1. Giới thiệu chung về cây lá hen
1.1. Đặc điểm hình thái
Cây lá hen hay còn gọi là cây bồng bồng, nam tỳ bà,... có tên khoa học là Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ thiên lý.
Cây Bồng Bồng là cây nhỏ, cao 2 – 3m. Thân đứng, phân nhiều cành. Vỏ thân lúc non khía rãnh, màu vàng nhạt, vỏ già màu xám trắng. Cành phủ lông dạng phấn, trắng như bông.
Lá mọc đối có phiến dày, mép nguyên, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, gốc hình tim, đầu tù hơi nhọn. Ở gốc lá, mặt trên có tuyến và một hàng lông màu vàng nâu.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành xim gồm nhiều tán, hoa màu trắng.
Quả hình giáo, thuôn nhọn dần về phía đầu, chứa nhiều hạt có mào lông. Toàn cây có nhựa mủ.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.
1.2. Khu vực phân bố
Cây lá hen phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Cây lá hen thường mọc hoang hóa khắp nơi, nhiều nhất ở các tỉnh miền ven biển và hải đảo. Nhiều nơi còn gọi cây này là cây bàng biển.
Cây có chiều cao tương đối lớn thường từ 5 đến 7 mét.
1.3. Bộ phận dùng
Các bộ phận thường dùng của cây Bồng bồng là lá bánh tẻ, nhựa, vỏ thân và vỏ rễ.
1.4. Cách thu hái, chế biến
Lá hen thu hái quanh năm. Do lá có lông nên đen về phải dùng khăn ướt lau sạch lông, sau đó đem phơi khô hoặc sao khô để làm thuốc.
2. Công dụng của cây lá hen.
Dựa theo kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại. Cho đến nay đã chứng minh được các công dụng của cây lá hen như:
- Điều trị bệnh hen suyễn
- Điều trị COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
- Điều trị viêm phế quản mãn tính
- Giảm triệu chứng khó thở do bệnh gây nên
3. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của cây lá hen
3.1. Tác dụng chống viêm
Năm 2011, các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu: “Tác dụng ức chế của dịch chiết rễ cây lá hen lên viêm đường thở gây bởi Ovalbumin và viêm gây ra bởi Acid Arachidonic ở mô hình chuột với bệnh hen suyễn.” trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science. Tác dụng chống viêm của Lá hen đã được so sánh với tác dụng của liều tiêm phúc mạc dexamethasone 1mg/kg, Indomethacin 10mg/kg và montelukast 10mg/kg.
Kết quả cho thấy, Lá hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, và bạch cầu trung tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra thành phần hoạt chất quan trọng trong lá hen là α-và β-amyrin, giúp làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase (Leukotriene là các chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản). Việc làm giảm Leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Đồng thời, cơ chế chống viêm của lá Hen được xác định tương tự như Dexamethasone - một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh.
α,β-amyrin là hoạt chất trong lá hen có tác dụng làm giãn phế quản
α,β-amyrin cũng có tác dụng ức chế làm giảm interleukin-6 (IL-6) 1 chất gây viêm được sản sinh nhiều ở bệnh nhân mắc covid-19.
3.2. Tác dụng chống oxy hóa
Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trực tiếp phổi mà còn kích hoạt cơ chế gây viêm và đóng vai trò trong nhiều quá trình bệnh sinh phức tạp của các bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản mạn tính…
Các nghiên cứu của Singh và cộng sự, 2010; Amit và cộng sự, 2010; Jayakumar và cộng sự, 2010…đã chứng minh lá Hen có tác dụng chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do. Qua đó, lá Hen giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.
Nhờ các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa kể trên, cây lá hen được coi là dược liệu “khắc tinh” đối với các bệnh đường hô hấp có tình trạng viêm mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
Xem thêm bài viết tương tự: TÁO TA VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ