Sức khỏe đời sống

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

Bắt đầu một chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút? Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ loại thức ăn nào nên ăn và loại thức ăn nào nên tránh.

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành và tích tụ trong và xung quanh khớp.

Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một chất hóa học gọi là purine. Purine có sẵn trong cơ thể, nhưng một lượng lớn purin nạp vào thông qua một số loại thực phẩm. Axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gút có thể góp phần giảm nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, các chế độ ăn kiêng này không phải là cách chữa bệnh. Nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát cơn gút và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp.

Những bệnh nhân bị gút theo chế độ ăn kiêng nói chung vẫn cần thuốc để giảm đau và thuốc làm giảm nồng độ axit uric.

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

 

Mục tiêu của chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gút

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gút được thiết kế để giúp:

•        Đạt được cân nặng hợp lý và xây dựng thói quen ăn uống tốt

•        Tránh một số thực phẩm có nhân purin (nhưng không phải kiêng hoàn toàn)

•        Bổ sung một số thực phẩm có thể kiểm soát nồng độ axit uric

Một nguyên tắc chung là ăn những thức ăn lành mạnh và ăn uống vừa phải.

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout

Các nguyên tắc chung của chế độ ăn kiêng dành cho bệnh gút về cơ bản tuân theo các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh điển hình:

Giảm cân. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm số lượng calo và giảm cân - ngay cả khi không có chế độ ăn hạn chế purin - làm giảm mức axit uric và giảm số đợt gút cấp. Giảm cân cũng làm giảm áp lực lên các khớp.

Carbohydrate phức tạp. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp carbohydrate phức tạp. Tránh thực phẩm và đồ uống có hàm lượng fructose cao như trái cây sấy, nước ép trái cây, nước ngọt có ga…

Nước. Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi…

Chất béo. Cắt giảm chất béo bão hòa từ các loại thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.

Protein. Nên ăn thịt nạc và thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa ít béo/ không béo (chẳng hạn như: sữa chua và sữa tách béo) và các loại …

Các khuyến nghị cho các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung cụ thể, bao gồm:

Nội tạng. Tránh ăn các loại nội tạng như gan, thận có hàm lượng purin cao và góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Thịt đỏ. Hạn chế ăn các loại thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.

Hải sản. Một số loại hải sản - chẳng hạn như cá cơm, động vật có vỏ, cá mòi và cá ngừ, cá tuyết, cá thu - có hàm lượng purin cao hơn các loại khác. Nhưng lợi ích sức khỏe tổng thể của việc ăn cá có thể nhiều hơn nguy cơ đối với những người bị bệnh gút. Do đó cân nhắc xây dựng khẩu phần cá vừa phải có thể là một phần của chế độ ăn kiêng bệnh gút.

Các loại rau xanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau chứa nhiều purin, chẳng hạn như măng tây và rau chân vịt, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc các cơn gút tái phát.

Hơn nữa, súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gút bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric.

Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.

Rượu bia. Bia và rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các cơn tái phát. Tuy nhiên, uống rượu vang vừa phải dường như không làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Tránh uống rượu trong các cơn gút cấp, và hạn chế rượu, đặc biệt là bia trong giai đoạn giữa các cơn gút.

Thức ăn và đồ uống có đường. Hạn chế hoặc tránh thực phẩm có đường như ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo. Hạn chế các loại nước trái câycó vị ngọt tự nhiên.

Vitamin C. Vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về việc liệu thực phẩm bổ sung 500 mg vitamin C có phù hợp với chế độ ăn uống và các loại thuốc bạn đang sử dụng hay không.

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

Cà phê. Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê điều độ, đặc biệt là cà phê thường xuyên có chứa caffein, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên, uống nhiều cà phê có thể không thích hợp với một số bệnh lý khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng cà phê phù hợp với bạn.

Quả cherry. Có một số bằng chứng cho thấy ăn quả cherry có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị bệnh gút.

Xem thêm bài viết sức khỏe đời sống tại đây.

Đang xem: Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút: Nên và không nên ăn gì?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng