Sức khỏe đời sống

THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NGOẠI VI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NGOẠI VI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Tìm hiểu chung

1.1 Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là gì?

Thiểu năng tuân hoàn ngoại vi là bệnh làm lưu lượng máu đến tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể bị hạn chế. Bệnh thường xảy ra khi động mạch hoặc tĩnh mạch bị hẹp, bị tắc nghẽn hoặc bị co thắt.

THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NGOẠI VI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1.2. Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường xuất hiện dần dần. Thương xuất hiện ở vị trí chân nhiều hơn tay vì các mạch máu ở chân xa tim hơn.

Đau, nhức hoặc chuột rút khi đi bộ là những triệu chứng điển hình, có thể xảy ra ở các vị trí sau:

  • Mông
  • Bắp chân
  • Hông
  • Đùi

Các triệu chứng thường sẽ biến mất khi nghỉ ngơi nhưng khi bệnh tiến triển, đau và mỏi chân có thể kéo dài ngay cả khi nghỉ ngơi.

Một số triệu chứng khác có thể gặp:

  • Chuột rút chân khi nằm
  • Chân tay nhợt nhạt hoặc xanh đỏ
  • Rụng lông ở chân
  • Da sờ vào thấy mát
  • Gầy, xanh xao, hoặc da bóng ở chân và bàn chân
  • Vết thương, vết loét chậm lành
  • Ngón chân, ngón tay lạnh, buốt hoặc tê
  • Móng chân dày lên
  • Mạch chậm hoặc không có ở bàn chân
  • Cảm giác nặng nề, tê liệt cơ
  • Mất cơ (teo cơ)

2. Nguyên nhân gây bệnh

Xơ cứng động mạch, gây ra bởi những thay đổi trong cấu trúc của mạch máu. Xơ cứng động mạch có thể hạn chế lưu lượng máu, và nếu không được điều trị, có thể gây ra cục máu đông. Các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch và gây mất các chi hoặc tổn thương các cơ quan.

Chân thương, viêm hoặc nhiễm trùng trong mạch máu cũng có thể gây ra những thay đổi cấu trúc trong mạch máu.

Một nguyên nhân khác gây bệnh là khi mạch máu phản ứng với các tín hiệu não và các yếu tố môi trường như nhiệt độ lạnh, căng thẳng, sử dụng ma túy, sử dụng máy móc hoặc công công cụ khiến cơ thể rung động,… làm mạch máu co thắt hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan.

3. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi:

  • Những người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi hơn.
  • Người thừa cân hoặc béo phì
  • Ngươi hút thuốc, sử dụng ma túy, ít vận động, có chế độ ăn không khoa học
  • Những người có tiền sử bệnh mạch máu não hoặc đột quỵ
  • Những người có cholesterol cao, tăng huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

4.1 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ tiền sử bệnh, lối sống, thói quen sinh hoạt. Thực hiện thăm khám lâm sàng về nhiệt độ da, ngoại hình và sự hiện diện của các mạch máu ở chân và bàn chân.

Các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng:

  • Chụp X quang mạch máu để xác định mạch máu có bị tắc không.
  • Đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI): Nếu huyết áp ở chân thấp hơn ở cánh tay thì có thể mạch máu bị tắc nghẽn.
  • Xét nghiệp máu: Bác sĩ kiểm tra các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.
  • Chụp cắt lớp mạch máu (CTA): Xét nghiệm hình ảnh CTA cho bác sĩ thấy hình ảnh của các mạch máu, bao gồm cả những vị trí đã thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn.
  • Chụp mạch máu cộng hưởng (MRA): Tương tự như CTA, chụp mạch cộng hưởng từ làm nổi bật các tắc nghẽn mạch máu.
  • Siêu âm: Siêu âm cho phép bác sĩ nhìn thấy sự lưu thông máu qua các động mạch và tĩnh mạch.

4.2. Phương pháp điều trị

Điều trị không dùng thuốc, thay đổi lối sống:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
  • Kiểm soát đương, cholesterol và huyết áp
  • Khám sức khỏe định kì

Điều trị bằng thuốc:

  • Cilostazol điều trị các triệu chứng của chứng đau không liên tục.
  • Pentoxifylline điều trị đau cơ
  • Clopidogrel hoặc aspirin ngăn ngừa cục máu động

Phương pháp phẫu thuật:

  • Nong mạch: Bác sĩ sẽ đưa một ống thông có gắn bóng vào mạch máu bị tổn thương, sau đó bơm căng bóng để mở rộng mạch máu hoặc đặt stent để nong mạch.
  • Bắc cầu động mạch chủ - động mạch vành

5. Biến chứng

Nếu mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn máu ngoại vi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hoại tử, có thể bị yêu cầu cắt chi bị ảnh hưởng
  • Đau tim hoặc đột quỵ
  • Bất lực
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Vết thương chậm lành
  • Nhiễm trùng trong xương, máu có khả năng  gây tử vong.

6. Phòng ngừa

  • Bỏ thuốc lá, hoặc không bắt đầu
  • Tham gia ít nhất 150 phút hoạt động tim mạch, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy, mỗi tuần
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Quản lý lượng đường trong máu, mức cholesterol và huyết áp

Xem thêm bài viết khác tại đây.

 

Đang xem: THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NGOẠI VI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng