Thuốc, hoạt chất

Thuốc bột pha dung dịch nhỏ tai Fosfomycin - Kháng sinh nhóm quinolon

Thuốc bột pha dung dịch nhỏ tai Fosfomycin - Kháng sinh nhóm quinolon

Thuốc bột pha dung dịch nhỏ tai Fosfomycin - Kháng sinh nhóm quinolon

Thông tin dành cho chuyên gia


Fosfomycin là một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng.

Nguồn gốc: Fosfomycin được phát hiện vào năm 1969 bởi các nhà khoa học tại Công ty Thuốc kháng sinh và Penicillin Tây Ban Nha và được sản xuất bởi Streptomyces fradiae. Nó cũng có thể được sản xuất tổng hợp và có bán trên thị trường dưới dạng muối dinatri để tiêm tĩnh mạch và muối canxi hoặc trometamol để uống. Về cấu trúc hóa học, fosfomycin là một chất tương tự phosphoenolpyruvat và chứa một nhóm phosphonic và một vòng epoxit. 

Do dễ sử dụng như một liều uống 3 gam duy nhất và tính an toàn mong muốn, fosfomycin phần lớn đã trở thành lựa chọn điều trị hàng đầu để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng (UTIs) ở phụ nữ. Mặc dù chỉ được FDA chấp thuận cho nhiễm trùng đường tiết niệu, fosfomycin thực sự có phổ hoạt động rộng và hoạt động chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm. 5 Vì vậy, người ta rất quan tâm đến việc khám phá tính hữu dụng của fosfomycin đối với các chỉ định ngoài điều trị UTIs.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Fosfomycin

Tên biệt dược thường gặp: Monurol,

Thuốc tiêm Fosfomycin - Kháng sinh nhóm quinolon


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Bột pha tiêm truyền, bột pha dung dịch uống, bột pha dung dịch nhỏ tai.

Các loại hàm lượng: 

Fosfomycin dinatri: Bột tiêm, lọ 1 g, 2 g, 3 g và 4 g cùng 1 ống nước cất để pha tiêm (tính theo fosfomycin gốc). 

Thuốc uống: Bột uống: Fosfomycin calci viên 250 mg, 500 mg (tính theo fosfomycin gốc); 1 g, 3 g bột/gói (tính theo fosfomycin gốc). Fosfomycin trometamol (còn gọi là fosfomycin tromethamin): 3 g/gói pha để uống (tính theo fosfomycin gốc). 

Bột pha thành dung dịch để nhỏ tai (fosfomycin natri): 300 mg/lọ (tính theo fosfomycin gốc).


3. Chỉ định

  • Nhiễm khuẩn nặng hoặc biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, da, phụ khoa, hô hấp, cơ xương; nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, nhiễm trùng huyết; viêm màng tim, viêm màng não [trong nhiễm trùng bệnh viện nghiêm trọng (nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm màng não): phối hợp penicillin, cephalosporin, aminoglycosid, colistin hoặc vancomycin để ngăn ngừa việc chọn lọc các đột biến kháng thuốc. Viêm màng não do tụ cầu khuẩn kháng methicillin.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm quinolon

Fosfomycin là một kháng sinh phổ rộng hoạt động thông qua việc ức chế quá trình tổng hợp thành tê bào vi khuẩn và ngăn cản sự hình thành acid-N-acetyl-murami. Thông qua sự thâm nhập vào nội bào ma fosfomycin có hoạt tính thực bào. Fosfomycin phân bố rộng rãi vào các mô và dịch trong cơ thể, không gắn vào protein trong huyết tương, không được chuyển hóa và bài tiết chủ qua nước tiểu. 

Fosfomycin kháng lại các chủng vi khuẩn sau đây: Gram-dương: Staphylococcus spp. (bao gồm kháng-methicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcusfaecalis. Gram-âm: Escherichia coli, Citrobacter spp., Enterobacter spp., Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus rettgeri, Serratia marcescens, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoeae, Salmonella spp., Shigella, Campylobacter spp. và Yersinia enterocolitica. 

Fosfomycin còn kháng lại các chủng vi khuẩn sau: Bacteroide, Brucella, Corynebacterium, Mycoplasma, Chlamydia, Treponema, Borrelia và Mycobacterium, Klebsiella spp. và Providence. 

4.2. Dược động học

Hấp thu

Fosfomycin calci hấp thu kém qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng theo đường uống chỉ đạt 30 - 40%. Thức ăn làm giảm sinh khả dụng và thải trừ thuốc, nhưng không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau uống 4 giờ liều 1 g, nồng độ tối đa trong máu là 7 microgam/ml. Tuy nhiên, fosfomycin trometamol lại hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Sau khi uống 2 giờ một liều tương đương với 3 g fosfomycin nồng độ thuốc trong huyết tương đạt khoảng 22 đến 32 microgam/ml. Truyền tĩnh mạch liên tục trong 4 giờ một liều duy nhất 4 g fosfomycin dinatri, nồng độ đỉnh trong huyết tương (nồng độ lúc ngừng truyền) đạt được 123 ± 16 microgam/ml. Sau đó, nồng độ giảm xuống 24 ± 7 microgam/ml vào giờ thứ 8 và 8 ± 2 microgam/ml vào giờ thứ 12.

Phân bố

Thuốc không gắn vào protein huyết tương.

Fosfomycin có trọng lượng phân tử nhỏ (138), do đó, xâm nhập vào các mô và dịch cơ thể dễ dàng, thường đạt được nồng độ giữa 20 và 50% nồng độ thuốc trong huyết thanh:

Trong dịch não tủy: Khoảng 20% nồng độ thuốc trong huyết thanh, cao hơn nếu có viêm màng não.

Trong dịch màng phổi: 7 - 43% nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Ở amidan: Khoảng 50% nồng độ huyết thanh.

Ở niêm mạc xoang: Khoảng 30% nồng độ thuốc trong huyết thanh. Trong đờm: 5 - 10% nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Fosfomycin cũng vào trong nước ối, sản dịch, bạch huyết, thủy dịch, chất bài tiết phế quản, ổ mủ màng phổi, xoang, xương (nếu còn mạch máu nuôi dưỡng), mật.

Chuyển hóa

Fosfomycin không chuyển hóa và cũng không qua chu trình ruột - gan.

Thải trừ

Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2 giờ.

Fosfomycin đào thải qua đường tiết niệu, chủ yếu qua lọc cầu thận mà không tiết hoặc tái hấp thu qua ống thận. Độ thanh thải của fosfomycin tương tự như độ thanh thải của creatinin (100 - 120 ml/phút). Fosfomycin thải trừ trong nước tiểu trên 85% trong 12 giờ; một phần nhỏ thuốc thấy trong phân.

Không có sự khác biệt nồng độ thuốc trong nước tiểu ở người cao tuổi và người trẻ tuổi. Do đó, không cần điều chỉnh liều. Suy thận làm giảm nhiều bài tiết fosfomycin, do đó cần phải điều chỉnh liều.

* Người già

Không có sự khác biệt nồng độ thuốc trong nước tiểu ở người cao tuổi và người trẻ tuổi. Do đó, không cần điều chỉnh liều. 

Suy thận làm giảm nhiều bài tiết fosfomycin, do đó cần phải điều chỉnh liều.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng bột pha dung dịch nhỏ tai.

Viêm tai giữa cấp: Bột pha thành dung dịch 30 mg fosfomycin natri/ml. Thông thường nhỏ vào tai 10 giọt (khoảng 0,5 ml) ngày 2 lần. Số lần nhỏ điều chỉnh tùy theo triệu chứng, có thể tăng tới 4 lần/ngày. Sau khi nhỏ tai, giữ nguyên vị trí trong 10 phút.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào.
  • Suy thận có ClCr < 5mL/phút. 
  • Viêm thận-bể thận, áp-xe quanh thận.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Bệnh nhân bệnh tim, suy thận, tăng huyết áp, phù phổi (có 0.33g muối natri/g fosfomycin). 

  • Dùng liều cao và kéo dài: giảm muối từ thức ăn và thường xuyên kiểm tra nồng độ natri, kali và clo trong máu. 

  • Viêm tĩnh mạch và đau sau khi tiêm (hiếm); cần lựa chọn vị trí, kỹ thuật, tốc độ tiêm thích hợp nhất. 

  • Tránh dùng cho phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai. Một lượng nhỏ thuốc bài tiết qua sữa mẹ.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc
Không có nghiên cứu cụ thể nào được thực hiện nhưng bệnh nhân nên được thông báo rằng đã có báo cáo về chóng mặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc của một số bệnh nhân.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng     x
Sốc phản vệ     x
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt  x   
Phản ứng loạn thần     x
Co giật, buồn ngủ     x
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ x    
MắtRối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng)   x  
Tim
 
Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua)     x
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp     x
Mạch máuGiãn mạch   x  
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtGiảm tiết dịch phế quản     x
Hệ tiêu hóaKhô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. x    
Da và mô dưới daAnhidrosis, mày đay, phát ban x    
Thận và tiết niệuỨc chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu  x   

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc sử dụng fosfomycin ở phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.

Cho con bú

Thuốc vào được sữa mẹ. Mặc dù nồng độ fosfomycin rất thấp trong sữa mẹ nhưng vẫn không nên dùng thuốc khi mẹ đang cho con bú. Trường hợp phải dùng fosfomycin thì người mẹ phải ngừng cho con bú.

Khả năng sinh sản

Không có sẵn dữ liệu về con người. Ở chuột đực và chuột cái, việc uống fosfomycin lên đến 1000 mg / kg / ngày không làm giảm khả năng sinh sản.

5.6. Tương tác thuốc

Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.

Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm β-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifamycin, colistin, vancomycin và lincomycin.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Cho đến nay chưa có báo cáo về quá liều khi dùng fosfomycin.

Xử trí 

Hiện không có thuốc đối kháng fosfomycin đặc hiệu, do vậy khi gặp ngộ độc, cần phải áp dụng biện pháp điều trị tích cực, điều trị triệu chứng và loại fosfomycin ra khỏi cơ thể.

Đang xem: Thuốc bột pha dung dịch nhỏ tai Fosfomycin - Kháng sinh nhóm quinolon

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng