Thuốc tiêm Cefotiam - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam
Thông tin dành cho chuyên gia
Cefotiam là một loại kháng sinh cephalosporin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. |
Nguồn gốc: Cefotiam là một loại kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba tiêm. Nó có hoạt động phổ rộng chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Là một beta-lactam, hoạt động diệt khuẩn của nó là kết quả của sự ức chế tổng hợp thành tế bào thông qua ái lực với các protein gắn penicillin. Nó đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1973 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1981
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Cefotiam
Tên biệt dược thường gặp: Kontiam, Fotimyd, Bouleram, Gilidam
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Thuốc tiêm dạng bột
Các loại hàm lượng: Cefotiam 500 mg, Cefotiam 1 g, Cefotiam 2 g
3. Chỉ định
- Nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng vết bỏng hay vết mỏ, áp xe dưới da, mụn nhọt.
- Viêm tủy xương, viêm khớp có mủ.
- Viêm amidan, viêm phế quản, giãn phế quản có nhiễm trùng, viêm phổi, nhiễm trùng phối, viêm màng phổi có mủ, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc, viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm màng não, các nhiễm trùng bên trong tử cung, viêm khung chậu, viêm dây chằng, viêm tuyến Bartholin, viêm tai giữa, viêm xoang.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3.
Tác dụng diệt khuẩn của cefotiam do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefotiam có tác dụng kháng cầu khuẩn Gram (+) không mạnh, nhưng có khả năng kháng một số betalactamase sản xuất bởi vi khuẩn Gram (-) và kháng khuẩn mạnh đối với các loại Enterobacter gồm Enterobacter spp, Escherichia coli, Klebsiella spp (các vi khuẩn này có thể kháng thuốc trong quá trình điều trị), Haemophilus influenza, Proteus mirabilis, Providencia rettgeri, Morganella morganii, Proteus vulgaris. ..
4.2. Dược động học
Hấp thu
Sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 500 mg, 1000 mg nồng độ đỉnh trong máu của Ccfotiam lần lượt là 14 mg, 29 mg đạt được trong thời gian 15 đến 30 phút.
Phân bố
Cefotiam khuếch tán tốt qua hệ thống mao mạch, đạt nồng độ cao trong mật, dịch tụy, phế quản, thận, tuyến thượng thận, mô tim... Cefotiam phân phối nhanh chóng vào dịch màng bụng, mô tuyến thượng thận, gắn với protein huyết tương 40%, vượt qua hàng rào máu não, qua sữa mẹ và nhau thai. .
Chuyển hóa
Cefotiam có thời gian bán hủy trong vòng 1 giờ và kéo dài khi thiểu năng thận. Các chất chuyển hóa của Cefotiam không được tìm thấy trong nước tiểu.
Thải trừ
Cefotiam thải trừ chủ yếu qua thận. Ở người lớn (với chức năng thận bình thường), tỷ lệ thải trừ qua nước tiểu vào khoảng 50-75% trong vòng 6 giờ sau khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch một liều đơn 0,5, 1 hoặc 2g.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc bột pha tiêm Cefotiam 1 g
- Nguời lớn: 0,5-2g/ngày chia làm 2-4 lần.
- Trẻ em: 40-80mg/kg/ngày, chia làm 3-4 lần.
Trường hợp nhiễm trùng ở người lớn: có thể tăng liều lên 4g/ngày. Nhiễm trùng máu, viêm màng não ở trẻ em: Tăng liều đến 160mg/kg/ngày.
Liều dùng có thể thay đổi tùy theo tuổi và triệu chứng.
5.2. Chống chỉ định
- Người bệnh có tiền sử sốc với cefotiam
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Beta lactam
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Bệnh nhân đã từng mẫn cảm với penicillin.
- Bệnh nhân hay người thân có tiền sử bị dị ứng như hen phế quản, phát ban, nổi mề đay.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ miễn dịch | Phản ứng phản vệ: Khoảng 6% người bệnh tiêm tĩnh mạch bị viêm tắc tĩnh mạch. | x | |||||
Hệ thần kinh | Chóng mặt, đau đầu | X | |||||
Máu | Biểu hiện nhất thời, chủ yếu tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, thiếu vitamin K dẫn đến máu không đông | X | |||||
Hệ tiêu hóa | Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, khó tiêu, ỉa chảy) | X | |||||
Da và mô dưới da | Dị ứng | X | |||||
Thận và tiết niệu | Gây suy thận, có thể xảy ra suy thận cấp tính. | X | |||||
Chức năng thận bị thay đổi khi dùng kháng sinh cùng nhóm, nhất là khi dùng kết hợp với aminosid và thuốc lợi tiểu. | X | ||||||
Gan | Tăng AST, ALT, phospahtase kiềm và creatinin huyết. | X |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Sự an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai chưa được biết rõ. Vì vậy Cefotiam chỉ nên sử dụng cho những bệnh nhân mang thai hoặc nghi ngờ có thai nếu kết quả điều trị mong đợi có giá trị hơn bất kỳ một nguy cơ nào có thể.
Cho con bú
Độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú chưa được thiết lập.
5.6. Tương tác thuốc
Đã có báo cáo khi dùng đồng thời với các thuốc tương tự (các kháng sinh khác thuộc nhóm cephem), và những thuốc lợi tiểu như furosemide có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Khi kết hợp dùng thuốc này với các thuốc trên cần phải theo dõi chức năng thận.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Các biểu hiện của quá liều gồm buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, tiêu chảy và co giật.
Xử trí
Do không có chất giải độc đặc hiệu, điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nên ngưng dùng thuốc và dùng thuốc chống co giật nếu cơn động kinh xảy ra.
Viết bình luận