
1. Bối cảnh
Hiện nay, tỷ lệ hiện tượng huyết khối tĩnh mạch được ước tính là khoảng 25% bệnh nhân nhập viện tại phòng chăm sóc đặc biệt vì COVID-19 ngay cả khi điều trị chống đông máu với liều dự phòng. Các biểu hiện ở võng mạc đã được báo cáo là dấu hiệu đầu tiên của COVID-19. [1]
Trong một nghiên cứu ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), một phần ba số bệnh nhân mắc COVID-19 có các bất thường về võng mạc, thường gặp hơn ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng. [2] Trong 388 người được hỏi: 97 người (25%) bị nhẹ, 80 (21%) bị trung bình và 211 (54%) bị khô mắt nặng. [3]
Khi tiêm chủng COVID-19 trở nên phổ biến hơn làm gia tăng mối quan tâm về hậu quả nhãn khoa do tiêm chủng. Tuy nhiên nghi ngờ có sự bất thường vi mạch trong đám rối mao mạch sâu của võng mạc, cơ chế bệnh sinh chưa giải thích. [4, 5]
Ngoài ra, việc tăng thời gian sử dụng màn hình kỹ thuật số và các hoạt động ngoài trời bị hạn chế, đặc biệt là ở nhóm trẻ em, tỷ lệ mắc cận thị và tiến triển cận thị có thể gia tăng trong tương lai. [6]
2. Nguyên nhân và cơ chế
Hầu hết có nguồn gốc từ các biến chứng mạch máu do nhiễm virus, các bệnh kèm theo và thuốc sử dụng trong điều trị như viêm mạch máu võng mạc, tắc động mạch và tĩnh mạch võng mạc.
Sự lây truyền nCoV qua lớp phim nước mắt. Tình trạng viêm thần kinh thị do virus xâm nhập trực tiếp vào thần kinh mắt hoặc do cơn bão cytokine là nguyên nhân kích hoạt phản ứng đông máu và tạo huyết khối. Gây rối loạn đông máu nội mạch và sự tổn thương nội mô qua trung gian miễn dịch. Ảnh hưởng đến tuần hoàn võng mạc (một hệ thống động mạch cuối), có khả năng đe dọa thị lực của các bệnh mạch máu võng mạc. [7]
Các vị trí nhiễm bao gồm mí mắt, kết mạc, giác mạc, tầng sinh môn, võng mạc và dây thần kinh sọ. Trong đó, viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp nhất (89%) và có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân kích ứng, có thể dễ dàng điều trị và tránh được.
Đỏ mắt là một triệu chứng khác trên mắt có thể gặp khi nhiễm Covid-19 (11%), biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Mắt bị đỏ là do các mạch máu trong mắt sưng to và giãn ra. Tình trạng này lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Trong một số trường hợp, dấu hiệu đỏ mắt không đơn thuần là viêm kết mạc mà là một số tình trạng nguy hiểm hơn, như viêm màng bồ đào trước (viêm phần trước nhãn cầu), liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan. Ngoài ra, COVID-19 có thể ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc (phần phía sau nhãn cầu) thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc, gây mù không hồi phục.
Đánh giá sau khi bệnh nhận COVID-19 mất không phát hiện thấy RNA virus nào ở các phân đoạn trước và sau khác nhau ở mắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy kết quả sinh thiết võng mạc của những bệnh nhân đã chết là 21,4%.
3. Lâm sàng
Các biểu hiện ở mắt có thể là đặc điểm biểu hiện của nhiễm trùng COVID-19 hoặc chúng có thể phát triển vài tuần sau khi hồi phục. Các biểu hiện khác nhau ở mắt, như mỏi mắt, khô mắt, mất thị lực, liếc mắt thì cảm thấy đau, khám thấy phản xạ ánh sáng bất thường và phù gai thị.
Bệnh nhân bị viêm kết mạc có triệu chứng đỏ mắt. Biểu hiện mắt bị đỏ hai bên, các phần màu trắng của mắt trở thành màu hồng hoặc đỏ, không gây khó chịu hoặc kèm hơi đau nhức, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và nhiều rỉ mắt. Triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày sau khỏi bệnh, song thị lực không bị ảnh hưởng nhiều.
Một số trường hợp di chứng đỏ mắt đáng lo ngại, nếu thiếu máu sẽ tổn hại một phần võng mạc có thể gây nên triệu chứng mất một vùng nhìn, bệnh nhân không thể thấy rõ một vùng thị trường. Các triệu chứng khác có thể có ở phía sau nhãn cầu bao gồm thoái hóa võng mạc, viêm màng bồ đào sau, tổn thương đa ổ trên võng mạc.
Ở các phần trước của mắt, sự liên quan của mí mắt (viêm bao mi), kết mạc và giác mạc (viêm kết mạc dạng nang, viêm kết mạc giả mạc và viêm kết mạc dày sừng), tầng sinh môn (viêm tầng sinh môn dạng nốt), màng bồ đào (viêm màng bồ đào trước). Ngoài ra, liệt dây thần kinh thứ tư và thứ sáu, viêm mạch máu võng mạc, thay đổi chụp cắt lớp quang học võng mạc (OCT) (tổn thương siêu phản xạ và tăng độ dày lớp sợi thần kinh võng mạc [RNFLT]), viêm dây thần kinh thị giác, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Miller Fisher, bệnh não đảo ngược sau (PRES), tắc động mạch mắt và động mạch võng mạc trung tâm và viêm đa dây thần kinh sọ đã được báo cáo trong các nghiên cứu khác nhau. [8] Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Ý đã phát hiện thêm xuất huyết võng mạc khu trú dạng nhú ở nhóm người HẬU COVID-19. [9]
4. Cận lâm sàng
- Nhuộm soi: Vi khuẩn Gram (+).
- Nuôi cấy: phân lập vi khuẩn.
- Viêm kết mạc do virus tại mắt:
+ Cảm giác xốn cộm như có bụi trong mắt.
+ Mi phù nề.
+ Kết mạc cương tụ, phù nề, ra nhiều tiết tố trắng hoặc dịch hồng.
+ Sau 3-5 ngày có thể thấy có giả mạc màu trắng ở kết mạc sụn mi dày mỏng tùy từng trường hợp.
+ Giác mạc có thể viêm chấm biểu mô.
- Toàn thân:
+ Triệu chứng cảm cúm: nhức đầu nhẹ, đau mỏi người sốt nhẹ,…
+ Hạch trước tai.
- D-dimer ở những bệnh nhân COVID-19 cao gấp 10 lần so với interleukin-6.
5. Phòng ngừa
- Để phòng tránh di chứng đỏ mắt HẬU COVID-19, ngay khi mắc bệnh nên dùng nước muối sinh lý 0.9% (loại 10 ml) nhỏ mắt để rửa trôi virus, loại trừ mủ và tiết tố.
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
- Đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
6. Điều trị
Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo kháng sinh phòng bội nhiễm. Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:
- Aminoglycosid: tobramycin,...
- Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin,...
- Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon. Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.
- Phối hợp tra thuốc mỡ với một trong các nhóm thuốc trên vào trưa và tối.
Thời điểm và liều lượng sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt kháng sinh và kháng viêm trong điều trị đau mắt đỏ khi mắc COVID-19 là rất quan trọng, vì vậy cần tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu sử dụng không đúng có thể khiến bệnh nặng lên, hoặc kéo dài hơn, hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn khác như khô mắt, tăng nhãn áp, mù mắt,…
Bên cạnh đó, dinh dưỡng giác mạc, bồi bổ thể trạng bằng cách uống đủ nước, uống thêm các loại vitamin (A, C, E), giữ tinh thần thoải mái và lạc quan. Khi tình trạng COVID-19 đỡ hơn, triệu chứng ở mắt cũng sẽ đỡ một phần. Cần khám bác sĩ chuyên khoa sớm nếu mắt cảm thấy mờ đi hoặc đau nhức mắt.
Xem thêm các bài viết khác tại đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Daruich A, Martin D, Bremond-Gignac D. Ocular manifestation as first sign of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): Interest of telemedicine during the pandemic context. J Fr Ophtalmol. 2020 May;43(5):389-391.
Wu P, Duan F, Luo C, Liu Q, Qu X, Liang L, Wu K. Characteristics of Ocular Findings of Patients With Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in Hubei Province, China. JAMA Ophthalmol. 2020 May 1;138(5):575-578.
Saldanha IJ, Petris R, Makara M, Channa P, Akpek EK. Impact of the COVID-19 pandemic on eye strain and dry eye symptoms. Ocul Surf. 2021;22:38-46.
Kavita V. Bhavsar, Sally Lin, Ehsan Rahimy, Anthony Joseph, K. Bailey Freund, David Sarraf, Emmett T. Cunningham, Acute macular neuroretinopathy: A comprehensive review of the literature, Survey of Ophthalmology, Volume 61, Issue 5, 2016, Pages 538-565.
Christopher K. Hwang, H. Nida Sen, Concurrent vascular flow defects at the deep capillary plexus and choriocapillaris layers in acute macular neuroretinopathy on multimodal imaging: A case series, American Journal of Ophthalmology Case Reports, Volume 20, 2020, 100866.
Wong CW, Tsai A, Jonas JB, Ohno-Matsui K, Chen J, Ang M, Ting DSW. Digital Screen Time During the COVID-19 Pandemic: Risk for a Further Myopia Boom? Am J Ophthalmol. 2021 Mar;223:333-337.
Sen M, Honavar SG, Sharma N, Sachdev MS. COVID-19 and Eye: A Review of Ophthalmic Manifestations of COVID-19. Indian J Ophthalmol. 2021 Mar;69(3):488-509.
Roshanshad A, Ashraf MA, Roshanshad R, Kharmandar A, Zomorodian SA, Ashraf H. Ocular Manifestations of Patients with Coronavirus Disease 2019: A Comprehensive Review. J Ophthalmic Vis Res. 2021 Apr 29;16(2):234-247.
Savastano MC, Gambini G, Cozzupoli GM, Crincoli E, Savastano A, De Vico U, et al. Retinal capillary involvement in early post-COVID-19 patients: a healthy controlled study. Graefe’s Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology. 2021:1-9.