1. ĐẠI CƯƠNG
Điện giật, tiếng Anh gọi là 'electrocution'. Đây là một từ ghép xuất xứ từ 'electro' (điện) và 'execution' (sự hành hình), tức là một vụ hành hình trên ghế điện. Về sau thì từ này được dùng rộng rãi hơn để chỉ mọi trường hợp chết người hay không chết người do điện giật, khi bị dòng điện chạy qua cơ thể.
Điện giật có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào có sử dụng điện: nhà riêng, cơ quan, công trường, nhà máy, trường học, bệnh viện,... là mối nguy hiểm lớn cho lực lượng lao động Hoa Ky, hàng năm có trên 300 tử vong và trên 4.000 tổn thương do điện giật và là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho lực lượng này.
Các tai nạn điện giật trong gia đình thường do sự bất cẩn gây ra: dùng dao kéo cắt dây điện khi dây đang nối với nguồn điện, dùng răng cắn vỏ dây điện, dùng vật kim loại chọc vào ổ điện, các ổ điện trở thấp trong tầm với của trẻ em.
2. CÁC KHÍA CẠNH Y KHOA
Về phương diện vật lý, dòng điện có 2 loại: điện xoay chiều (AC) và điện 1 chiều (DC). Điện xoay chiều được phân ra: điện cao thế (trên 1000V) và điện hạ thế (dưới 1000V).
Điện dùng trong sản xuất và điện sinh hoạt trong gia đình là điện xoay chiều, có điện thế 10 - 220 V và tần số 60 Hz.
Điện 1 chiều thường thấy trong các thiết bị như bình ắc quy, pin. Mối nguy hiểm của dòng điện chạy qua người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ dòng điện (điện xoay chiều 70-700 mA hay điện một chiều 300-500 mA thường gây rung tim, các dòng điện lớn > 1 A thường gây ra các vết bỏng và tổn thương mô), thời gian dòng điện đi qua cơ thể, điện thế (cần một điện thế cao để dòng điện có thể đi xuyên qua cơ thể), điện trở của cơ thể (tương đối cao khi da khô làm hạn chế cường độ dòng điện, ngược lại khi da ướt hay đẫm mồ hôi hay bị bầm dập nên để cho một dòng điện mạnh đi qua), đường đi qua cơ thể của dòng điện (qua tim hay não dễ gây ra tử vong).
Điện cao thế có điện thế và cường độ rất cao nên khi bị giật thì rất nóng, thường gây tử vong tức thì. Sét đánh là trường hợp đặc biệt của điện giật, nạn nhân bị phóng điện vào người, do sét đánh nguồn điện áp rất cao nên nạn nhân thường bị tử vong tức thì.
3. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
3.1. Bỏng điện
Bong xảy ra tại ch6 tiếp xúc với điện. Sl'.c nóng do điện trở có thể gây bong lan rộng và sâu. Trong nhiều trường hợp điện thế cao, bong thường là khô kem theo cháy đen các mô dưới sâu chỉ trong vài giây.
3.2. Rung thất
Là rối loạn nhịp tim gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dòng điện xoay chiều, điện thế 10 - 240 V, cường độ 30mA, 50 - 60 Hz chạy qua lồng ngực không đến 1 giây đã có thể gây rung thất. Với dòng điện một chiều, cần đến cường độ 300 - 500 mA. Nếu dòng điện đi thẳng vào tim thấp dưới 1 mA (điện xoay
chiều hay một chiều), ví dụ cho nạn nhân mang catte tim hay các loại điện cực khác, có thể gây rung thất và ngừng tim. Phải dùng ngay lập tức máy khử rung.
Các ảnh hưởng thần kinh Dòng điện ảnh hưởng đến việc kiểm soát thần kinh, nhất là trên tim và phổi. Có thể gây ngất ngây khi bị điện giật, ngoài ra có thể gây mất trí nhớ tạm thời hay các rối loạn vận nhãn.
4. CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT TẠI CHỖ
- Phải quan sát thật kỹ trước khi tiến hành cấp cứu người bị điện giật, tránh để người cứu cũng trở thành nạn nhân điện giật.
- Nhanh chóng tìm và cắt ngay nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân. Không được dùng tay không mà phải mang găng tay cao su, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ bất tỉnh, không thở horc thở yếu thì phải tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi tại chỗ bằng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân có dấu hiệu hồi phục. Chỉ được vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi đã cấp cứu ổn định được nạn nhân.
- Cố gắng không để nạn nhân bị lạnh run.
- Tiến hành băng, che phủ mọi vùng bóng với băng vô trùng quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau, vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bong.
- Tất cả các trường hợp điện giật sau khi sơ cứu đều phải vận chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của điện giật.
5. PHÒNG TRÁNH VÀ THẬN TRỌNG VỚI ĐIỆN
- Điện giật rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì sẽ giảm được nguy cơ bị điện giật và giảm tỷ lệ tử vong do điện giật gây nên.
Tại nhà:
- Trong gia đình nên sử dụng thiết bị ngắt mạch tự động (automata). Khi có sự cố chập điện, cháy, dòng điện sẽ tự ngắt nhờ thiết bị tự ngắt này. Việc lắp đặt thiết bị chống quá tải và chống giật có chi phí thấp nhưng rất hữu ích trong việc bảo vệ con người và tài sản.
- Hệ thống ổ cắm trong nhà nên được lắp đặt ở các vị trí che khuất. Với những ổ cắm chưa sử dụng nên được bọc bởi các tấm chắn để ngăn chặn sự tiếp xúc vô tình với dòng điện. Đặc biệt lưu ý đối với những gia đình có con nhỏ.
- Thường xuyên kiểm tra và thay thế các thiết bị điện hư hong. Một số dấu hiệu cần kiểm tra ngay: thiết bị phát ra những tia lửa điện nho, vỏ bọc dây điện bong tróc, thiết bị điện trở nên nóng bất thường, có mùi khét khi sử dụng.
- Các thiết bị điện trong gia đình nên lắp đặt tránh xa nguồn nước, nơi ẩm thấp. Bởi nếu rò điện sẽ rất dễ gây điện giật.
Tại công trường sản xuất:
- Có biển cảnh báo các thiết bị điện nguy hiểm để hạn chế tới gần.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân: găng tay và giày ủng có đế cao su cách điện, đặc biệt khi làm việc trong môi trường ẩm ướt.
Tại cơ quan làm việc:
- Các máy móc và thiết bị phải được kiểm định đủ điều kiện an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tất cả các thiết bị có dấu hiệu hư hong.
- Luôn luôn giữ cho các thiết bị điện không tiếp xúc với nước.
- Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục cho mọi người hiểu mức độ nguy hiểm của điện giật, các nguyên tắc an toàn trong sử dụng điện.
Xem thêm nội dung khác tại đây.