
Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon. Theo y dược học hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương. Y dược học cổ truyền thường dùng uất kim làm thuốc. Uất kim chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm monoterpen, carbonhydrat, caroten, chất vô cơ...
Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản... Hằng ngày dùng 6 - 12g. Dùng sống hoặc sắc lấy nước.
Uất kim có tác dụng gì?
Khi bạn bị thương ngoài da mà vết thương ấy lâu lành, bạn có thể nhổ lấy một ít UK tươi (củ tươi có màu trắng bột), giã nát rồi đắp lên thì lớp da non sẽ mau lên hơn (loại củ tươi này nó sệt như thịt củ khoai từ, mát lạnh và rất tốt cho da tổn thương, khi đắp lên thì có cảm giác mát dịu, rất dễ chịu).
So với khương hoàng (tức thân rễ cây nghệ mà ta hay gọi là củ) thì UK cũng có nhiều công dụng tương tự. Tuy nhiên, vị thuốc này vẫn có những chức năng nổi trội riêng của nó.
Theo y học cổ truyền, uất kim có vị cay đắng nhưng cũng hơi ngọt và có tính mát. Nói đến UK là nói đến khả năng tác động khí huyết, giúp khí huyết lưu thông (“hành khí”) và đồng thời hóa giải uất kết (phá ứ). Vì vậy, với trường hợp khí huyết uất trệ làm cho bụng và sườn đau nhức thì có thể dùng vị thuốc này.
Không chỉ thế, uất kim còn giúp mát máu và điều trị các chứng như chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu, điên cuồng và bệnh nhiệt hôn mê. Liều lượng cho mỗi ngày là từ 2 – 10 g rễ củ nghệ (UK) phơi khô, sắc lấy nước hoặc tán bột uống.
Đặc biệt, củ nghệ thực thụ không chỉ giúp tiêu ứ, thông mật mà còn điều trị được các bệnh chứng kèm theo như: buồn nôn, đau tức ngực, chán ăn uống, rối loạn kinh nguyệt và vàng da (hoàng đản). Với các chứng này thì liều dùng thông thường là từ 3 – 8 g mỗi ngày, sắc lấy nước hoặc tán bột uống.
Lưu ý
Đối tượng cần tránh: Với những người cơ thể suy nhược, âm hư và không có ứ trệ thì không nên dùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng và trong từng trường hợp cụ thể, các bệnh nhân nên hỏi thêm ý kiến thầy thuốc để có hướng dẫn phù hợp nhất.
Trong kết hợp: Không nên dùng uất kim chung với đinh hương và mẫu đinh hương.
Tham khảo thêm bài viết Vị thuốc quý ngũ vị tử: Những điều cần biết để biết thêm thông tin.