Thuốc, hoạt chất

Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt Gentamicin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt Gentamicin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt Gentamicin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thông tin dành cho chuyên gia


Gentamicin là một aminoglycosid được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng hiếu khí trong cơ thể.

Nguồn gốc: Gentamicin là một aminoglycosid diệt khuẩn được phát hiện và phân lập từ Micromonospora purpurea vào năm 1963. Nó là một trong những aminoglycosid được kê đơn thường xuyên nhất do phổ hoạt động, giá thành rẻ và sẵn có. Gentamicin có hiệu quả chống lại cả vi sinh vật gram dương và gram âm nhưng đặc biệt hữu ích để điều trị các bệnh nhiễm trùng gram âm nặng bao gồm cả những bệnh do Pseudomonas aeruginosa gây ra. Có thêm lợi ích về sức mạnh tổng hợp khi gentamicin được sử dụng đồng thời với các kháng khuẩn khác như beta-lactam. Hoạt động hiệp đồng này không chỉ quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng phức tạp mà còn có thể góp phần tối ưu hóa liều lượng và giảm tác dụng phụ. 

Mặc dù gentamicin đã được thành lập và có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng lâm sàng, nó cũng có liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm độc tính trên thận và độc tính trên tai có thể hạn chế việc sử dụng.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Gentamicin

Tên biệt dược thường gặp: Gentak, Pred-G, Valisone-G, Gentamycin Sulfate 80mg/2ml,Gentamycin Sulfate injection,Sifagen,Gentamicin-Ferein,Gentamed,...

Thuốc tiêm Gentamicin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: dung dịch tiêm, truyền, thuốc tra/nhỏ mắt.

Các loại hàm lượng:

Gentamicin được sử dụng dưới dạng sulfat, liều lượng tính theo gentamicin base.

Thuốc mỡ tra mắt, dung dịch nhỏ mắt 0,3%

Dung dịch tiêm 2 mg/ml; 10 mg/ml; 40 mg/2 ml; 80 mg/2 ml; 160 mg/2 ml.

3. Chỉ định

Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta-lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: 

  • Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm màng trong tim (trong điều trị và dự phòng viêm màng trong tim do Streptococci, Enterococci, Staphylococci), viêm màng trong dạ con, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm các bộ phận trong tiểu khung, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp) 
  • Dự phòng nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị người bệnh suy giảm miễn dịch và người bệnh đang được chăm sóc tích cực... 

Gentamicin thường được dùng cùng với các thuốc diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị. Gentamicin được phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta-lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí - kỵ khí gây ra.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm aminoglycosid

Gentamicin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc vào tế bào vi khuẩn nhạy cảm qua quá trình vận chuyển tích cực phụ thuộc oxy. Quá trình này bị ức chế trong môi trường kỵ khí, acid hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Trong tế bào, thuốc gắn với tiểu đơn vị 30S và một số với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm, kết quả làm cho màng tế bào vi khuẩn bị khuyết tật và từ đó ức chế tế bào phát triển.

Gentamicin là một aminoglycosid được sử dụng rộng rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng. Là kháng sinh phổ rộng nhưng không có hoạt tính kháng các vi khuẩn kỵ khí và thuốc cũng tác dụng kém chống lại các Streptococci Pneumococci tan huyết. 

Phổ tác dụng 

Phổ diệt khuẩn của gentamicin gồm nhiều chủng vi khuẩn hiếu khí Gram âm, như: Brucella, Calymmatobacterium, Campylobacter, Citrobacter, Escherichia, Enterobacter, Francisella, Klebsiella, Proteus, Providencia, Pseudomonas, Serratia, Vibrio và Yersinia. Trong các vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus nhạy cảm cao với gentamicin. 

Listeria monocytogenes và một vài chủng của Staph. epidermidis cũng vẫn còn nhạy cảm với gentamicin, nhưng Enterococci Streptococci thường không còn nhạy cảm. 

Một số Actinomycete Mycoplasma nhạy cảm với gentamicin nhưng mycobacteria không còn nhạy cảm trên lâm sàng. 

Tác dụng với các kháng sinh khác: Gentamicin hiệp đồng tác dụng với các beta-lactam, có thể vì các beta-lactam tác động vào thành tế bào vi khuẩn làm tăng gentamicin xâm nhập. Tác dụng này có thể thấy khi cho một penicilin (như ampicilin hoặc benzylpenicilin) kết hợp với gentamicin để tăng tác dụng chống lại Enterococci; gentamicin với ticarcilin hiệp đồng chống lại Pseudomonas spp. và kết hợp với vancomycin để tăng cường tác dụng chống lại Staphylococci Streptococci

Cơ chế tác dụng:

Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Các kháng sinh Aminoglycosid có tác dụng trên một số vi khuẩn Gram (+) và phần lớn vi khuẩn Gram (-) ưa khí và kị khí không bắt buộc. Chúng tác động bằng cách ức chế tổng hợp protein. Bên trong tế bào vi khuẩn, chúng gắn vào tiểu phân 30s của ribosome làm đọc sai mã của mARN, kết quả là làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein bình thường của vi khuẩn. Vì các aminoglycoside vào trong tế bào vi khuẩn phụ thuộc vào oxy, do đó chúng không có tác dụng trên vi khuẩn kị khí.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Thuốc khuếch tán ít vào trong mắt.

Gentamicin hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi tiêm bắp. Gentamicin được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được trong vòng 30 - 60 phút khi tiêm bắp và 30 phút khi tiêm tĩnh mạch hoặc sau 30 phút truyền. Đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, sau khi tiêm bắp 30 đến 60 phút liều 1 mg/kg thể trọng, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đạt được khoảng 4 microgam/ml, giống như nồng độ sau tiêm truyền tĩnh mạch.

Thuốc có thể hấp thu toàn thân giống như các aminoglycosid khác sau khi sử dụng tại chỗ trên vùng da bị trợt mất lớp da, bị bỏng, vết thương và các hốc của cơ thể trừ bàng quang và khớp.

Phân bố

Thuốc ít gắn với protein huyết tương (dưới 30%). Gentamicin khuếch tán chủ yếu vào các dịch ngoại bào và khuếch tán dễ dàng vào ngoại dịch tai trong. Thuốc khuếch tán ít vào dịch não tủy và không đạt được nồng độ có hiệu quả tác dụng ngay cả khi màng não bị viêm. Thuốc khuếch tán ít vào trong mắt. Thuốc qua được nhau thai nhưng chỉ một lượng nhỏ qua sữa

Chuyển hóa

Gentamicin không bị chuyển hóa.

Thải trừ

Thời gian bán thải trong huyết tương của gentamicin từ 2 đến 3 giờ, nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh và người bệnh suy thận. Gentamicin không bị chuyển hóa và được thải trừ (gần như không thay đổi) ra nước tiểu qua lọc ở cầu thận. Ở trạng thái ổn định, có ít nhất 70% liều dùng được bài xuất ra nước tiểu trong 24 giờ và nồng độ trong nước tiểu có thể vượt quá 100 microgam/ml. 

Tuy vậy, gentamicin tích lũy với một mức độ nào đó ở các mô của cơ thể, nhất là trong thận. Thuốc giải phóng chậm và một lượng nhỏ của các aminoglycosid có thể phát hiện trong nước tiểu 20 ngày hoặc hơn sau khi ngừng điều trị. Một lượng nhỏ gentamicin xuất hiện trong mật.

* Dân số đặc biệt

Hấp thu gentamicin qua đường tiêm bắp có thể bị hạn chế ở người bệnh nặng như trong tình trạng sốc, sự tưới máu giảm, hoặc ở người bệnh tăng thể tích dịch ngoại tế bào, hoặc giảm độ thanh thải của thận bao gồm cả cổ trướng, xơ gan, suy tim, suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh nhày nhớt và có thể trong bệnh bạch cầu.

Người bị suy thận và bị giảm độ thanh thải thận vì bất kỳ lý do gì (như trẻ sơ sinh với chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh hoặc người cao tuổi có chức năng thận giảm theo tuổi) có thể có kết quả tăng rõ nồng độ thuốc trong máu và/hoặc kéo dài nửa đời của thuốc. Nồng độ thuốc trong máu cũng có thể tăng ở những người béo (người có thể tích ngoại tế bào thấp liên quan đến trọng lượng cơ thể) và trong người bệnh thiếu máu.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt 0.3%.

Thuốc nhỏ mắt:  Thông thường: Nhỏ 1 2 giọt vào mắt, 3 4 lần/ngày . Trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính: Nhỏ 1- 2 giọt/lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ.

Thuốc tra mắt:  Tra một lượng nhỏ thuốc mỡ vào mắt bị bệnh. Ngày tra 2-3 lần

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Sử dụng kháng sinh tại chỗ kéo dài có thể tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh của các mầm bệnh không nhạy cảm như nấm.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Do thuốc dùng để tra mắt có thể gây hạn chế tầm nhìn. Vì vậy không nên dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

5.4. Tác dụng không mong muốn

Có thể gây kích ứng thoáng qua khi sử dụng. Có thể gặp một số phản ứng dị ứng.

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng     x
Sốc phản vệ   x  
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt x    
Phản ứng loạn thần     x
Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có trường hợp gây suy hô hấp và liệt cơ  x   
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ x    
TaiNhiễm độc tai không hồi phục và do liều tích tụ, ảnh hưởng cả đến ốc tai (điếc, ban đầu với âm tần số cao) và hệ thống tiền đình (chóng mặt, hoa mắt). x    
Tim
 
Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua)     x
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp     x
Mạch máuPhù x    
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtGiảm tiết dịch phế quản      
Hệ tiêu hóaKhô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi.   x  
Da và mô dưới daAnhidrosis, mày đay, phát ban     x
Thận và tiết niệuNhiễm độc thận, giảm Clcr. x    
Nhiễm độc thận có hồi phục. Suy thận cấp, thường nhẹ nhưng cũng có trường hợp hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ.  x   

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Chưa có nghiên cứu đây đủ của thuốc nhỏ mắt, tra mắt gentamicin trên phụ nữ có thai và đang cho con bú. Cần cân nhắc giữa lợi và hại khi phải dùng cho các đối tượng trên.

Cho con bú

Chưa có nghiên cứu đây đủ của thuốc nhỏ mắt, tra mắt gentamicin trên phụ nữ có thai và đang cho con bú. Cần cân nhắc giữa lợi và hại khi phải dùng cho các đối tượng trên.

Khả năng sinh sản

Chưa có thông tin.

5.6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc đối với dạng thuốc mỡ Gentamicin 0,3% ít gặp.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Thuốc tra mắt có tác dụng tại chỗ, tác dụng quá liều gần như không xảy ra.

Xử trí 

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị quá liều hoặc các phản ứng độc của gentamicin là chữa triệu chứng và hỗ trợ. Dùng các thuốc kháng cholinesterase, các muối calci, hoặc hô hấp nhân tạo để điều trị chẹn thần kinh cơ dẫn đến yếu cơ kéo dài và suy hô hấp.

Đang xem: Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt Gentamicin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng