Nghiên cứu khoa học

Báo cáo khoa học về Phylamin - Đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia

Báo cáo khoa học về Phylamin - Đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ PHYLAMIN - ĐỀ TÀI CẤP QUỐC GIA

Phylamin là dược chất được chiết từ một loài thực vật giống mới có tên khoa học là Azolla Microphylla (tên một loại bèo hoa dâu). Bột Phylamin có mầu nâu sẫm, vị mặn, có mùi đặc trưng. Các kết luận chính từ nghiên cứu:

  • Phylamin có tác dụng tăng cân, tăng trương, tăng thể lực.
  • Phylamin hoạt hóa đại thực bào và các lympho bào do tăng cường khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u.
  • Phylamin an toàn khi sử dụng, chưa có phát hiện nào về tác dụng phụ và tương tác thuốc kể cả khi bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài.

► Trích báo cáo của Mediplantex

Tập thể nghiên cứu:

  • GS. TSKH Lê Thế Trung
  • GS. TSKH Trần Đức Thọ
  • GS. TSKH Trần Văn Hanh
  • TS. Trần Thanh Dương, PGS. TS Lê Văn Thảo và các cộng sự.

VÀI NÉT VỀ PHYLAMIN

1. Quá trình nghiên cứu Phylamin

  • 1982 - 1987: Nghiên cứu thăm dò.
  • 1988 - 1990: Nghiên cứu tiền lâm sàng.
  • 1990 - 1991: Nghiên cứu lâm sàng trên người cao tuổi.
  • 1991 - 1995: Nghiên cứu lâm sàng trên người ung thư.
  • 1996 - 1998: Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ dự phòng, hỗ trợ điều trị ung thư.
  • 1998 - 2002: Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng vô sinh với người bị suy giảm tinh trùng.

2. Nguồn gốc Phylamin

  • Phylamin là dược chất được chiết từ một loài thực vật giống mới có tên khoa học là Azolla Microphylla (tên một loại bèo hoa dâu). Ký hiệu giống A'87.
  • Bột phylamin có màu nâu sẫm, vị mặn, có mùi đặc trưng của phylamin.

Phylamin chiết từ Azolla Microphylla

Hình ảnh: Azolla Microphylla

3. Thành phần hóa học

Phylamin chứa một lượng lớn, phong phú các hoạt chất:

  • Flavonoid, Phytosterol, glucoza.
  • Vitamin nhóm B, nhóm C, betacaroten, ...
  • 16 acid amin.
  • Các nguyên tố vi lượng

Bảng: Hàm lượng kim loại nặng trong phylamin

Kim loại nặng
(ppm)
PhylaminGiới hạn cho phép
Trung bình+/-MaxMin
Cd0,0520,0100,070,04 
Hg0,5210,3221,130,190,5
Pb1,6941,2383,650,1010
As5,6801,5477,272,775

* GHCP theo ASEAN, 1995 và Malaysia, 1999 đối với dược liệu cổ 

Kết luận: Kết quả phân tích kim loại nặng cho thấy hàm lượng chì (Pb) dưới giới hạn cho phép đối với dược liệu cổ truyền. Tuy nhiên cần lưu ý đến hàm lượng Hg và As. Theo một số nguồn tài liệu, liều lượng tối đa Asen (As) có thể chấp nhận ở người là 0,05 mg/kg thể trọng/ngày và với liều dùng như hiện nay thì chưa đáng ngại.

Bảng: Hàm lượng acid amin có trong phylamin

Acid aminBột phylamin (n=7)Acid aminBột phylamin (n=7)
Trung bình+/-MaxMinTrung bình+/-MaxMin
Gam / 100 gam proteinGam / 100 gam protein
Met0,4150,070,5230,313Val1,4290,392,0981,172
His0,7170,110,8200,545Ser1,6980,392,2781,192
Arg0,6550,271,0950,369Leu1,7240,362,3521,469
Tyr1,0880,221,3040,717Ala2,1930,633,2791,716
Isole1,1070,241,5210,916Pro2,1700,372,5621,568
Phe1,1050,181,3540,868Gly2,2590,322,6701,947
Thr1,1690,101,2781,064Asp2,8960,453,6182,427
Lys0,7440,191,0440,545Glut16,9534,1721,6810,23

 

Nhận xét: Hàm lượng acid amin trong phylamin rất phong phú, đa dạng, chứa đầy đủ các acid amin quan trọng của cơ thể.

Bảng: Hàm lượng các nguyên tố vi lượng có trong phylamin

Acid aminBột phylamin (n=7)Acid aminBột phylamin (n=7)
Trung bình+/-MaxMinTrung bình+/-MaxMin
Ag0,0200,0100,030,01Th0,1820,1450,440,02
Be0,0360,0170,070,02Ga0,9040,2951,450,50
W0,0560,0290,110,02Sn0,9821,002,980,42
Sb0,0560,2070,130,03Li1,7881,3374,310,68
Se0,1180,0170,150,10Co1,4700,7592,830,74
U0,1200,0420,180,05V1,5701,0423,390,55
Sc0,1700,1010,370,04Cr1,9400,9913,250,64
Mo2,3342,1256,490,79B48,3019,0475,6727,1
Cu9,4586,77517,193,02Mn423,3158,4672211,43
Ti15,548,0128,375,89Al746,8589,5176743,31
Sr22,243,9629,6118,52Fe797,3449,31614284,01
Ba20,976,3130,2311,40Ca1232,6543,62277800,94
Zn24,2912,5438,306,39Mg3180,2101151482322,5

*Đơn vị tính: mg/kg

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

1. Nghiên cứu tác dụng phylamin hỗ trợ điều trị ung thư bằng xạ trị

  • Địa điểm: Khoa u bướu - Bệnh viện Thanh Nhàn.
  • Người thực hiện: PGS.TS Lê Văn Thảo, BS. Trần Đăng Khoa.
  • Nhóm chức (không sử dụng phylamin): 40 bệnh nhân (BN)
  • Nhóm sử dụng phylamin: 40 BN được điều trị xạ trị Cobalt 60 phối hợp thuốc phylamin.
  • Theo dõi trong 3 năm.
Kết quả theo dõi:

Bảng: Trọng lượng cơ thể

NhómSố bệnh nhân
TăngGiữ nguyênGiảm
Nhóm chứng8/403/4029/40
Nhóm dùng phylamin31/403/406/40

 

Nhận xét:

  • Nhóm chứng sử dụng phylamin kết hợp khi chiếu xạ Cobalt 60 có 31/40 người tăng cân, trung bình tăng 1,2 kg/người.
  • Nhóm chứng có 29/40 người giảm cân, trung bình giảm 0,95 kg/người.

 

Bảng: Sự thay đổi Lympho T

Nhóm Số bệnh nhân
TăngGiữ nguyênGiảm
Nhóm chứng14/400/4026/40
Nhóm dùng phylamin32/401/407/40

 

Nhận xét:

  • Nhóm chứng sử dụng phylamin có 32/40 người tăng lympho T, trung bình tăng 5,4/người khi điều trị trên bệnh nhân ung thư được chiếu xạ.
  • Nhóm chứng có 26/40 người giảm lympho T, trung bình giảm 2,55/người.

 

Bảng: Protid toàn phần

Nhóm Số bệnh nhân
TăngGiữ nguyênGiảm
Nhóm chứng4/4026/4010/40
Nhóm dùng phylamin28/402/4010/40

 

Nhận xét: Dùng phylamin làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng protid toàn phần, tăng lympho T trong máu ngoại vi. Các yếu tố nói trên nói lên sự tăng cường khả năng miễn dịch, nâng đỡ thể lực của cơ thể, góp phần tích cực trong điều trị ung thư, hạn chế sự tái phát và di căn trong điều trị.

2. Nghiên cứu tác dụng phylamin trên bệnh nhân ung thư

  • Địa điểm: Bệnh viện ung bướu Hà Nội, khoa tai - mũi - họng viện 103, khoa máu - độc xạ viện 103.
  • Thời gian 3 - 5 năm.
  • Người thực hiện: GS. TSKH Lê Thế Trung, GS. TSKH Trần Văn Hanh, PGS.TS Lê Văn Thảo và cộng sự.
  • Bước thực hiện: Khảo sát tác dụng của phylamin trên bệnh nhân, đánh giá kết quả dựa trên một số thông số: protein máu, tiểu cầu, lympho T trong máu, thời gian sống thêm.
Kết quả theo dõi:

Biểu đồ: Kết quả theo dõi tại bệnh viên u bướu Hà Nội

Phylamin làm tăng thời gian sống của bệnh nhân ung thư

Nhận xét: Sử dụng phylamin làm tăng thời gian sống của bệnh nhân ung thư.

 

Bảng: Kết quả theo dõi tại bệnh viện 103

Khoa theo dõiNhóm đối tượngSau 3 nămSau 5 năm
Khoa tai - mũi - họng
(bệnh nhân ung thư vòm họng)
Dùng phylamin N=644840
Không dùng phylamin N=20114
Khoa máu - độc xạ
(bệnh nhân ung thư hạch)
Dùng phylamin N=15 5
Không dùng phylamin N=12 1

 

Nhận xét: Bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ sống sau 5 năm ở nhóm bệnh nhân ung thư vòm họng được xạ trị có dùng phylamin hỗ trợ điều trị là 62% so với 20% của nhóm chứng không dùng phylamin. Ở nhóm bệnh nhân ung thư hạch được dùng tia xạ và hóa chất có dùng phylamin là 33,3% so với 8,3% ở nhóm không dùng phylamin. Sử dụng phylamin làm tăng thời gian sống trên bệnh nhân ung thư.

KẾT LUẬN

Các kết luận chính từ nghiên cứu:

  • Phylamin có tác dụng tăng cân, tăng trương, tăng thể lực.
  • Phylamin hoạt hóa đại thực bào và các lympho bào do tăng cường khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u.
  • Phylamin an toàn khi sử dụng, chưa có phát hiện nào về tác dụng phụ và tương tác thuốc kể cả khi bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài.

Đang xem: Báo cáo khoa học về Phylamin - Đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng