Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của bé còn rất non nớt khi chúng vừa sinh ra. Vì vậy vấn đề sức khỏe của trẻ cần được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Trong đó, hạ thân nhiệt và rối loạn điện giải là những vấn đề hay gặp ở trẻ. Vậy làm sao để nhận biết và xử trí những vấn đề đó như thế nào?
Thế nào là hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh?
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là khi nhiệt độ hậu môn < 36,5 °C
- Mức độ hạ thân nhiệt:
+ Nhẹ: < 36.5 °C – 36 °C
+ Trung bình: < 36 °C – 32 °C
+ Nặng: < 32 °C
Làm sao để phát hiện trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt
Trẻ có nguy cơ hạ thân nhiệt: nhẹ cân, đẻ non, nhiễm khuẩn nặng, trẻ sinh ra vào mùa lạnh
- Phát hiện kịp thời dấu hiệu hạ thân nhiệt: sờ bàn tay, bàn chân lạnh.
- Đo thân nhiệt ít nhất 1 lần trong ngày đầu sau đẻ. Những trẻ có nguy cơ cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên hơn.
Xử trí trẻ hạ thân nhiệt như thế nào?
- Trẻ nằm cùng mẹ:
- Hướng dẫn bà mẹ giữ ấm cho trẻ bằng phương pháp da kề da hoặc quấn thêm tã, mặc thêm quần áo, đội mũ và đắp chăn ấm cho trẻ hoặc hướng dẫn các phương pháp ủ ấm khác.
- Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú sớm, nhiều lần, nếu trẻ không thể bú thì vắt sữa và cho ăn qua thìa.
- Nếu thân nhiệt sau 1 giờ không trở về bình thường hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác cần chuyển trẻ ngay về khoa sơ sinh.
- Tại khoa sơ sinh:
- Sử dụng các phương tiện ủ ấm: lồng ấp, giường sưởi.
- Khám lâm sàng, làm xét nghiệm: đường máu, các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân (nếu cần)
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Điều trị các rối loạn kèm theo
Rối loạn điện giải ở trẻ em
Trẻ có nguy cơ cao rối loạn nước điện giải: đẻ non, sơ sinh cân nặng rất thấp và cực thấp nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày, nhiễm khuẩn toàn thân, ỉa chảy, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh…
Chuẩn đoán
- Phát hiện:
+ Các dấu hiệu mất nước: nôn, bú ít, tiêu chảy nhiều lần, đi tiểu ít, sụt cân, thóp lõm, mắt trũng.
+ Dấu hiệu thừa nước được gợi ý bởi tăng cân, phù.
+ Dấu hiệu nguy hiểm: rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp…
- Đánh giá mức độ mất nước:
+ Mất nước nặng: 15%
+ Có mất nước: 10%
+ Mất nước nhẹ: 5%
- Làm thêm các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, đường máu, điên giải đồ, calci, magie, chức năng gan thận, đông máu cơ bản.
+ Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng: CRP, PCT, khí máu, siêu âm thóp, siêu âm bụng, cấy máu, tổng phân tích nước tiểu…
Xử trí:
- Theo tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.
- Điều trị theo nguyên nhân
- Điều trị các rối loạn kèm theo.
- Điều trị hỗ trợ.
Xem thêm thông tin tại đây.