Thuốc, hoạt chất

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Thông tin dành cho chuyên gia


Tobramycin là một loại kháng sinh aminoglycosid được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến xơ nang, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu, mắt, da, xương và cấu trúc da.

Nguồn gốc: Aminoglycosid, nhiều trong số đó có nguồn gốc trực tiếp từ Streptomyces spp., Là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ với phổ hoạt tính rộng chống lại các vi sinh vật Gram dương và Gram âm. Tobramycin dạng hít đáng chú ý vì nó được sử dụng để điều trị nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa mãn tính ở bệnh nhân xơ nang, vì P. aeruginosa vốn nổi tiếng là đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên, tobramycin cũng có thể được tiêm tĩnh mạch và tại chỗ để điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Việc sử dụng nó bị hạn chế trong một số trường hợp do độc tính đặc trưng như độc tính trên thận và độc tính trên tai, nhưng nó vẫn là một lựa chọn có giá trị khi đối mặt với tình trạng ngày càng đề kháng với các kháng sinh hàng đầu như β-lactam và cephalosporin. Tobramycin đã được FDA chấp thuận vào năm 1975 và hiện có nhiều dạng để sử dụng qua đường hít, tiêm và bôi ngoài mắt (nhãn khoa).

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Tobramycin

Tên biệt dược thường gặp: Tobrex, Torexvis, Tobrex Eye Ointment, Accutob, Tobraneg, Bralcib Eye Drops, Tobramycin Actavis, Tobrin, Tobramycin Ophthalmic Solution USP, Telbirex, Inbionettora injection, Ivis Tobramycin, Tobralyr, Tobramycin Medipharco, Tobcol, Sibalyn , Tobra-BFS, Tobrafar, Tobramycin Euvipharm, Torexvis, Bratorex, Eyebrex, Tobramycin Hataphar, Tobramycin Minh Dân, Top-Pirex,...

Thuốc tiêm Tobramycin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: thuốc nhỏ mắt, dung dịch tiêm, thuốc bột pha tiêm

Các loại hàm lượng: 

Dung dịch nhỏ mắt 3mg/ml; lọ 5 ml 0,3%; tuýp 3,5 g mỡ tra mắt 0,3%.

Thuốc tiêm: Lọ 20 mg/2 ml, 60 mg/6 ml, 80 mg/8 ml, 80 mg/2 ml, 1,2 g/30 ml.

Lọ 1,2 g bột tobramycin sulfat vô khuẩn để pha tiêm.


3. Chỉ định

Nhiễm trùng bên ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do những vi khuẩn nhạy cảm. Khi dùng thuốc cần theo dõi đáp ứng với thuốc. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tobramycin an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em.

Phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật mắt.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí. In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với Ps.aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này. Nhưng ở Việt Nam sự nhạy cảm của vi khuẩn này đối với thuốc đã thay đổi (xem số liệu về sự kháng thuốc dưới đây).

Tobramycin rất giống gentamicin về tính chất vi sinh học và độc tính. Chúng có cùng nửa đời thải trừ, nồng độ đỉnh trong huyết thanh, ít liên kết với protein, thể tích phân bố và sự bài tiết chủ yếu qua lọc ở cầu thận. Không phải những chủng vi khuẩn kháng gentamicin đều kháng tobramycin.

Ở Việt Nam tobramycin có tác dụng tốt với S. typhi, nhất là ở miền Nam (100%), S. flexner (95%), Proteus spp (98%). Theo các số liệu ASTS năm 1999, các vi khuẩn đã tăng đề kháng tobramycin gồm có E. coli kháng tobramycin với tỷ lệ 27,8%, Enterobacter kháng tobramycin với tỷ lệ 35,4% và Pseudomonas aeruginosa kháng tobramycin với tỷ lệ 46,1%. Có sự kháng chéo giữa tobramycin và gentamicin nhưng có khoảng 10% các chủng kháng gentamicin còn nhạy cảm với tobramycin. Vì có tiềm năng độc tính với tai và thận, nên phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận, thính giác và tiền đình. Cũng như gentamicin, cần phải tránh các nồng độ đỉnh huyết tương (đo 15 – 30 phút sau khi tiêm thuốc) không vượt quá 10 – 12 microgam/ml và nồng độ đáy (nồng độ còn lại) (đo ngay trước khi tiêm liều mới) không vượt quá 2 microgam/ml khi dùng phác đồ tiêm nhiều lần trong ngày. Nồng độ đáy tăng có thể chứng tỏ có sự tích lũy trong mô. Sau khi tiêm bắp 1 mg/kg, 1 liều duy nhất cho người có chức năng thận bình thường, nồng độ đỉnh tobramycin trong huyết thanh khoảng 4 – 6 microgam/ml, đạt được trong vòng 30 – 90 phút. Nồng độ thuốc trong huyết tương bằng hoặc dưới 1 microgam/ml, 8 giờ sau khi tiêm bắp. Nồng độ điều trị trong huyết thanh thường nằm trong khoảng 4 – 6 microgam/ml. Nửa đời của thuốc trong huyết thanh ở người bình thường là 2 – 3 giờ, và có tới 93% liều được đào thải ra nước tiểu trong vòng 24 giờ dưới dạng không biến đổi.

Tobramycin thường được dùng dưới dạng sulfat, đặc biệt để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas. Thuốc không hấp thu qua đường uống, và thường được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Không nên tiêm dưới da vì có thể gây đau.

Cơ chế tác dụng:

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc tác động trên tế bào vi khuẩn chủ yếu thông qua ức chế sự tổng hợp và lắp ghép các chuỗi polypeptid bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Cơ chế đề kháng

Đề kháng với tobramycin xảy ra bởi một số cơ chế khác nhau bao gồm (1) thay đổi của các tiểu đơn vị ribosom trong tế bào vi khuẩn; (2) can thiệp tới sự vận chuyển của tobramycin vào tế bào và (3) bất hoạt tobramycin bằng sự tham gia của enzym biến đổi nhóm adenyl, phosphoryl và acetyl. Thông tin di truyền để sản xuất các enzym bất hoạt có thể được thực hiện trên các nhiễm sắc thể của vi khuẩn hoặc trên plasmid. Có thể có đề kháng chéo với các aminoglycosid khác.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Chưa có báo cáo.

Phân bố

Chưa có báo cáo.

Chuyển hóa

Chưa có báo cáo.

Thải trừ

Chưa có báo cáo.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc nhỏ mắt tobramycin.

Bệnh nhẹ đến trung bình: nhỏ 1 hoặc 2 giọt mỗi 4 giờ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, nhỏ 2 giọt vào mắt mỗi giờ cho đến khi tình trạng được cải thiện, sau đó nên giảm liều điều trị trước khi ngừng thuốc.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với hoạt chất tobramycin hoặc với bất kỳ tá dược nào.

  • Người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycosid, người nghe kém và có bệnh thận.

5.3. Thận trọng

Cảnh báo: Thuốc chỉ dùng nhỏ mắt tại chỗ, không được tiêm hay uống. Thận trọng khỉ sử dụng cho các bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh nhóm aminoglycosid vì có thể mẫn cảm với tobramycin. Khi có các phản ứng quá mẫn, cần ngưng sử dụng thuốc.

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Sử dụng kéo dài tobramycin có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả các loài nấm. Nếu các trường hợp này xảy ra, cần thay thế bằng liệu pháp điều trị khác.
  • Dị ứng chéo có thể xảy ra giữa các kháng sinh nhóm aminoglycosid, cần ngưng sử dụng chế phẩm nếu có phản ứng dị ứng.
  • Không nên sử dụng kính áp tròng trong các trường hợp viêm kết mạc. Không chạm tay vào đầu nhỏ giọt của lọ thuốc vì có thể gây hỏng dịch thuốc. Thuốc có chứa tá dược benzalkonium clorid, vì vậy khi sử dụng thuốc để nhỏ mắt có thể gây kích ứng mắt trong các trường hợp mẫn cảm.
  • Cần tránh để thuốc tiếp xúc với kính áp tròng mềm vì benzalkonium clorid được biết đến làm mất màu kính áp tròng mềm. Khi sử dụng kính áp tròng, cần tháo ra trước khi nhỏ thuốc và chỉ đeo lại sau khi nhỏ thuốc ít nhất 15 phút.

Sử dụng thuốc cho trẻ em: An toàn và hiệu quả của thuốc trên bệnh nhân dưới 2 tháng tuổi chưa được thiết lập.

Sử dụng thuốc cho người cao tuổiKhông thấy sự khác biệt về hiệu quả và tính an toàn giữa bệnh nhân cao tuổi và người trưởng thành.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có báo cáo. Nhưng thuốc có tác dụng không mong muốn kích ứng mắt, cần thận trọng đối với người đang lái xe và vận hành máy móc.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Quá mẫn và độc tính tại chỗ, bao gồm ngứa, sưng và ban đỏ (tỷ lệ < 3/100 bệnh nhân sử dụng tobramycin). Những phản ứng tương tự có thể xảy ra khi dùng kháng sinh aminoglycosid khác. Những phản ứng không mong muốn khác không được báo cáo khi sử dụng dung dịch nhỏ mắt tobramycin 0,3%, tuy nhiên, nên kiểm soát nồng độ huyết thanh tổng nếu tobramycin dùng tại chỗ ở mắt được sử dụng cùng với kháng sinh aminoglycosid toàn thân.

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Toàn thânÐau và phản ứng tại chỗ tiêm. x    
Sốt, ngủ lịm.   x  
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt   x  
Phản ứng loạn thần     x
Co giật, buồn ngủ     x
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ  x   
TaiÐộc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm. x    
Gan
 
Transaminase tăng. x    
Phosphatase kiềm và lactat dehydrogenase tăng.  x   
Mạch máuViêm tĩnh mạch huyết khối. Tăng bạch cầu ưa eosin. x    
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtGiảm tiết dịch phế quản     x
Hệ tiêu hóaKhô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi.  x   
Da và mô dưới daAnhidrosis, mày đay, phát ban     x
Tiết niệu - sinh dụcChức năng thận xấu đi với những người đã có chức năng thận suy giảm trước khi bắt đầu điều trị. x    

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Trong các nghiên cứu trên động vật sử dụng tobramycin với liều gấp 30 lần liều bình thường sử dụng cho người, không có dấu hiệu làm suy giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, do không có các nghiên cứu có kiểm soát trên người, cân nhắc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai trừ khi thật cần thiết và phải theo hướng dẫn của bác sỹ.

Cho con bú

Vì thuốc có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Khả năng sinh sản

Chưa có thông tin về sự ảnh hưởng của tobramycin đối với khả năng sinh sản.

5.6. Tương tác thuốc

Chưa có báo cáo.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Khi sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo, có thể xuất hiện viêm kết mạc, tăng chảy nước mắt, phù nề, ngứa, ban đỏ và các phản ứng tương tự tác dụng không mong muốn.

Xử trí 

Cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sỹ, dược sĩ. 

Điều trị triệu chứng.

Đang xem: Thuốc nhỏ mắt Tobramycin - Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng