
1. Nghiên cứu lâm sàng 1
Mục tiêu: Để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống đối với chức năng nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ đến trung bình.
Thử nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược được tiến hành trên 240 bệnh nhân mắc Alzheimer mức độ nhẹ đến trung bình có tình trạng bệnh ổn định trong khi điều trị bằng thuốc ức chế acetylcholine esterase và có thang điểm Mini-Mental State Examination (MMSE) là 15 điểm trở lên. Chia bệnh nhân thành 2 nhóm và nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng và 12 tháng.
+ Nhóm 1: Chỉ sử dụng giả dược.
+ Nhóm 2: Bổ sung hàng ngày 1,7 g axit docosahexaenoic (DHA) và 0,6 g axit eicosapentaenoic (EPA).
Kết quả chính được đánh giá dựa vào test MMSE, thang đánh giá bệnh Alzheimer (ADA) theo Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ,
Kết quả phụ được đánh giá trên Thang điểm sa sút trí tuệ lâm sàng (CDR), tính an toàn và khả năng dung nạp của việc bổ sung axit béo omega-3 và xác định chỉ số huyết áp.
Kết quả:
Một trăm bảy mươi bốn bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm.
- Ban đầu, các giá trị trung bình cho CDC, MMSE và ADA trong 2 nhóm ngẫu nhiên là tương tự nhau.
- Sau 6 tháng, sự suy giảm chức năng nhận thức theo đánh giá của 2 thang điểm MMSE, ADA không có sự khác biệt giữa các nhóm.
Tuy nhiên, trong một phân nhóm (n = 32) bị rối loạn chức năng nhận thức rất nhẹ (MMSE> 27 điểm), tỷ lệ suy giảm MMSE giảm đáng kể (P <0,05) đã được quan sát thấy ở nhóm được điều trị bằng axit béo omega-3 so với nhóm nhóm giả dược.
Kết luận: Sử dụng axit béo omega-3 ở bệnh nhân Alzheimer nhẹ đến trung bình không làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức theo MMSE hoặc ADA. Tuy nhiên, các tác dụng tích cực đã được quan sát thấy ở một nhóm nhỏ bệnh nhân bị Alzheimer rất nhẹ (MMSE> 27 điểm).
2. Nghiên cứu lâm sàng 2
Mục tiêu: Để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung omega3 trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân Alzheimer mắc bệnh nhẹ đến trung bình đối với các triệu chứng tâm thần và hành vi, chức năng hàng ngày.
Thử nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược được tiến hành trên 204 bệnh nhân mắc Alzheimer mức độ nhẹ đến trung bình có tình trạng bệnh ổn định trong khi điều trị bằng thuốc ức chế acetylcholine esterase và có thang điểm Mini-Mental State Examination (MMSE) là 15 điểm trở lên. Chia bệnh nhân thành 2 nhóm và nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, sau 6 tháng, cả 2 nhóm được bổ sung omega-3 trong 6 tháng nữa.
- Nhóm 1: Chỉ sử dụng giả dược
- Nhóm 2: Bổ sung hàng ngày 1,7 g axit docosahexaenoic (DHA) và 0,6 g axit eicosapentaenoic (EPA)
Kết quả chính được đánh giá dựa vào test MMSE, thang đánh giá bệnh Alzheimer (ADA) theo Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ.
Kết quả phụ được đánh giá trên Thang điểm sa sút trí tuệ lâm sàng (CDR), tính an toàn và khả năng dung nạp của việc bổ sung axit béo omega-3 và xác định chỉ số huyết áp.
Các triệu chứng tâm thần kinh được đo bằng Bộ đánh giá trạng thái thần kinh (NPI) và Thang đo trầm cảm Montgomery Asberg (MADRS), thang DAD cũng được đánh giá.
Kết quả:
Một trăm bảy mươi bốn bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm
Kết quả cho thấy hiệu quả bổ sung omega3 ở bệnh nhân AD nhẹ đến trung bình không dẫn đến tác dụng rõ rệt đối với các triệu chứng tâm thần kinh ngoại trừ tác dụng tích cực có thể xảy ra đối với các triệu chứng trầm cảm (đánh giá bằng MADRS) và các triệu chứng kích động (đánh giá bằng NPI).
3. Nghiên cứu lâm sàng 3
Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát tác động của việc bổ sung dầu cá đối với chức năng nhận thức ở người cao tuổi mắc suy giảm nhận thức nhẹ (MCI).
Thử nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược được tiến hành trên 36 bệnh nhân cao tuổi có tình trạng kinh tế xã hội thấp, có suy giảm nhận thức nhẹ. Chia bệnh nhân thành 2 nhóm và nghiên cứu được thực hiện trong vòng 12 tháng.
- Nhóm 1: Chỉ sử dụng giả dược
- Nhóm 2: Bổ sung hàng ngày dầu cá với axit docosahexaenoic đậm đặc (DHA)
Kết quả chính được đánh giá dựa trên những thay đổi của trí nhớ, tốc độ tâm lý, chức năng điều hành và sự chú ý, và các kỹ năng xây dựng hình ảnh được đánh giá bằng các bài kiểm tra nhận thức.
Kết quả phụ là tính an toàn và khả năng dung nạp của DHA cô đặc.
Kết quả: Nhóm dùng dầu cá cho thấy sự cải thiện đáng kể về trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ làm việc (p <0,0001), trí nhớ bằng lời nói tức thì (p < 0,05) và khả năng thu hồi chậm (p <0,05).
Sự thay đổi trí nhớ trong 12 tháng (p <0,01) tốt hơn đáng kể ở nhóm dùng dầu cá. Tiêu thụ dầu cá được dung nạp tốt, và các tác dụng phụ là tối thiểu và tự giới hạn.
Kết luận: Nghiên cứu này đề xuất vai trò tiềm năng của dầu cá trong việc cải thiện chức năng ghi nhớ ở các đối tượng suy giảm nhận thức nhẹ.
4. Tài liệu tham khảo
[1] Freund-Levi Y, Eriksdotter-Jonhagen M, Cederholm T et al. Omega-3 Fatty Acid Treatment in 174 Patients With Mild to Moderate Alzheimer Disease: OmegAD Study: A Randomized Double-blind Trial. Archives of neurology 2006;63:1402-1408
[2] Freund-Levi Y, Basun H, Cederholm T et al. Omega-3 supplementation in mild to moderate Alzheimer’s disease: effects on neuropsychiatric symptoms. Internat J Geriatric Psych 2008;23(2):161-169
[3] Lai KL, Shahar S, Chin AV, et al. Docosahexaenoic acid-concentrated fish oil supplementation in subjects with mild cognitive impairment (MCI): a 12-month randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Psychopharmacology 2013;225:605–612
Xem thêm bài viết tại đây.
Viết bình luận