Sức khỏe đời sống

Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

Nhiều người thường bắt đầu một ngày mới với 1 ly cà phê và nó mang lại cảm giác thoải mái, tập trung trong công việc, cải thiện tâm trạng nhưng một số người lại có cảm giác bồn chồn, thậm chí tăng huyết áp.

1. Caffeine, một chất kích thích tự nhiên

Caffeine có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như hạt cà phê, lá trà, hạt ca cao, quả guarana và trà Yerba Mate (Yerba Mate còn gọi là “trà Nam Mỹ” bởi nó được xem như là một thức uống quốc dân của người dân sống nơi đây).

Caffeine cũng có thể được tổng hợp và thêm vào đồ uống như soda và nước tăng lực. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy khoảng 90% người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ một số dạng caffeine mỗi ngày.

Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

Tiến sĩ Greg Marcus, Phó trưởng khoa Tim mạch, Giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết: Một trong những cách phổ biến nhất mà mọi người tiêu thụ là uống cà phê. Do đó, hầu hết các trung tâm nghiên cứu về caffeine đều xoay quanh loại đồ uống này.

Ông nói: "Các tài liệu về tổng thể cho thấy rằng tiêu thụ cà phê nói chung không gây hại cho sức khỏe. Nhưng tôi không khuyến khích mọi người bắt đầu uống cà phê nếu họ muốn tiêu thụ đồ uống này vì bất kỳ lợi ích sức khỏe nào".

2. Lợi và hại của caffeine

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có thể có lợi và có hại đối với từng trường hợp sức khỏe cụ thể. Những người uống cà phê hợp lý có thể ít mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh Parkinson và một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ coffeine hợp lý ít có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và các bệnh khác.

Với liều lượng vừa phải khoảng 2 tách cà phê mỗi ngày, caffeine có thể làm cho mọi người bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn. Một số nghiên cứu cho thấy caffeine thậm chí có thể làm giảm sự thèm ăn và giảm nguy cơ trầm cảm.

Tuy nhiên với liều lượng cao, caffeine có thể khiến mọi người cảm thấy bồn chồn, tăng huyết áp, dẫn đến tim đập nhanh và khó ngủ. Đối với những người tiêu thụ caffeine thường xuyên, việc ngừng tiêu thụ đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng cai nghiện, chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi và tâm trạng chán nản.

Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

Việc xác định bao nhiêu caffeine là quá nhiều có thể khó khăn vì độ chuyển hóa của mọi người không giống nhau. Một lượng caffein vừa phải cho một người có thể giống như một liều lượng cao đối với người khác. Đó là bởi vì một số người chuyển hóa caffeine nhanh hơn những người khác. Các yếu tố như cân nặng và loại thuốc họ dùng cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong việc hấp thụ và chuyển hóa caffeine.

Đối với hầu hết người lớn trẻ, khỏe mạnh, caffeine dường như không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, caffeine ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau.

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, ảnh hưởng của caffeine đối với hoạt động của insulin có thể liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn. Với người mắc bệnh đái tháo đường, khoảng 200mg caffeine - tương đương với 1-2 tách cà phê đen - có thể gây ra hiệu ứng này.

Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường hoặc đang đấu tranh để kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế lượng caffeine trong chế độ ăn uống của bạn có thể có lợi cho sức khỏe hơn.

Phản ứng của huyết áp với caffeine ở mỗi người là khác nhau. Caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị tăng huyết áp trước đó.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự gia tăng huyết áp này. Một số nhà nghiên cứu tin rằng caffeine có thể ngăn chặn một loại hormone giúp giữ cho động mạch của bạn mở rộng. Những người khác nghĩ rằng caffeine khiến tuyến thượng thận của bạn tiết ra nhiều adrenaline, khiến huyết áp của bạn tăng lên.

Các nhà nghiên cứu tại Beth Israel Deaconess Medical Center (BIDMC) và Đại học Sức khỏe Cộng đồng của Đại Học Harvard, kết luận rằng uống cà phê điều độ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một số người thường xuyên uống đồ uống có chứa caffein có huyết áp trung bình hàng ngày cao hơn những người không uống. Những người khác thường xuyên uống đồ uống có chứa caffein sẽ phát triển khả năng dung nạp caffein. Do đó, caffeine không ảnh hưởng lâu dài đến huyết áp của họ.

Theo bác sĩ Prediman Krishan Shah - bác sĩ cố vấn khoa tim mạch của Men’s Health, nếu bạn đã uống cà phê liên tục trong 1 tháng hoặc hơn, cơ thể của bạn đã hình thành khả năng chịu đựng và huyết áp của bạn không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem bạn nên hạn chế hoặc ngừng uống đồ uống có chứa caffein. Hãy thử giới hạn lượng caffeine bạn uống xuống còn 200mg mỗi ngày. Nên nhớ rằng lượng caffein trong cà phê, nước tăng lực và đồ uống khác thay đổi tùy theo nhãn hiệu và phương pháp pha chế.

Ngoài ra, nếu bạn bị tăng huyết áp, tránh dùng caffeine trước các hoạt động làm tăng huyết áp một cách tự nhiên, chẳng hạn như tập thể dục hoặc lao động nặng nhọc. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn vận động ngoài trời và gắng sức.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, ảnh hưởng của caffeine sẽ giảm đi khi bạn uống nó thường xuyên. Cơ thể thích nghi với mức caffeine đó. Việc tiêu thụ caffeine thường xuyên hơn có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.

Phụ nữ sau mãn kinh thường xuyên uống đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, trà hoặc soda, có nhiều triệu chứng vận mạch khó chịu hơn, chẳng hạn như bốc hỏa, so với những phụ nữ mãn kinh khác không sử dụng caffein.

Tiến sĩ Marcus nói, những người chuyển hóa caffeine nhanh hơn sẽ ít gặp vấn đề về giấc ngủ hơn những người có cơ thể phân hủy nó chậm hơn. Nhưng hãy kiểm tra kỹ bất kỳ loại thuốc nào bạn có thể dùng, vì một số loại thuốc cảm được làm bằng caffeine . Điều này đặc biệt phổ biến trong các loại thuốc trị đau đầu.

Xem thêm bài viết tại đây.

Đang xem: Caffeine - Bạn tốt hay kẻ thù của tim mạch?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng