Sức khỏe đời sống

VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ U ĐẠI TRÀNG

VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ U ĐẠI TRÀNG

Vật lý trị liệu cho người bệnh sau mổ u đại tràng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc phối hợp các chương trình tập luyện sẽ tăng hiệu quả điều trị hậu phẫu.

VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ U ĐẠI TRÀNG

Mổ u đại tràng thường là một phẫu thuật lớn, xâm lấn nhiều. sau mổ, người bệnh đau nhiều, gặp khó khăn khi vận động và đi lại. Biến chứng thường gặp đối với người bệnh là viêm phổi và tắc ruột. Do đó, người bệnh được chỉ định tập vật lý trị liệu trước và sau mổ để ngừa các biến chứng, giảm số ngày nằm viện cũng như chi phí điều trị.

Việc hiểu rõ và phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau sẽ tăng cường sức khỏe, giúp đẩy lùi các biến chứng hậu phẫu. 

Mục đích

  • Ngừa viêm phổi, xẹp phổi.
  • Ngừa tắc ruột.
  • Loại bỏ đàm nhớt.
  • Gia tăng chức năng hô hấp.
  • Gia tăng tuần hoàn.
  • Duy trì và gia tăng tầm vận động các khớp.
  • Gia tăng sự gắng sức, sức bền.
  • Điều chỉnh tư thế trong suốt quá trình tập luyện.

Chương trình tập vật lý trị liệu

1. Thở ngực

Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, 1 tay để trên ngực.

Bắt đầu: Người bệnh hít vào bằng mũi chậm, phình ngực lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp ngực xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

2. Thở bụng (thở cơ hoành)

Tương tự như thở ngực

  • Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi. 1 tay để trên bụng
  • Bắt đầu: Người bệnh hít vào bằng mũi chậm, phình bụng lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp bụng xuống. Bài tập này làm từ 10-20 lần/ đợt tập, 3-4 đợt tập/ ngày. Thở kết hợp với vận động 2 tay

• Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, đan 2 tay vào nhau.

• Bắt đầu: Người bệnh hít vào bằng mũi chậm, nâng 2 tay lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, hạ 2 tay xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày

3. Thở ở tư thế nằm nghiêng

• Tư thế: Nằm nghiêng bên trái, có thể kê thêm gối dưới bụng để tăng sự giãn nở vùng phổi phải.

• Bắt đầu: Người bệnh hít vào bằng mũi chậm, nâng tay phải lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, hạ tay xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

• Đổi sang tập thở ở tư thế nằm nghiêng bên phải.

4. Thở kết hợp với vận động 2 chân

Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng 2 tay và 2 chân

Bắt đầu: Hít vào bằng mũi thì co chân trái lên, sau đó thở ra bằng miệng thì hạ chân xuống. Tiếp theo, đổi qua chân bên phải và làm tương tự. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

5. Thở kết hợp bắc cầu

Tư thế: nằm ngửa co 2 chân lên

Bắt đầu: hít vào bằng mũi thì nhấc mông lên, sau đó thở ra bằng miệng thì hạ mông xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

6. Thở với dụng cụ tập thở

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi

Bắt đầu: Ngậm hoàn toàn đầu ống vào miệng (như hình vẽ), qua ống hít vào một hơi thật dài và chậm, cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, tùy vào tình hình của người bệnh mà nhân viên VLTL sẽ hướng dẫn thể tích bao nhiêu là phù hợp, sau đó thở ra bình thường.

Thực hiện:

5 - 6 hơi thở/lần

4 - 5 lần/đợt tập

3 - 4 đợt tập/ngày

7. Tập ho 

Cách 1: Tư thế ngồi, 2 tay ôm cố định vùng mổ, người bệnh hít sâu bằng mũi, nín thở trong giây sau đó ho mạnh ra.

Cách 2: Tư thế ngồi, 2 tay ôm cố định vùng mổ, người bệnh thổi ra bằng miệng đến hết hơi, sau đó ho mạnh ra.

Xem thêm chi tiết tại đây.

Nguồn: CN Phạm Văn Thạnh – Tạp chí sống khỏe – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Đang xem: VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ U ĐẠI TRÀNG

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng