Sức khỏe đời sống

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ  TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh, với triệu chứng ho đi kèm, là bệnh thường gặp nhất tại cộng đồng. Trẻ em bị cảm lạnh thường xuyên hơn người lớn. Cảm lạnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và khoảng 2/3 người bị bệnh có khả năng tự phục hồi trong vòng một tuần. 

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng nhẹ ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Cảm lạnh có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần, nhưng các triệu chứng thường nhẹ. Cảm lạnh thường gặp do nhiễm virus, dễ lây truyền khi ho hoặc hắt hơi. 

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ  TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

Ngoài ra, sự lây truyền chủ yếu là do tay tiếp xúc với virus, sau đó chạm vào mũi, miệng và mắt. Các giọt nước rơi ra từ mũi phủ lên các bề mặt như tay nắm cửa và điện thoại. Virus gây cảm lạnh có thể tồn tại trên các bề mặt này trong vài giờ và lây nhiễm cho người khác khi họ chạm vào các bề mặt này. Sự lây truyền do ho và hắt hơi xảy ra, mặc dù nó là một cơ chế thứ cấp. Đây là lý do tại sao vệ sinh tốt (rửa tay thường xuyên và sử dụng khăn giấy dùng một lần) vẫn là nền tảng của việc giảm sự lây lan của cảm lạnh. 

Cảm lạnh dễ lây nhất trong 1-2 ngày đầu tiên khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng. Hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra các triệu chứng của cảm lạnh, bao gồm rhinovirus (chiếm 30-50% trong tất cả các trường hợp), coronaviruses, parainfluenza virus, vi rút hợp bào hô hấp và adenovirus. Khi tiếp xúc với niêm mạc, virus sẽ xâm nhập vào biểu mô mũi và phế quản, gắn vào các thụ thể và gây tổn thương cho các tế bào có lông. Điều này dẫn đến việc giải phóng các chất trung gian gây viêm, do đó, dẫn đến kích thích các biểu mô ở mũi, tăng khả năng thẩm thấu của thành tế bào mao mạch dẫn đến phù nề, người bệnh nghẹt mũi và hắt hơi. Chất lỏng có thể chảy xuống sau cổ họng, lan truyền virus đến cổ họng và phía trên ngực, gây ho và đau họng.

2. Triệu chứng 

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện dần dần và bao gồm: 

- Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi 

- Đau họng 

- Ho 

- Đau đầu hoặc đau người 

- Hắt hơi 

- Sốt 

- Giảm hoặc mất vị giác và khứu giác. 

Các triệu chứng ở người lớn và trẻ em đều giống nhau. Đôi khi các triệu chứng ở trẻ em kéo dài hơn. Người bệnh thường sử dụng từ "cúm" khi mô tả cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, không dễ phân biệt các triệu chứng giữa cảm lạnh và cúm.

3. Lối sống ảnh hưởng thế nào?

Yếu tố tiền sử bệnh và lối sống có thể làm tăng nguy cơ và/hoặc mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh bao gồm: 

- Hút thuốc 

- Bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch 

- Căng thẳng hoặc mất ngủ.

4. Dấu hiệu cảnh báo

Các dấu hiệu cảnh báo, yêu cầu phải khám bác sĩ:

- Sốt > 39°C hoặc ớn lạnh 

- Sốt trong 5 ngày hoặc sốt trở lại sau khi đã hết sốt 

- Khó thở 

- Thở khò khè 

- Đau đầu nặng, đau họng, đau xoang hoặc đau cơ 

- Mất nước 

- Buồn nôn 

Các dấu hiệu yêu cầu phải đưa trẻ đi khám bác sĩ bao gồm: 

- Sốt > 38°C ở trẻ nhỏ 

- Sốt tăng lên hoặc sốt kéo dài > 2 ngày ở trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào 

- Triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn 

- Đau tai 

- Khó chịu 

- Chán ăn hoặc không thèm ăn 

- Phồng thóp 

- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi 

- Trường hợp sốt cao, ho, khó thở hoặc mất/giảm khứu giác/vị giác, có thể do coronavirus (covid-19), cần khai báo với cơ quan quản lý theo quy định.

Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như cảm lạnh bao gồm:

- Cúm

- Viêm xoang

- Viêm mũi dị ứng

- Viêm phổi

- Viêm nắp thanh quản

- Viêm amidan

- Viêm tiểu phế quản

4. Điều trị

4.1. Mục tiêu điều trị

- Giảm nhẹ triệu chứng 

- Xác định các triệu chứng dai dẳng hoặc bất thường và điều trị nguyên nhân hoặc chuyển khám bác sĩ khi cần thiết. 

- Cảm lạnh thông thường hầu hết là do virus, không sử dụng kháng sinh để điều trị và thậm chí có thể gây ra tác dụng không mong muốn.

4.2.Lựa chọn điều trị

- Sử dụng chế phẩm đơn thành phần được khuyến cáo bởi liều dùng linh hoạt hơn và giảm nguy cơ quá liều. Tuy nhiên, chế phẩm 2 thành phần điều trị ho và cảm lạnh giúp tiết kiệm chi phí, tăng tuân thủ điều trị (ví dụ thuốc kết hợp kháng histamin và thông mũi) được xem có hiệu quả với người lớn.

- Chưa có đủ bằng chứng cho việc sử dụng các thuốc hỗ trợ (như vitamin C, thảo dược như echinacea) để phòng ngừa hoặc điều trị cảm lạnh.

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ  TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ  TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ  TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

4.3. Điều trị cảm lạnh cho trẻ em

- Trẻ em có tần suất cảm lạnh nhiều hơn người lớn bởi khả năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện với nhiều loại vi rút.

- Paracetamol có thể sử dụng để giảm đau và giảm sốt có liên quan đến cảm lạnh ở trẻ.

- Aspirin không nên sử dụng trẻ < 16 tuổi do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye.

- Nước muối/nước muối dạng xịt có thể sử dụng để giảm tình trạng nghẹt mũi.

4.4. Biện pháp không dùng thuốc

- Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả). Nước ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm tình trạng táo bón.

- Cần tránh dùng đồ uống có thể gây mất nước như cà phê, rƣợu, đồ uống chứa cồn, chứa ga.

- Tránh sử dụng, hít phải chất có thể gây kích ứng hô hấp (ví dụ khói thuốc lá, hút thuốc lá).

- Giữ phòng ấm nhưng không quá nóng, nếu độ ẩm quá thấp cần sử dụng máy tạo ẩm phun sương hoặc máy hóa hơi có thể làm ẩm không khí.

- Bôi thuốc mỡ để làm dịu vùng da bị khô, nứt nẻ quanh mũi.

- Hít hơi nước từ vòi hoa sen đang mở nƣớc nóng để giảm nghẹt mũi, khô hoặc chảy nước mũi (trẻ em cần được giám sát trong quá trình hít hơi nước để giảm nguy cơ bỏng).

- Súc miệng bằng nước ấm, nước muối hoặc ngậm viêm ngậm để làm giảm đau họng và ho.

5. Phòng ngừa và dự phòng

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy, và rửa tay trước, sau khi ăn. 
  • Làm sạch bếp, phòng tắm, cửa sổ và đồ chơi của trẻ.
  • Sử dụng khăn giấy khi hắt hơi và ho, vứt khăn giấy ngay sau khi sử dụng đúng quy định.
  • Khi không có khăn giấy, nếu ho hoặc hắt hơi sử dụng khủy tay để che, không nên sử dụng tay để che.
  • Tránh dùng chung đồ uống với người khác.
  • Tránh tiếp xúc gần với người khác khi bị cảm lạnh, nên đeo khẩu trang.
  • Nghỉ ngơi ở nhà khi cảm thấy không khỏe.

 

Đang xem: CẢM LẠNH VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ CẢM LẠNH

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng