TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI QUAN TÂM ĐẾN RỬA TAY?
Trong môi trường bệnh viện, người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III chiếm chủ yếu. Đối với chăm sóc cấp II và III, ngoại trừ sự chăm sóc trực tiếp từ nhân viên y tế, phần lớn thời gian người bệnh và người nhà phải tự chăm sóc. Và trong quá trình chăm sóc, không tránh khỏi lây nhiễm chéo từ các tác nhân gây bệnh xung quanh. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho người bệnh, không chỉ là trách nhiệm của những người làm trong ngành Y tế mà còn là của cả người dân. Và vệ sinh tay được xem là một biện pháp hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
GS TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm tới 35 - 47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn… Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như hiệu quả vắc-xin, tiết kiệm và có thể bảo vệ sức khỏe.”
VỆ SINH TAY ĐÃ TRỞ THÀNH THÓI QUEN THƯỜNG XUYÊN CỦA NGƯỜI DÂN?
Trên thực tế tại Việt Nam, việc vệ sinh tay vẫn chưa thành thói quen thường xuyên của nhiều người dân. Khảo sát gần đây nhất của Bộ Y tế nước ta cho thấy tỷ lệ người dân rửa tay với xà phòng trước khi ăn là 23% và sau khi đi vệ sinh mới chỉ đạt 36%.
Vì vậy, việc tạo thói quen vệ sinh tay trong cộng đồng nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn là một việc làm quan trọng và vì các thế hệ người Việt Nam khỏe mạnh.
VỆ SINH TAY KHI NÀO?
VỆ SINH TAY BẰNG CÁCH NÀO? CẦN PHƯƠNG TIỆN GÌ?
Tùy theo điều kiện sẵn có, chúng ta có thể sát khuẩn tay với dung dịch sát khuẩn không cần rửa lại với nước hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Đặc biệt, trong một số tình huống, Bộ Y tế khuyến cáo cần phải rửa tay với xà phòng và nước mà không dùng dung dịch sát khuẩn tay khi: tay nhìn thấy dơ rõ, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia WHO và được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện, vệ sinh tay bằng dung dịch thôi không đủ mà phải vệ sinh tay đúng cách theo 6 bước thì mới đạt hiệu quả cao trong việc diệt trừ vi khuẩn.
PGS TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), nhấn mạnh: “Thông thường, khi rửa tay, mọi người chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng, xát qua lòng bàn tay và rửa nhanh lại với nước. Hầu hết, người dân không chú ý đến việc rửa sạch ngón cái, cũng như các kẽ ngón và kẽ móng tay, nơi tập trung chủ yếu của các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại.”
Năm 2017, nhằm hưởng ứng “Ngày Thế giới Rửa tay với Xà phòng - 15/10”, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Biệt đội bảo vệ tương lai”, kêu gọi tất cả nhân viên Bệnh viện kết nối thành một biệt đội cùng thực hiện sứ mệnh chung: “lan tỏa thông điệp về tầm
Xem thêm bài viết tại đây.
Nguồn: CNĐD Phạm Thị Như Sen - Tạp Chí Sống Khỏe - BV ĐH Y Dược Tp.HCM.