
Tiểu đêm nhiều gây ra những phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là mỗi đêm đều không ngon giấc vì phải thức dậy đi tiểu liên tục. Tình trạng này kéo dài làm cho người bệnh càng thêm mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Vậy tiểu đêm nhiều do đâu và nên làm gì nếu gặp phải tình trạng này?
1. Thế nào là bệnh tiểu đêm nhiều lần
Tình trạng này thường phổ biến hơn khi chúng ta già đi và xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, có thể bắt gặp chứng tiểu đêm nhiều lần ở bất kì độ tuổi nào. Theo thống kê, khoảng hơn 50% nam giới và phụ nữ trên 60 tuổi được chẩn đoán mắc chứng tiểu đêm nhiều.
Tiểu đêm nhiều thường được mô tả là triệu chứng khó chịu nhất trong tất các các triệu chứng tiết niệu và đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.
2. Phân loại tiểu đêm nhiều
Có 3 loại tiểu đêm khác nhau, chúng được phân loại dựa trên triệu chứng. Cụ thể như sau:
– Đa niệu toàn thể. Loại này chỉ những người đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu >3000 ml trong 24 giờ. Điều này xảy ra là do thận lọc quá nhiều nước hoặc do nước tiểu có chứa các chất lạ (như glucose), làm kéo theo lượng nước thừa ra ngoài.
– Đa niệu về đêm. Loại này gồm những người chỉ có lượng nước tiểu cao vào đêm, khiến họ đi tiểu đêm nhiều lần; còn lượng nước tiểu trong ngày của họ bình thường hoặc giảm. Điều này xảy ra là do chất lỏng trong ngày bị tích tụ ở bàn chân hoặc cẳng chân, khi đi ngủ, trong lực không còn giữ chất lỏng tại chân nữa. Lúc này chất lỏng sẽ đi vào tĩnh mạch và được thận lọc, tạo ra nước tiểu.
– Tiểu đêm hỗn hợp. Ở loại này, người bệnh đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi khá ít, tổng lượng nước tiểu tạo ra trong 24 giờ không tăng cao. Điều này thường là do bàng quang không có khả năng làm rỗng hoàn toàn hoặc do thể tích bàng quang thấp.
Với mỗi loại tiểu đêm này đều có các nguyên nhân khác gây ra, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn ở phần tiếp.
3. Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều
3.1. Đa niệu toàn thể
Các nguyên nhân của đa niệu toàn thể thường do:
- Uống quá nhiều nước
- Bệnh tiểu đường chưa được điều trị (loại 1 và loại 2)
- Đái tháo nhạt
- Đái tháo đường thai kì.
- Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, SSRI (chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), thuốc chẹn canxi, tetracycline, lithium.
3.2. Đa niệu về đêm
Nguyên nhân của đa niệu về đêm thường gặp nhất là:
Uống quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ, đặc biệt là các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, rượu,…
Chế độ ăn nhiều muối
Rối loạn giấc ngủ, bao gồm các tình trạng như: ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ,…
Suy tim sung huyết
Phù chi dưới
Hội chứng thận hư
Suy gan, thận
Suy dinh dưỡng
Ứ trệ tĩnh mạch
3.3. Tiểu đêm hỗn hợp
Nguyên nhân gây tiểu đêm hỗn hợp thường là:
Bàng quang bị tắc nghẽn
Sỏi bàng quang
Ung thư bàng quang
Bàng quang tăng hoạt
Nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm bàng quang kẽ
Khó thở khi ngủ
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính ở nam giới
4. Tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Như đã nói ở trên, tiểu đêm được coi là triệu chứng tiết niệu gây nhiều khó chịu nhất. Nó có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người mắc.
– Ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tiểu đêm nhiều là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và đã được chứng minh là làm suy giảm chức năng, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và năng suất làm việc. Bởi, rối loạn giấc ngủ sẽ làm suy giảm mức độ hoạt động của người bệnh vào ban ngày, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu; nếu kéo dài mất ngủ sẽ làm rối loạn tinh thần, khiến người bệnh trở nên cáu kỉnh, lo lắng, thờ ơ với ngoại cảnh. Tất cả những điều này đều làm giảm hiệu suất học tập, làm việc của một người và hạn chế họ thực hiện các hoạt động thường ngày.
Không chỉ vậy, mất ngủ về lâu dài còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: trầm cảm, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,…
– Nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiểu đêm nhiều lần có thể xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hoặc không bệnh lý. Với các nguyên nhân bệnh lý nói riêng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp bệnh có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn:
Biến chứng tiểu đường: các vấn đề về mắt, đau tim và đột quỵ, tổn thương dây thần kinh, các vấn đề về thận, rối loạn cương dương, các vấn đề về chân có thể dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi.
Biến chứng tăng sản tuyến tiền liệt: hỏng thận, suy thận, bàng quang giảm thể tích, xơ hóa bàng quang, bí tiểu, rối loạn cương dương.
Biến chứng sỏi bàng quang: bí tiểu cấp tỉnh, tiểu đau, nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương bàng quang.
Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng máu.
.v.v.
Chính vì thế, khi nhận thấy mình có dấu hiệu tiểu đêm nhiều, bạn nên theo dõi và đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
5. Tiểu đêm nhiều lần có điều trị được không?
Nhiều bệnh nhân cho rằng tiểu đêm nhiều là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và không biết rằng bệnh này có thể điều trị được. Chính vì thế, họ cố gắng chịu đựng những khó chịu mà chứng tiểu đêm nhiều mang lại.
Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, việc điều trị tiểu đêm là cần thiết. Nhất là khi nó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, sức khỏe và cuộc sống của bạn. Có thể, chứng tiểu đêm không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc giảm bớt tần suất đi tiểu đã phần nào giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
6. Các phương pháp điều trị
Việc điều trị chứng tiểu đêm nhiều tùy thuộc vào nguyên nhân của nó, do đó có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
6.1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Với tiểu đêm nhiều do bất kì nguyên nhân gì, một số thay đổi trong thói quen sống đều có thể giúp ích trong việc điều trị. Cụ thể như sau:
– Đi tiểu trước khi đi ngủ. Đi tiểu trước khi ngủ là một cách hữu hiệu giúp hạn chế bớt nhu cầu dậy đi tiểu vào ban đêm.
– Hạn chế uống nước trước khi ngủ. Bạn nên đảm bảo tiêu thụ đủ chất lỏng trong ngày theo khuyến nghị, tuy nhiên nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ, đặc biệt là các loại cà phê, trà hay rượu.
– Điều chỉnh thời gian dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể gây ra tiểu đêm nhiều lần (như đã nói ở trên). Vì thế nếu việc dùng thuốc của bạn vào buổi tối, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh lại thời gian dùng thuốc sớm hơn.
– Sử dụng tất ép, nâng cao chân khi ngủ. Với trường hợp tiểu đêm do tích tụ chất lỏng, việc sử dụng tất ép hoặc nâng cao chân khi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ chất lỏng ở chân. Điều này đảm bảo chất lỏng được phân phối đúng cách trong máu và giúp giảm nhu cầu đi tiểu đêm.
6.2. Điều trị bằng thuốc Tây Y
Không có loại thuốc nào để điều trị chung cho tất cả nguyên nhân gây tiểu đêm. Do đó việc kê thuốc sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể sau khi bác sĩ thăm khám. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị:
- Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt: Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-alpha reductase, thuốc kết hợp, tadalafil.
- Điều trị tiểu đường: Insulin, thuốc amylinomimetic, thuốc ức chế alpha-glucosidase, Biguanides, chất chủ vận dopamine,…
- Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, tuyến tiền liệt: Kháng sinh.
- Điều trị suy gan: Thuốc acetylcysteine, thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, dịch truyền tĩnh mạch,…
6.3. Điều trị theo Đông Y
Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây Y, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị theo phương pháp Đông Y. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị chứng bệnh tiểu đêm nhiều mà các bạn có thể tham khảo:
Bài 1.
- Ngũ gia bì 12g
- Khiếm thực 12g
- Thỏ ty tử 10g
- Thục địa (sao khô) 12g
- Trạch tả 10g
- Sơn thù 12g
- Phòng sâm 12g
- Bạch linh 10g
- Bạch truật 12g
- Tang diệp 16g
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần, có tác dụng bổ thận, bổ khí, ổn định và củng cố chức năng của thận dương. Nếu người bệnh có biểu hiện là lạnh tay chân và lạnh lưng thì gia quế 10g, sinh khương 8g.
6.4. Điều trị theo Đông Y
Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây Y, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị theo phương pháp Đông Y. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị chứng bệnh tiểu đêm nhiều mà các bạn có thể tham khảo:
Bài 1.
- Ngũ gia bì 12g
- Khiếm thực 12g
- Thỏ ty tử 10g
- Thục địa (sao khô) 12g
- Trạch tả 10g
- Sơn thù 12g
- Phòng sâm 12g
- Bạch linh 10g
- Bạch truật 12g
- Tang diệp 16g
Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần, có tác dụng bổ thận, bổ khí, ổn định và củng cố chức năng của thận dương. Nếu người bệnh có biểu hiện là lạnh tay chân và lạnh lưng thì gia quế 10g, sinh khương 8g.
6.5. Món ăn tốt cho người bệnh tiểu đêm
Ngoài một số bài thuốc, món ăn dưới đây góp phần giảm chứng tiểu đêm của người bệnh, cùng tham khảo những món ăn ngon bổ dưỡng dưới đây:
1. Một cái cật heo, đậu dao 1 miếng. Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày.
2. Thịt ba ba 250g, thịt gà 150g. Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn.
3. Gà mái vàng loại nhỏ (500g), làm sạch cho vào nồi cùng 30g hoàng kỳ và 30 thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước.
4. Gan gà trống 1 bộ, thỏ ty tử 15g, gạo tẻ 60g, nước sạch 750ml. Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn.
Đồng thời, người bị chứng tiểu đêm không nên uống nhiều nước vào buổi tối không sẽ làm triệu chứng của bệnh càng thêm nặng.
Tổng kết
Tiểu đêm nhiều lần là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người cao tuổi. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu, đến các vấn đề ngoài tiết niệu hoặc cũng có thể do các nguyên nhân không bệnh lý. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào nó cũng khiến giấc ngủ bị xáo trộn và gây ra những nguy cơ thực sự cho sức khỏe. Chính vì thế, nếu bạn thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, đặc biệt là nếu nó xảy ra nhiều hơn một lần mỗi đêm, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm nội dung khác tại đây.