Nghiên cứu khoa học

Omega 3 là gì? Vai trò của Omega 3 với sức khỏe

Omega 3 là gì? Vai trò của Omega 3 với sức khỏe

1. Định nghĩa về Omega 3

Axit béo omega-3 là axit béo không bão hòa (PUFA) thực hiện các vai trò thiết yếu trong sinh lý con người. Bởi vì cơ thể con người không thể sản xuất chúng, các axit béo omega này được gọi là 'chất béo thiết yếu' phải được tiêu thụ từ chế độ ăn uống. Omega 3 là chất quan trọng trong xây dựng và duy trì một cơ thể khỏe mạnh, là chìa khóa giúp giữ cho não, tim, phổi, mạch máu và hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường.

Có ba Omega-3 chính:

- ALA (axit alpha-linoleic) mang lại những lợi ích sức khỏe hạn chế; 

EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic) trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng, duy trì sự sống. 

2. Vai trò của omega 3 với sức khỏe

OMEGA 3 VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

  • Mỡ máu ( triglycerid ): Dầu cá có thể làm giảm mức chất béo trung tính tăng cao. Có mức độ cao của chất béo trong máu này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bổ sung dầu cá (EPA + DHA) có thể hạn chế tình trạng cứng khớp và đau khớp. Bổ sung omega-3 dường như cũng làm tăng hiệu quả của các loại thuốc chống viêm. 
  • Suy nhược tinh thần: Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao giúp cải thiện mức độ trầm cảm.  Tác dụng của việc bổ sung dầu cá đối với bệnh trầm cảm cần nghiên cứu thêm để xem liệu nó có thể tạo ra sự khác biệt hay không. 
  • Sự phát triển của em bé: DHA dường như rất quan trọng đối với sự phát triển thị giác và thần kinh ở trẻ sơ sinh. 
  • Bệnh hen suyễn: Chế độ ăn giàu omega-3 làm giảm yếu tố viêm, một thành phần quan trọng trong bệnh hen suyễn.  Nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra liệu bổ sung dầu cá có cải thiện chức năng phổi hay cắt giảm lượng thuốc mà một người cần để kiểm soát tình trạng bệnh hay không. 
  • ADHD: Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD ở một số trẻ em và cải thiện các kỹ năng tinh thần của chúng, như suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này và không nên sử dụng chất bổ sung omega-3 như một phương pháp điều trị chính. 
  • Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ: Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ, đồng thời có tác động tích cực đến việc giảm dần trí nhớ liên quan đến lão hóa. Nhưng điều đó vẫn chưa chắc chắn.

3. Omega 3 có trong đâu?

Khi có thể, hãy cố gắng bổ sung axit béo omega-3 từ thực phẩm, trong các loại cá: 
  • Cá cơm
  • Cá xanh 
  • Cá trích 
  • Cá thu Marlin Cam nhám 
  • Cá hồi 
  • Cá mòi 
  • Cá tầm 
  • Cá ngừ 

Mặc dù ăn nhiều cá biển bổ sung nhiều omega 3 nhưng một số có khả năng có hàm lượng thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCB) cao hoặc chứa các chất độc khác. Vì vậy, bạn cần cân nhắc lượng cá biển ăn vào.

Các nguồn thực phẩm từ thực vật: 

  • Quả óc chó 
  • Hạt lanh và dầu hạt lanh 
  • Dầu canola 
  • Dầu đậu nành 
  • Hạt chia

Trong khi thực phẩm chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, một số loại dầu và hạt có thể chứa nhiều calo. Vì vậy, hãy ăn chúng một cách điều độ.

Ngoài từ thực phẩm, nếu không có điều kiện mua các loại thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung omega 3 thông qua các loại sản phẩm bổ sung trên thị trường. Tuy nhiên hãy lựa chọn những sản phẩm uy tín và chất lượng.

4. Bạn nên bổ sung một lượng omega 3 trong ngày là bao nhiêu là hiệu quả?

Đa số chúng ta hàng ngày tiêu thụ một lượng dầu cá khiêm tốn dưới 250 mg/ngày EPA + DHA. Để có sức khỏe tốt và ngừa nguy cơ bệnh lý tim mạch, các bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ một ngày tối thiểu khoảng 250 mg/ngày là tốt hơn, bổ sung lượng dầu cá hàng ngày tối ưu nhất là khoảng 1 g/ngày.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã ban hành các hướng dẫn sau đây về lượng cá cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ . Những khuyến nghị này cho phép bà mẹ và trẻ sơ sinh nhận được một số lợi ích tiềm năng của việc ăn cá và động vật có vỏ, đồng thời hạn chế hấp thụ thủy ngân.

  • Các bà mẹ đang cho con bú nên ăn 8 đến 12 ounce (226 - 340 gam) một tuần (hai phần ăn trung bình) cá và động vật có vỏ có nồng độ thủy ngân thấp hơn. Chúng bao gồm tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá da trơn. Cá ngừ albacore (trắng) có nhiều thủy ngân hơn cá ngừ đóng hộp; do đó, tiêu thụ cá ngừ albacore nên được giới hạn ở mức 6 ounce (một bữa ăn trung bình) mỗi tuần. 
  • Các bà mẹ đang cho con bú không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá ngói, tốt nhất là không nên ăn nhiều cá biển vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Ngoài các loại thực phẩm trên, bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm bổ sung omega 3 chiết xuất từ cá hồi, lượng dầu cá được sản xuất đạt độ tinh khiết hoàn hảo đến từ dòng cá hồi ở vùng biển Lofoten và Vesteralen từ vùng biển Na Uy. Tham khảo sản phẩm Norsk Omega 3 Chuyên Biệt của chúng tôi:
  1. Norsk Oye – Cải thiện mắt: Giúp  hỗ trợ, cải thiện và bảo vệ mắt, tránh mắc các bệnh về mắt
  2. Norsk HJERTE – cho tim khỏe mạnh: Hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, kiểm soát đường huyết
  3. Norsk HJERNE – Bổ não, cải thiện trí nhớ: Cải thiện chức năng, hoàn thiện não bộ, tăng lưu thông máu, giảm stress, tăng trí nhớ, giảm đau đầu, chóng mặt
  4. Norsk LEDD – Cơ khớp thêm dẻo dai: Cải thiện chức năng, cấu trúc, mô liên kết, giảm các biến chứng liên quan đến xương khớp
  5. Norsk BARN – Bé khỏe toàn diện: Phát triển toàn diện sức khỏe của bé về hệ thống miễn dịch, da, thị lực, hỗ trợ nhận thức, cảm xúc và hành vi của bé.

Đang xem: Omega 3 là gì? Vai trò của Omega 3 với sức khỏe

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng