Sức khỏe đời sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI BỆNH CẤY BUỒNG TIÊM DƯỚI DA

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI BỆNH CẤY BUỒNG TIÊM DƯỚI DA

Những điều cần biết về người bệnh cấy buồng tiêm dưới da bao gồm các thông tin về thời điểm cấy, vị trí, loại thuốc dịch truyền vào cơ thể và hướng dẫn cách chăm sóc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI BỆNH CẤY BUỒNG TIÊM DƯỚI DA

 

Buồng tiêm dưới da là gì?

Là một hệ thống bao gồm ống thông (catête) và buồng tiêm, trong đó ống thông được đặt vào tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cánh tay...) và buồng tiêm được cấy hoàn toàn vào mô dưới da.

Có nhiều loại buồng tiêm dưới da: một buồng hoặc 2 buồng, chất liệu có thể khác nhau (bằng titan, bằng titan và nhựa dẻo, hoàn toàn bằng nhựa dẻo…).

Tất cả các loại buồng tiêm được cấy ghép, sử dụng và chăm sóc giống nhau.

Khi nào cần cấy buồng tiêm dưới da

Buồng tiêm dưới da thường được chỉ định trong các trường hợp phải truyền dịch hay thuốc vào tĩnh mạch lâu dài, trong khi các tĩnh mạch nhỏ của cơ thể không dùng được nữa như:

Bệnh ung thư cần truyền hóa chất lặp đi lặp lại nhiều lần và thuốc có thể gây tổn thương tĩnh mạch hoặc tạo huyết khối.

Bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc tiên lượng cần phải phối hợp dinh dưỡng ở giai đoạn hậu phẫu và lâu dài sau giai đoạn hóa trị, xạ trị.

Bệnh lý ung thư đã điều trị ổn định, dự kiến kế hoạch cần sử dụng buồng tiêm trong chăm sóc giảm nhẹ và điều trị đau với tiên lượng sống trên 3 tháng.

Thuốc cần truyền vào tĩnh mạch trung tâm, truyền máu, truyền dịch lâu dài từ 3 - 10 năm.

Trẻ em hay người lớn cần nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch.

Vị trí cấy buồng tiêm dưới da trong cơ thể

Thủ thuật cấy buồng tiêm dưới da tương đối đơn giản với bác sĩ có kinh nghiệm về thủ thuật này: gây mê/tê, rạch hai đường nhỏ, một để đặt buồng tiêm dưới da và một cạnh xương đòn nơi catête được đưa vào một tĩnh mạch ở phần thấp của cổ.

Có trường hợp buồng tiêm được đặt dưới da phía trước cánh tay, catête đưa vào tĩnh mạch cánh tay. Buồng tiêm dưới da được cấy hoàn toàn bên trong cơ thể, một đầu của catête được đưa vào tĩnh mạch, đầu còn lại được kết nối vào buồng tiêm nằm hoàn toàn dưới da.

Thuốc và dịch truyền vào cơ thể thông qua buồng tiêm dưới da như thế nào?

  • Để truyền dịch hay thuốc vào cơ thể, sử dụng một loại kim đặc biệt (kim Huber) đâm xuyên qua da, qua màng silicone của buồng tiêm để vào buồng tiêm.
  • Do kim đâm xuyên qua da nên người bệnh thường có cảm giác đau, khó chịu. Nếu thấy cần, có thể sử dụng thuốc tê tạm thời tại chỗ trước khi tiêm.
  • Thuốc hoặc dịch truyền sẽ chảy qua kim để vào buồng tiêm, chảy qua catête và trực tiếp đi vào máu.
  • Sau khi buồng tiêm được cấy dưới da, nhân viên y tế sẽ sử dụng buồng tiêm này để:
  • Truyền dịch, truyền thuốc vào cơ thể.
  • Lấy máu xét nghiệm (nếu cần).
  • Truyền tĩnh mạch liên tục thông qua túi bơm tiêm tự động.

Hướng dẫn cách chăm sóc buồng tiêm dưới da

Buồng tiêm dưới da đòi hỏi sự chăm sóc giữa các lần sử dụng. Người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết, dưới đây là những hướng dẫn chung:

Giữ sạch nơi đặt buồng tiêm 

Sau khi đâm kim vào buồng tiêm, nơi đặt kim tiêm sẽ được che phủ gạc y tế hoặc băng dán chuyên dụng (biotech).

Sau mỗi lần sử dụng, kim được rút ra, gạc che phủ sẽ được tháo bỏ sau 24 giờ. Người bệnh cần phải giữ khô, sạch vùng này sau đó. Lưu ý: Vùng đặt buồng tiêm nên được giám sát thường xuyên và nếu thấy xuất hiện sưng, đỏ, bầm, đau, sốt, hoặc ớn lạnh, người bệnh phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Bơm rửa hệ thống

Hệ thống buồng tiêm phải được giữ bằng dung dịch có chứa chất kháng đông (Heparine) với nồng độ thích hợp để ngăn ngừa cục máu đông hình thành bên trong catête (việc làm này được gọi là khóa Heparine và sẽ do nhân viên y tế thực hiện).

Để đảm bảo an toàn, hệ thống buồng tiêm phải được bơm rửa với khoảng 10 - 20 ml nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) ngay sau khi kết thúc sử dụng buồng tiêm và khóa Heparine. Trong trường hợp hệ thống buồng tiêm dưới da không sử dụng, người bệnh phải đến dịch vụ y tế để được bơm rửa mỗi 4 tuần.

Hệ thống có 2 buồng tiêm 

Chăm sóc hệ thống này cũng giống như một buồng tiêm, có thể đồng thời sử dụng cả 2 buồng cùng một lúc. Ngoài ra, vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bơm rửa hệ thống ngay sau khi kết thúc tiêm truyền và bơm rửa 4 tuần/lần nếu không sử dụng.

Những điều cần lưu ý

Nếu người bệnh và thành viên trong gia đình đã được hướng dẫn việc chăm sóc buồng tiêm dưới da, cần lưu ý:

  • Không được tự ý rút kim, không để hệ thống tiêm truyền bị hở vì không khí sẽ lọt vào bên trong buồng tiêm.
  • Không được tự ý truyền bất kỳ dung dịch nào, trừ khi được nhân viên y tế yêu cầu.
  • Báo ngay cho nhân viên y tế nếu hệ thống buồng tiêm của người bệnh bị tắc nghẽn, dịch truyền không chảy vào hệ thống buồng tiêm.
  • Báo ngay cho nhân viên y tế khi người bệnh bị các tổn thương nào

Xem thêm chi tiết tại đây.

Nguồn: ThS DD Nguyễn Thị Hồng Minh- Tạp Chí Sống Khoẻ - Bệnh viện ĐH Y Dược Tp.HCM

Đang xem: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI BỆNH CẤY BUỒNG TIÊM DƯỚI DA

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng