Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Cefazolin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thuốc tiêm Cefazolin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thuốc tiêm Cefazolin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thông tin dành cho chuyên gia


Cefazolin là một kháng sinh nhóm cephalosporin phổ rộng chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da và các bệnh nhiễm khuẩn từ trung bình đến nặng khác ở phổi, xương, khớp, dạ dày, máu, van tim và đường tiết niệu.

Nguồn gốc: Một chất tương tự cephalosporin bán tổng hợp có tác dụng kháng sinh phổ rộng do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Nó đạt được nồng độ cao trong huyết thanh và được bài tiết nhanh chóng qua nước tiểu. Cefazolin được cấp bằng sáng chế vào năm 1967 và được đưa vào sử dụng thương mại vào năm 1971. Nó nằm trong Danh sách Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Thuốc này có sẵn dưới dạng thuốc gốc.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Cefazolin

Tên biệt dược thường gặp: Zepilen, Biofazolin, Axuka, Shinzolin, Alfazole

cefazolin


2. Dạng bào chế

Thuốc bột pha tiêm

Cefazolin 1 g, Cefazolin 2 g


3. Chỉ định

Cefazolin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau: 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp. 
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm. 
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp. 
  • Một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc. 
  • Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường mật và tiết niệu sinh dục. 
  • Điều trị dự phòng: sử dụng cefazolin trong phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở những người bệnh đang trải qua những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, hoặc phẫu thuật những chỗ có thể xảy ra nhiễm khuẩn hậu phẫu đặc biệt nghiêm trọng.

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1

Cefazolin có tác dụng kìm hãm sự phát triển và phân chia vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. 

  • Cefazolin có tác dụng mạnh trong các bệnh nhiễm khuẩn Gram dương do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus beta - hemolyticus nhóm A, Streptococcus pneumoniae va các chủng Streptococcus khác (nhiều chủng Enterococcus kháng cefazolin). 
  • Cefazolin cũng có tác dụng trên một số ít trực khuẩn Gram âm ưa khí như: Escherichia coli, Klebsiella sp. Proteus mirabilisHaemophilus influenzae. Cefazolin không có tác dụng với Enterococcus faecalis, Bacteroides fragilis. Các cephalosporin thế hệ 1 đều không có tác dụng với các vi khuẩn Gram âm ưa khí như Serratia, Enterobacter hoặc Pseudomonas.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Cefazolin được hấp thu kém từ đường ruột nên phải được sử dụng qua đường tiêm mặc dù tiêm bắp gây đau. Với liều tiêm bắp 500 mg cefazolin nồng độ đỉnh đạt được trong huyết tương là từ 30 microgam/ml trở lên sau 1 đến 2 giờ.

Phân bố

Khoảng 85% cefazolin trong máu liên kết với protein huyết tương. T1/2 của cefazolin trong huyết tương là khoảng 1,8 giờ và có thê tăng từ 20 đến 70 giờ ở những người bị suy thận. Cefazolin khuếch tán vào xương, vào các dịch cô trướng, màng phổi và hoạt dịch, nhưng khuếch tán kém vào dịch não tủy. Cefazolin đi qua nhau thai vào tuần hoàn thai nhi; bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp.

Chuyển hóa

Cefazolin có nồng độ cao trong mật mặc dù số lượng bài tiết qua mật ít.

Thải trừ

Cefazolin được đào thải qua nước tiểu ở dạng không đổi, phần lớn qua lọc cầu thận và một phần nhỏ qua bài tiết ở ống thận. Ít nhất 80% liều tiêm bắp được đào thải qua nước tiểu trong 24 giờ. Với liều tiêm bắp 500 mg và 1 g, cefazolin đạt nồng độ đỉnh trong nước tiểu tương ứng cao hơn 1 mg/ml và 4 mg/ml. Probenecid làm chậm việc đào thải của cefazolin. Cefazolin được loại bỏ ở một mức độ nào đó qua thẩm tách máu.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc bột pha tiêm Cefazolin 1 g

Cefazolin được tiêm bắp sâu, tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3 - 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. 

  • Người lớn: liều thông thường là 0,5 - 1 g, 6 - 12 giờ/lần. Liều tối đa thường dùng là 6 g/ngày, mặc dù vậy trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng đã được dùng đến 12 g/ngày.
  • Trẻ em: 
    • Liều sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 20 mg/kg thể trọng, 8 - 12 giờ/lần. Vi tính an toàn của thuốc đối với trẻ đẻ non dưới 1 tháng tuổi chưa được nghiên cứu, do đó, không khuyến cáo sử dụng cefazolin cho các trẻ em này. 
    • Trẻ em trên 1 tháng tuổi có thể dùng 25 - 50 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần/ngày; trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên tối đa 100 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần/ngày. 
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm liều 1 g trước khi phẫu thuật 0,5 - 1 giờ. Đối với phẫu thuật kéo dài, tiêm tiếp liều 0,5 - 1 g trong khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật tiêm liều 0,5 -1 g, 6 - 8 giờ/lần trong 24 giờ hoặc trong 5 ngày cho một số trường hợp (như mô tim hở và ghép cấy các bộ phận chỉnh hình).

5.2. Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefazolin, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. Đã có dấu hiệu cho thấy có dị ứng chéo một phần giữa penicilin va cephalosporin. Đã có thông báo về những người bệnh có những phản ứng trầm trọng (kể cả sốc phản vệ) với cả hai loại thuốc. Tốt hơn là nên tránh dùng cephalosporin cho người bệnh có tiền sử bị phản vệ do penicilin hoặc bị phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE. 
  • Nếu có phản ứng dị ứng với cefazolin, phải ngừng thuốc và người bệnh cần được xử lý bằng các thuốc thường dùng (như adrenalin hoặc các amin co mạch, kháng histamin, hoặc corticosteroid). 
  • Cần thận trọng khi kê đơn các kháng sinh phổ rộng cho người có bệnh sử về dạ dày ruột, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng. Sử dụng cefazolin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Cần phải theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu bội nhiễm trong khi điều trị, cần có những biện pháp thích hợp. 
  • Khi dùng cefazolin cho người bệnh suy chức năng thận cần giảm liều sử dụng hàng ngày. 
  • Việc dùng cefazolin qua đường tiêm vào dịch não tủy chưa được chấp nhận. Đã có những báo cáo về biểu hiện nhiễm độc nặng trên thần kinh trung ương, kể cả những cơn co giật, khi tiêm cefazolin theo đường này.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchBan đỏ, ban đỏ đa dạng, ngoại ban, mày đay, phù mạch, sốt do thuốc, viêm phổi tế bào kẽ, viêm phổi.  X   
Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson.    X  
Sốc phản vệ, hẹp đường thở, tăng nhịp tim, thở ngắn, tụt huyết áp, sưng lưỡi, ngứa hậu môn, ngứa bộ phận sinh dục, phù mặt.    X 
Hệ thần kinhCo giật (ở bệnh nhân suy thận sử dụng liều cao không họp lý).  X   
Hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi. Ác mộng, chóng mặt, tăng động, căng thẳng hoặc lo lắng, mất ngủ, buồn ngủ, uể oải, đỏ bừng, gián đoạn nhìn màu, bối rối, động kinh.   X  
Nhiễm trùngNấm miệng (sử dụng kéo dài).   X   
Nấm sinh dục, viêm âm đạo   X  
Máu và hạch bạch huyết Tăng hoặc giảm glucose máu. Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu hạt, tăng bạch cầu đơn nhân, giảm bạch cầu lympho, đã có tăng bạch cầu ưa base và bạch cầu ưa acid. Những tác dụng này là hiếm gặp và hồi phục được.    X  
Rối loạn đông máu và xuất huyết. Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ này ở những bệnh thiếu vitamin K hoặc các yếu tố đông máu, hoặc bệnh nhân sử dụng dinh dưỡng nhân tạo, chế độ ăn không cân bằng, suy gan, suy thận, giảm tiểu cầu và bệnh nhân mắc bệnh hoặc có rối loạn gây chảy máu. Giảm hemoglobin và/ hoặc hematocrit, thiếu máu, giảm bạch cầù hạt, thiếu máu bất sản, giảm ba dòng  bào máu, thiếu máu tan máu.    X 
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtTràn dịch màng phối, đau ngực, khó thở, ho, viêm mũi   X  
Hệ tiêu hóaChán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Những triệu chứng này thường trung bình và tự khỏi trong hoặc sau khi điều trị.  X    
Viêm đại tràng màng giả    X 
Gan - mậtTăng tạm thời nồng độ AST, ALT, gamma GT, bilirubin và / hoặc LDH và phosphatase kiềm trong huyết thanh, viêm gan thoáng qua, vàng da thoáng qua.   X  
Thận và tiết niệuĐộc thận, viêm thận kẽ, bệnh thận không xác định, protein niệu, tăng thoáng qua nitro ure máu (BƯN), thường xảy ra ở bệnh nhân dùng đồng thời với thuốc khác có nguy cơ gây độc với thận.   X  

 

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Cefazolin thường được xem như có thể sử dụng an toàn cho người mang thai. Có thể tiêm tĩnh mạch 2 g cefazolin, cách 8 giờ/n, đề điều trị viêm thận - bể thận cho người mang thai trong nửa cuối thai kỳ. Chưa thấy tác dụng có hại đối với bào thai do thuốc gây nên. Tuy vậy, chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ trên những người mang thai. Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên súc vật, không phải lúc nào cũng tiên đoán được các đáp ứng ở người, nên thuốc này chỉ dùng cho người mang thai khi thật cân thiết. 

Cho con bú

Nồng độ cefazolin trong sữa mẹ tuy thấp, nhưng vẫn có ba vấn đề tiềm tàng có thể xảy ra ở trẻ: sự thay đổi của hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ đang bú, và kết quả sẽ bị nhiễu khi cần thử kháng sinh đồ ở trẻ bị sốt. Cần phải quan sát các chứng ỉa chảy, tưa lưỡi do nấm Candida và nổi ban ở trẻ bú sữa của mẹ đang dùng cefazolin.

5.6. Tương tác thuốc

  • Dùng phối hợp cefazolin với probenecid có thể làm giảm đào thải cephalosporin qua ống thận, nên làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong máu. 
  • Dùng kết hợp cephalosporin với colistin (một kháng sinh polymyxin) làm tăng nguy cơ gây tốn hại thận.

5.7. Quá liều

  • Xử trí quá liều cần được cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bắt thường ở người bệnh. 
  • Trường hợp người bệnh bị co giật, nên ngừng thuốc ngay lập tức, điều trị chống co giật nếu có chỉ định trên lâm sàng. Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Theo dõi cẩn thận và duy trì trong phạm vi cho phép các biểu hiện sống của người bệnh, như hàm lượng khí - máu, các chất điện giải trong huyết thanh...Trường hợp quá liều trầm trọng, đặc biệt ở người bệnh suy thận, có thể phối hợp lọc máu và truyền máu nếu điều trị bảo tồn thất bại. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu nào ủng hộ cho cách điều trị này.

 

Đang xem: Thuốc tiêm Cefazolin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng