

Cây sinh sản bằng bào tử, thông quan thân rễ và bằng cách phân lớp ngoằn nghoèo. Các túi bào tử hình thành ở mặt dưới của lá chét con. Các túi bào tử là những đốm nổi lên màu nâu sẫm dọc theo rìa của các bao tử nang.

1.4 Nơi có thể thu hái

Cây mọc hoang ở nơi thoáng, thường leo trên các cây khác ở bụi rậm, bờ rào. Cây mọc ở vùng đất thấp và có độ cao lên đến 1000 mét (đồi núi), không phải trong rừng thường xanh râm. Cây có thể thu hái gần như quanh năm. Cây sống nhiều năm và sinh trưởng mạnh vào mùa nắng.

Tại Trung Quốc, cây được thu hoạch vào mùa thu khi bào tử chưa rụng. Thông thường, khi chưa khô sương vào sáng sớm, ngày nắng, thu hoạch lấy thân và lá, cho vào rổ có lót giấy hoặc vải, phơi ở nơi kín gió, dùng tay nhào và lắc đều để bào tử bám trên lá rụng đi rồi rây mịn. Sau đó loại bỏ thân và lá, chỉ sử dụng bao tử nang.

2. CÁCH BÀO CHẾ THUỐC

2.1 Bộ phận dùng

Tại Việt Nam, sử dụng cả dây mang lá (Herba Lygodii.)

Tại Trung Quốc, sử dụng bao tử nang.

2.2 Chế biến

Phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.

Hải trung kim

Cây khi phơi khô

3. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

3.1 Công dụng

Theo tài liệu y học cổ, cây có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh. Quy kinh lạc bàng quang, ruột non, gan, thận. Có tác dụng thông thủy, nhuận phế, thường dùng phối hợp với hoạt thạch, sậy đá, mã đề để trị nhiệt, cát, huyết, an thai.

Tại Việt Nam, nhân dân ta dùng với công dụng sau:

  • Chữa thông tiểu, đái buốt, đái khó, đau
  • Chữa vết loét, vết thương, mụn rộp
  • Chữa vết thương phần mềm

Tại Trung quốc, cây được dùng để chữa:

  • Phong thấp tê bại
  • Bầm tím
  • Viêm đường tiết niệu, đái buốt, tích niệu
  • Tiểu ra máu
  • Phù thũng
  • Kiết lỵ
  • Mụn nhọt sưng tấy,
  • Hắc lào
  • Chấn thương chảy máu.
  • Sưng hạch
  • Thải sỏi

Ngoài ra, bao tử nang của cây còn là nguyên liệu chính của lại trà thảo mộc nổi tiếng “Jadobao”.

Theo một số tài liệu, nhân dân ở các nơi trên thế giới còn dùng để chữa:

  • Vàng da
  • Lậu
  • Chảy máu dạ dày
  • Làm thuốc long đờm
  • Rễ tươi được sử dụng bên ngoài như một phương pháp điều trị bệnh thấp khớp, bong gân, ghẻ, chàm, các vết thương và được báo cáo là đặc biệt hữu ích trong việc chữa các vết thương.

3.2 Cách dùng

Chữa thông tiểu tiện, tiểu khó, tiểu buốt, đau. Cách dùng: Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc lấy 60- 90g hải trung kim sắc với nước, có thể cho thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày.

Chữa vết loét, vết thương, mụn rộp loang vòng. Cách dùng: Dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp vào các vết thương.

Chữa vết thương phần mềm. Đầu tiên rửa vết thương bằng bài thuốc sau: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong, cho phèn phi vào, đánh tan, đem lọc rồi rửa vết thương.

Sau khi rửa vết thương, băng bằng bài thuốc sau: Lá mỏ qua tươi (cudrania cochinchinensis) rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả hai bên. Ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng 1 lần.

Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc gồm: Lá mỏ quạ tươi và lá hải trung kim hai thứ bằng nhau, giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng 1 lần; 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tươi, lá hải trung kim, lá hàn the ba vị bằng nhau, giã nát, đắp lên vết thương nhưng 2-3 ngày mới thay băng 1 lần.

Điều trị vàng da. Cách dùng theo các bộ lạc Kadar ở Tây Nam Ghats của Ấn Độ: Dùng nước lá thoa lên khắp người trong 7 ngày.

Chữa đau nhức xương khớp. Cách dùng: Lấy 30g thân và lá cây hải trung kim, giã lấy nước cốt rồi hòa với nước ấm để ngâm mình.

Hải trung kim

Là một vị thuốc quen thuộc được nhân dân sử dụng

3.3 Tác dụng phụ 

Đã có báo cáo về các triệu chứng khó chịu nghiêm trọng như tê lưỡi, buồn nôn, chóng mặt, ớn lạnh, đi tiểu thường xuyên… sau khi 150g hải trung kim. Chính vì thế, khi sử dụng cây đặc biệt là đường uống, bạn phải hết sức thận trọng. Các bài thuốc trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào.

Ngoài ra, do cây có giá trị cao và khan hiếm (do khai thác quá mức) nên một số người bán đã trộn lẫn lộn các loại lá giống nhau, rất khó nhận biết, bạn cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp để tránh mua phải dược liệu bị pha trộn kém chất lượng.

 

Mua sản phẩm có chứa Hải trung kim tại đây.

Đang xem: Hải trung kim: Vị thuốc quý trong rừng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng