Sức khỏe đời sống

MẤT KHỨU GIÁC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

MẤT KHỨU GIÁC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

1. Mất khứu giác là gì?

Mất khứu giác là tình trạng xảy ra khi bạn mất cảm giác ngửi mùi. Tình trạng này thường gây ra bởi tình trạng ở mũi hoặc chấn thương não (sau tai nạn), nhưng một số người khi sinh đã không có khứu giác (bẩm sinh).

Bất kỳ vấn đề nào trong hệ thống khứu giác này - tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn trong mũi, viêm niêm mạc, bệnh thần kinh khứu giác hoặc chức năng não bị thay đổi đều ảnh hưởng đến khả năng ngửi và có thể dẫn đến mất khứu giác.

Mất mùi có thể là một phần (hyposemia) hoặc hoàn toàn (anosmia), và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù mất mùi hiếm khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, thậm chí mất mùi một phần có thể khiến bạn mất hứng thú với việc ăn uống, điều này có thể dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trầm cảm. Triệu chứng này cũng ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức. Nếu không có khứu giác, vị giác của chúng ta chỉ có thể phát hiện ra một vài hương vị và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Mất khứu giác là tình trạng rất thường gặp, ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

Mất khứu giác

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân do hoặc bên trong mũi hoặc nơi bắt đầu dây thần kinh. Nguyên nhân bao gồm:

- Nghẹt khe khứu: Nghẽn tắc cơ học đường khí đạo làm suy giảm khả năng truyền những chất có mùi thơm đến tế bào thụ cảm khứu trên biểu mô thần kinh khứu. Nguyên nhân bao gồm polyp mũi, u, dị vật và tiết dịch quá mức.

- Rối loạn viêm của biểu mô thần kinh khứu: Viêm niêm mạc khứu có thể làm loạn chức năng biểu mô thần kinh khứu. Những thay đổi trong lưu lượng khí qua mũi, độ thanh thải lông-dịch nhày, tắc nghẽn chất tiết, polyp hoặc nang góp phần làm loạn chức năng biểu mô thần kinh khứu. Nguyên nhân bao gồm URTI, dị ứng, viêm mũi vận mạch và hút thuốc lá.

- Tổn thương chấn thương thần kinh khứu: Căng và đứt dây thần kinh khứu có thể xảy ra ở loại tổn thương tăng tốc-giảm tốc (ví dụ.va chạm xe máy) vì dây thần kinh khứu được cố định tại đĩa sàng của xương sàng. Ngoài ra còn có khả năng tác động trực tiếp hoặc tổn thương kín đến cấu trúc của hệ khứu.

- Tổn thương hành khứu hoặc dải khứu: Những khối trong sọ tại đáy của thùy trán có thể làm loạn chức năng của hành khứu và hoặc dải khứu do tác động của khối đó. Nguyên nhân bao gồm u màng não, di căn xa, viêm màng não phức tạp và sarcoidosis. Bệnh của xương sàng có thể chèn ép thần kinh khứu khi nó đi ngang qua đĩa sàng. Nguyên nhân bao gồm bệnh Paget, viêm xương xơ nang, di căn xương và chấn thương.

- Bệnh thoái hóa thần kinh vỏ não: Trong bệnh Alzheimer, có sự thoái hóa của thùy thái dương giữa và vùng vỏ não khác có liên quan đến khứu giác. Bệnh thoái hóa thần kinh vỏ não khác có liên quan đến mất khứu giác bao gồm chứng mất trí thể Lewy, bệnh Parkinson và múa vờn Huntington.

- Tuổi già: Thay đổi khứu giác liên quan đến tuổi già bao gồm giảm cảm giác, mức độ, nhận biết và phân biệt khứu giác. Những thay đổi này có thể do loạn chức năng mức thụ thể hoặc thần kinh do bệnh tật, thuốc hoặc thay đổi hormon và chất dẫn truyền thần kinh.

3. Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng là không ngửi thấy mùi. Một số người bị tình trạng này nhận thấy sự thay đổi ở khứu giác, ví dụ như không thể ngửi thấy những mùi quen thuộc như lúc trước.

Do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường tự khỏi sau vài ngày. Nếu điều này không xảy ra, hãy đi khám bác sĩ để họ có thể loại trừ các tình huống nghiêm trọng hơn.

Đôi khi có thể được điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loại bỏ các tắc nghẽn trong đường mũi.

Trong các trường hợp khác, mất khứu giác có thể là vĩnh viễn. Đặc biệt sau 60 tuổi, bạn có nhiều nguy cơ có triệu chứng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Hướng dẫn điều trị 

Nguyên tắc điều trị là điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác. Trường hợp bệnh nhân bị mất khứu giác vận chuyển do viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm xoang nhiễm khuẩn, polyp, u tân sinh và các bất thường cấu trúc của khoang mũi có thể tiến hành điều trị chuyên khoa các bệnh này. 

Triệu chứng này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân và điều trị sớm. Mất mùi do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường sẽ tự hết sau vài ngày. Nếu tình trạng này kéo dài có thể đến gặp bác sĩ để tìm các nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Những người bị mất khứu giác bẩm sinh không có khả năng ngửi được mùi suốt đời và không có khái niệm gì về mùi. Hiện nay, không có phương pháp chữa trị hay điều trị chứng mất khứu giác bẩm sinh.

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Kháng sinh. Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loại bỏ các vật cản đang chặn đường mũi

  • Phẫu thuật polyp mũi, lệch vách mũi và viêm xoang tăng sản mạn tính thường mang lại kết quả tốt là tái phục hồi khứu giác.

  • Các thuốc kháng histamin, liệu pháp glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân.

  • Dùng kẽm và vitamin (nhất là vitamin A) được nhiều thầy thuốc tán thành và có kết quả tốt. Vì thiếu hụt kẽm nặng có thể gây ra mất và sai lệch khứu giác và thiếu vitamin A có thể gây ra mất khứu giác. 

  • Những bệnh nhân mất khứu giác cảm giác thần kinh thường không có cách điều trị hiệu quả. Cắt nguồn gây hại như khói thuốc lá và các hóa chất độc khác trong không khí có thể hồi phục khứu giác cho bệnh nhân bị mất khứu giác loại này.

5. Phòng ngừa bệnh mất khứu giác như thế nào? 

  • Cách tốt nhất để bảo vệ khứu giác là phòng và điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác nói trên, như chữa các bệnh: Cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang... một cách triệt để. 

  • Trong sinh hoạt mọi người nên đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… mỗi khi ra đường. Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần hàng ngày hoặc mỗi khi đi ra ngoài về nhà để làm sạch niêm mạc mũi. 

  • Luyện tập mũi như ngửi mùi các loại hoa, thức ăn cho quen... để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị khi bệnh mới phát triển... 

  • Không hút thuốc lá.

Xem thêm các bài viết tại đây.

Đang xem: MẤT KHỨU GIÁC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng