
Liệt nửa người là gì?
Liệt nửa người là tình trạng bệnh nhân đột ngột bị mất vận động chủ động nửa bên cơ thể: tay chân cùng một bên, có thể kèm theo nửa mặt cùng bên do tổn thương vùng não khi bị đột quỵ. Người mắc phải có khả năng cử động nhẹ bên liệt hoặc hoàn toàn không thể cử động. Liệt nửa người thường là di chấn hoặc bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh khác. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai và lứa tuổi nào. Khi phát hiện bệnh, bạn cần điều trị sớm để mau chóng phục hồi các chức năng và giảm thiểu nguy cơ bị liệt vĩnh viễn.
Nguyên nhân liệt nửa người
Nguyên nhân chính gây ra liệt nửa người là xuất huyết não hay đột quỵ xuất huyết, các bệnh về mạch máu não làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não gây thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ
Các chấn thương, tổn thương não cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây liệt nửa người nhưng ít cấp tính hơn gồm có:
- Khối u, áp-xe, tổn thương não
- Bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh tế bào thần kinh
- Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
- Viêm não
- Bệnh truyền nhiễm do poliovirus (virus bại liệt)
- Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, thân não và vỏ não
Triệu chứng bệnh liệt nửa
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân:
Vụng về, khó đi lại;
Mệt mỏi;
Các cơ co cứng hoặc mềm nhão;
Mí mắt rũ xuống, méo miệng;
Nói khó, khó khăn khi nghe hiểu nghĩa từ;
Bí tiểu;
Mất cảm giác nửa bên người;
Trí nhớ suy giảm.
Phòng ngừa nguy cơ bệnh liệt nửa người
Do nguyên nhân chính của liệt nửa người là tình trạng đột quỵ nên khả năng lường trước gần như là không thể. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tập thể dục hằng ngày để duy trì một sức khỏe tốt
- Lựa chọn giày dép phù hợp với điều kiện môi trường
- Ngủ đủ giấc và ngủ sâu
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu rau xanh, trái cây nhiều vitamin, hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ
- Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia
Điều trị bệnh liệt nửa người
Vì liệt phần lớn là biểu hiện bị tổn thương gây ra bởi nhiều căn bệnh khác nhau nên kèm theo liệt có thể là một số triệu chứng nguy hiểm khác. Điều trị liệt đầu tiên phải xác định đúng nguyên nhân và điều trị nguyên nhân bệnh cùng các triệu chứng liên quan.
Ngoài ra:
Chăm sóc phần cơ thể bị liệt.
Luôn đặt chi ở tư thế sinh lý.
Xoa bóp, tập vận động sớm.
Đề phòng bị loét, mục bằng cách thay đổi tư thế nằm liên tục (nằm đệm nước hoặc đệm không khí có ngăn).
Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát (đường hô hấp, tiết niệu...).
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh liệt nửa người
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh có dấu hiệu tái phát.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Người bị liệt thường bị hạn chế các cử động vì thế rất khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Người nhà bệnh nhân có thể đồng hành hoặc tìm người giúp đỡ bệnh nhân trong vấn đề này.
Người chăm sóc bệnh nhân có thể học các bài tập cho người bị liệt để hỗ trợ người bệnh trong việc vận động các khớp.
Chế độ dinh dưỡng:
Năng lượng đạm nên chiếm 20-25% và tinh bột chiếm 50%.
Cần cung cấp thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin C (trong cam, bưởi, dâu…), vitamin E (hạt dẻ, đậu phộng…).
Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi.
Tránh thức ăn to, cứng, nóng dẫn đến khó nuốt hoặc dễ bị hóc, sặc.
Kiêng thức ăn chứa nhiều chất béo và chất kích thích, caffeine (rượu, bia, chè đặc, cà phê).
Bệnh nhân hạn chế dùng muối khi đã ổn định (7 - 14 ngày sau tai biến).
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Kiểm soát nguyên nhân gây đột quỵ.
Kiểm soát huyết áp, giữ ở mức không cao quá 140/90 mmHg.
Không để cơ thể quá béo, tập thể dục đều đặn, ăn nhiều hoa quả, rau tươi.