Thuốc tiêm Ampicillin (muối natri) - Thuốc nhóm beta-lactam chống nhiễm khuẩn
Thông tin dành cho chuyên gia
Ampicillin là một dẫn xuất penicillin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm cũng như một số vi khuẩn kỵ khí gây ra. |
Nguồn gốc: Ampicillin là một dẫn xuất bán tổng hợp của penicillin có chức năng như một loại kháng sinh phổ rộng hoạt tính bằng đường uống.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Ampicillin natri
Tên biệt dược thường gặp: Pamecillin, Unasyn,...
2. Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm
Ampicillin natri 1 g, Ampicillin natri 0.5 g
3. Chỉ định
Thuốc bột pha tiêm Ampicillin được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc gây ra như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp do Steptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus (sinh hoặc không sinh penicillinase), H. influenzae, Streptococcus spp. tan huyết nhóm A.
- Viêm màng não do vi khuẩn E. coll, Streptococcus spp. nhóm B, Listeria monocytogenes, N. meningitidis (thường phối hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycosid để tăng hiệu quả điều trị).
- Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim do các vi khuẩn Gram dương như Streptococcus spp., Staphylococcus spp. (các loài nhạy cảm với penicillin G), Enterococcus spp., và các vi khuẩn Gram âm như E. coll, Proteus mirabilis và Salmonella spp. Viêm màng trong tim do các chủng Enterococcus gây ra thường đáp ứng với thuốc được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Phối hợp ampicillin với một kháng sinh nhóm aminoglycosid có thể làm tăng hiệu quả điều trị viêm màng trong tim do Streptococcus spp. của ampicillin.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục do E. coli và Proteus mirabilis.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella typhi (sốt thương hàn), Salmonella spp. khác, và Shigella spp. (thường đáp ứng bằng đường tiêm tĩnh mạch).
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm aminopenicillin.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc phong tỏa các protein gắn kết penicillin (PBP) như transpeptidase, dẫn đến ức chế tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn. Thuốc có tác động trên các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm với penicilin và nhiều chủng Gram âm phô biển. Ampicillin dễ bị phá hủy bởi các enzym beta-lactamase và do đó phổ kháng khuẩn không bao gồm những vi khuẩn sinh enzym beta-lactamase.
4.2. Dược động học
Hấp thu
- Khi tiêm bắp liều 500 mg và 1 g ampicillin, nồng độ đình trong huyết tương lần lượt 7 pg/ml và 10 pg/ml sau 1 giờ. Ở người tình nguyện, bình thường sau khi tiêm truyền tĩnh mạch ampicillin với liều 2,5 g/1,73 m2 da cơ thể thì nồng độ trung bình thuốc trong huyết tương là 197 mg/lít.
- Ampicillin có khả năng dung nạp tốt ờ hầu hết các bệnh nhân dùng liều 2 g/ngày mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Phân bố
- Ampicillin phân bố dễ dàng vào hầu hểt các mô và dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, chi có khoảng 5% nồng độ Ampicillin trong huyết tương khuếch tán vào dịch não tủy. Khi màng não bị viêm, nồng độ Ampicillin trong dịch não tủy có thể tăng lên đến 50% nồng độ Ampicillin trong huyết tương. Thuốc qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
- Khoảng 17 - 20% Ampicillin liên kết với protein huyết thanh. Thể tích phân bố biểu kiến của thuốc là khoảng 15 lít.
Chuyển hóa
Ampicillin được chuyển hóa một phần thành penicillat không hoạt động.
Thải trừ
- Ampicillin được thải trừ chủ yếu dưới dạng không đổi qua đường thận, nhưng cũng có một phần nhỏ qua mật và phân. Khoảng 63 - 83% liều tiêm được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi trong vòng 0-12 giờ. Lên đến 10% liều tiêm được thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa.
- Thời gian bán thải của thuốc là khoảng 50 - 60 phút. Đối với các bệnh nhân thiểu niệu, thời gian bán thải của thuốc có thể kéo dài từ 8 - 20 giờ. Thời gian bán thải của thuốc cũng kéo dài ở trẻ sơ sinh (từ 2 đến 4 giờ). Sau khi tiêm tĩnh mạch, hệ số thanh thải của thận đối với Ampicillin là khoảng 194 ml/phút. Khoảng 40% Ampicillin được thải trừ khi thẩm phân máu.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc bột pha tiêm Ampicillin 0.5 g
Nhiêm khuẩn đường hô hấp:
- Bệnh nhân nặng từ 40 kg trở lên: 250 đến 500 mg mỗi 6 giờ.
- Bệnh nhân nặng dưới 40 kg: 25 - 50 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mồi 6-8 giờ.
- Có thể được chỉ định bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Viêm màng não do vi khuẩn:
- Người lớn và trẻ em: 150 - 200 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mồi 3-4 giờ, không quá 12 g/ngày.
- Có thể bắt đầu điều trị bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch, sau đó chuyển sang đường tiêm bắp.
Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim:
- Người lớn và trẻ em: 150 - 200 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mỗi 3-4 giờ, không quá 12 g/ngày.
- Nên bắt đầu điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 3 ngày, sau đó chuyển sang đường tiêm bắp.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và đường tiết niệu - sinh dục (bao gồm những bệnh gây ra do Neisseria gonorrhoeae ở nữ giới):
- Bệnh nhân nặng từ 40 kg trở lên: 500 mg mỗi 6 giờ.
- Bệnh nhân nặng dưới 40 kg: 50 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mỗi 6-8 giờ.
- Có thể được chỉ định bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột và nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, cần thường xuyên đánh giá tình trạng vi khuẩn học và lâm sàng của bệnh nhân.
Viêm niệu đạo ở nam giới do N. gonorrhoeae:
- Người lớn: 1 g mỗi 8-12 giờ. Điều trị có thể lặp lại hoặc kéo dài nếu cần.
- Đối với các biến chứng của viêm niệu đạo do lậu như viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn, có thể dùng liều cao hơn và điều trị kéo dài. Trong trường hợp bệnh lậu có tổn thương tiên phát nghi ngờ do bệnh giang mai, cần tiến hành kiểm tra thanh dịch trên kính hiển vi có nền đen trước khi bắt đầu điều trị. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có đồng thời bệnh giang mai, phải tiến hành kiểm tra huyết thanh hàng tháng trong tối thiểu 4 tháng.
- Có thể chỉ định bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi thích hợp, có thể đổi sang dạng bào chế dùng đường uống.
5.2. Chống chỉ định
- Bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh nhóm penicillin.
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm nặng và tức thời (như sốc phản vệ) với các kháng sinh nhóm beta-lactam (như kháng sinh nhóm cephalosporin, carbapenem hoặc monobactam).
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh vàng da/ suy gan do ampicillin.
5.3. Thận trọng
- Những phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi gây chết người (bao gồm cả sốc phản vệ) đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị với các thuốc nhóm penicillin. Những phản ứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin và/ hoặc nhiều tác nhân. Những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với cephalosporin cũng có thể gặp phải các phản ứng dị ứng khi điều trị với các kháng sinh nhóm penicillin. Vì vậy, trước khi bắt đầu điều trị với ampicillin, phải điều tra kỳ về tiền sử dị ứng của người bệnh với các thuốc nhóm penicillin, cephalosporin và các kháng sinh khác nhóm beta-lactam. Nếu xảy ra các phản ứng quá mẫn, phải ngưng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp (như dùng epinephrin, steroid tiêm tĩnh mạch, duy trì đủ oxygen,...).
- Phổ kháng khuẩn của ampicillin có hạn chế. Vì vậy, đối với nhiều loại nhiễm khuẩn không nên sử dụng duy nhất ampicillin để điều trị, trừ khi đã ghi nhận được chắc chắn hoặc có rất nhiều thông tin cho thấy các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với thuốc. Điều này đặc biệt được áp dụng để điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm màng trong tim và viêm bàng quang.
- Không nên sử dụng ampicillin cho những bệnh nhân nghi ngờ có tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn hoặc có bệnh bạch cầu lympho do các bệnh nhân này có nguy cơ bị phát ban dạng sởi khi sử dụng ampicillin.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng da (ngứa, phát ban) | X | |||||
Phát ban dạng sởi | X | ||||||
Sốc phản vệ | X | ||||||
Toàn thân và tại chỗ tiêm | Sưng, đau, viêm tĩnh mạch tại chỗ tiêm | x | |||||
Thần kinh trung ương | Chóng mặt, đau đầu, giật rung cơ, co giật | x | |||||
Tình trạng nhiễm khuẩn và kí sinh trùng | Nhiễm nấm hoặc đề kháng với vi khuẩn gây bệnh | X | |||||
Máu và hạch bạch huyết | Ức chế tủy xương, thay đổi hệ thống huyết học, kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin | X | |||||
Hệ tiêu hóa | Đau bụng, buồn nôn, nôn, trướng bụng, đi tiêu phân mềm, tiêu chảy | x | |||||
Viêm đại tràng kết màng giả | X | ||||||
Gan - mật | Tăng transaminase | X | |||||
Thận và tiết niệu | Tiểu tinh thể khi dùng thuốc IV liều cao, viêm thận kẽ cấp tính | X | |||||
Viêm thận cấp tính có tiểu ra tinh thể | X |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
- Các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có bất kỳ tác dụng có hại nào của Ampicillin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật đang mang thai, sự phát triển của bào thai, khả năng sinh sản và sự phát triển sau khi sinh.
- Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu rõ ràng và đầy đủ về việc sử dụng ampicillin cho phụ nữ mang thai. Các dừ liệu hiện tại cho thấy ampicillin không gây ra bất kỳ các tác dụng phụ nào trên phụ nữ có thai hoặc sức khỏe của bào thai/ trẻ sơ sinh. Cho đến nay, cũng chưa có các dữ liệu dịch tễ học nào liên quan đến các ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ có thai. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và cần thận trọng trong suốt quá trình sử dụng
Cho con bú
Thuốc được bài tiết vào sữa mẹ nhưng với lượng rất nhỏ. Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của trẻ đối vói thuôc, trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy, xuất hiện nấm ở niêm mạc. Trong các trường hợp ngưng cho con bú. Ampicillin có thể được sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của người mẹ và trẻ bú mẹ.
5.6. Tương tác thuốc
- Probenecid: Làm giảm bài tiết ampicillin qua ống thận, dần đến nồng độ ampicillin trong huyết thanh và mật tăng cao hơn và tồn tại kéo dài hơn.
- Allopurinol: Dùng đồng thời allopurinol với ampicillin có thể làm tăng khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng da.
- Thuốc chống đông máu: Dùng đồng thời ampicillin với các chất chống đông máu nhóm coumarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Digoxin: Tì lệ hấp thu digoxin của cơ thể tăng khi dùng đồng thời với ampicillin.
- Methotrexat: Ampicillin làm giảm thải trừ methotrexat, do đó, làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của methotrexat. Cần theo dõi nồng độ methotrexat trong máu của bệnh nhân để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Thuốc tránh thai chứa nội tiết tổ: Ampicillin có thể làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai chứa nội tiết tố. Do đó, nên sử dụng thêm các phương pháp tránh thai khác.
- Các kháng sinh kìm khuẩn như cloramphenicol, các tetracyclin, erythromycin: Làm giảm khả năng diệt khuẩn của Ampicillin .
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
- Cho đến nay, vẫn chưa quan sát thấy các dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc Ampicillin sau khi dùng một lượng lớn thuốc. Khi dùng thuốc trong một thời gian dài, cũng không thấy các tác dụng độc hại điển hình nào. Khi dùng duy nhất một lượng lớn Ampicillin không gây ra độc tính cấp.
- Các triệu chứng quá liều thường tương ứng với các dụng phụ được nêu ở mục Tác dụng không mong muốn của thuốc như rối loạn hệ tiêu hóa (bao gồm buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy), co giật cơ, chóng mặt, mắt mờ,...Một số trường hợp có thể dẫn đến hôn mê, thay đổi nồng độ natri hoặc kali trong máu.
- Dùng liều cao Ampicillin có thể dẫn đến suy thận giảm niệu và ảnh hường đến các tế bào thần kinh như kích thích thần kinh trung ương, suy giảm chức năng cơ và co giật. Tỉ lệ của các tác dụng không mong muốn này thường tăng ở bệnh nhân suy thận nặng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, các tác dụng không mong muốn này thường chỉ gặp phải khi sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch.
Xử trí
- Ngưng điều trị với thuốc trong trường hợp quá liều.
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì cân bằng nước và chất điện giải.
- Thuốc có thể được loại khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu.
Viết bình luận