Thuốc tiêm Ciprofloxacin - Kháng sinh nhóm quinolon
Thông tin dành cho chuyên gia
Ciprofloxacin là một fluoroquinolon thế hệ thứ hai được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm khác nhau. |
Nguồn gốc: Ciprofloxacin là một fluoroquinolon thế hệ thứ hai đã tạo ra nhiều loại kháng sinh dẫn xuất. Nó được bào chế để uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong màng não, nhỏ mắt và bôi ngoài da cho một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Sản phẩm có chứa ciprofloxacin đầu tiên được FDA chấp thuận vào ngày 22 tháng 10 năm 1987.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Ciprofloxacin
Tên biệt dược thường gặp: Cetraxal, Ciloxan, Cipro, Cipro HC, Ciprodex, Ciprofloxacin, Otiprio, Otixal, Otovel, Proquin, Ciprobay, Sterile ciprofloxacin 2mg/ml, Viprolox,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, dung dịch tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai.
Các loại hàm lượng:
Dạng để uống là Ciprofloxacin hydroclorid, dạng tiêm là Ciprofloxacin lactat.
Viên nén/nang 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg, 500 mg, 750 mg.
Ðạn trực tràng 500 mg.
Thuốc tiêm 200 mg/100 ml, 100 mg/50 ml, 100 mg/10 ml.
Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai 0,3%.
3. Chỉ định
Ciprofloxacin chỉ được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng ciprofloxacin:
- Viêm tuyến tiền liệt
- Viêm xương -tủy
- Viêm ruột vi khuẩn nặng
- Nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch)
- Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch
- Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng levofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có ciprofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng ciprofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm quinolon
Ciprofloxacin là một kháng sinh nhóm fluoroquinolon với phổ kháng khuẩn rộng hơn axid nalidixic, và dược động học tốt hơn cho phép sử dụng thuốc trong các nhiễm trùng toàn thân.
Ciprofloxacin kháng khuẩn bởi sự ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV, những enzym cần thiết cho quá trình tái sinh DNA của vi khuẩn.
In vitro, Ciprofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn trên một số vỉ khuẩn hiếu khí Gram âm: Escherichia Coli và Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Salmonella, Serratia, Yersinia. Thuốc cũng cỏ khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa và Neisaeria gonorrhoeae, H. influenzae, Moraxella catarrhalis… và các Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: staphylococci, bao gồm các giống vi khuẩn có hoặc không có khả năng sản xuất penicillinase, và kháng được một số tụ cầu vàng kháng methidllin (MRSA). Hầu hết các vi khuẩn yếm khí, bao gồm Bactemides fragilis và Clostridium difficile, đề kháng với ciprofloxacin, mặc dù có một số Clostridium spp. còn nhạy cảm.
Cơ chế tác dụng:
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…) và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200 mg là 3 – 4 mg/lít.
Phân bố
Thể tích phân bố của ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng) và do đó, lọc máu hay thẩm tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ thuốc.
Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô), nói chung thuốc dễ ngấm vào mô. Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt, nước mũi, đờm, dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở mức độ thích hợp.
Nếu màng não bình thường, thì nồng độ thuốc trong dịch não tủy chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương; nhưng khi màng não bị viêm, thì thuốc ngấm qua nhiều hơn.
Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ.
Chuyển hóa
Nồng độ thấp của bốn chất chuyển hóa đã được báo cáo, được xác định là: desethyleneciprofloxacin, sulphociprofloxacin, oxociprofloxacin và formylciprofloxacin. Các chất chuyển hóa hiển thị hoạt tính kháng khuẩn trong ống nghiệm nhưng ở mức độ thấp hơn so với hợp chất gốc.
Ciprofloxacin được biết là một chất ức chế vừa phải các iso-enzym CYP 450 1A2.
Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3,5 đến 4.5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi. Dược động học của thuốc không thay đổi đáng kể ở người bệnh mắc bệnh nhày nhớt.
Khoảng 75% liều tiêm tĩnh mạch đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân. Các đường đào thải khác là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Người lớn:
Thời gian truyền tĩnh mạch trong 60 phút.
Chỉ định dùng | Liêu (truyền trong 60 phút) |
Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương | 400 mg/ lần x 2 – 3 lần/ngày |
Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bị suy giảm miễn dịch | 400 mg/ lần x 2 – 3 lần/ngày |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới | 200 – 400 mg/lần x 2 lần/ngày |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên | 400 mg/ lần x 2 lần/ngày |
Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan
Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin, hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh.
Độ thanh thải creatlnin (ml/phút/1,73 m2) | Gợi ý điểu chỉnh liều lượng |
31 – 60 (creatinin huyết thanh: 120 – 170 micromol/lit) | Liều >= 750 mg x 2 nên giảm xuống còn 500 mg x 2 |
<= 30 (creatinin huyết thanh: >175 micromol/lit) | Liều >= 500 mg x 2 nên giảm xuống còn 500 mg x 1 |
Người cao tuổi
Nên dùng liều càng thấp càng tốt, tùy theo độ trầm trọng của bệnh và độ thanh thải creatinin.
Trẻ em và trẻ vị thành niên
Truyền tĩnh mạch 5 – 10 mg/kg/ngày, truyền trong thời gian từ 30 – 60 phút. Thời gian điều trị ciprofloxacin tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh và cần được xác định tùy theo đáp ứng lâm sàng và vi sinh vật của người bệnh. Với đa số nhiễm khuẩn, việc điều trị cần tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi người bệnh không còn triệu chứng.
5.2. Chống chỉ định
Bệnh nhân nhạy cảm với ciprofloxacin hay các quinolon khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không dùng ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.
Chống chỉ định chung Ciprofloxacin với tizanidin.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
Quá mẫn
Phản ứng quá mẫn và dị ứng, bao gồm phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau khi dùng một liều đơn và có thé de dọa tính mạng. Nếu các phản ứng này xảy ra, cần ngưng dùng ciprofloxacin và tiến hành biện pháp y tế thích hợp.
Hệ cơ xương
Ciprofloxacin thường không dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh về gan hoặc các rối loạn liên quan đến việc điều trị bằng quinolon. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm gặp, sau khi đã có kết quả kháng sinh đồ về vi khuẩn gây bệnh và đánh giá cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ, có thể kê đơn ciprofloxacin cho các bệnh nhân này để điều trị một số nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt trong các trường hợp thất bại với các điều trị thông thường hoặc vi khuẩn kháng thuốc, trong đó các dữ liệu về vi sinh có thể cung cấp bằng chứng cho việc sử dụng ciprofloxacin.
Viêm gân và đứt gân (đặc biệt gân Achilles), đôi lúc cả hai, có thể xuát hiện khi dùng ciprofloxacin, thậm chí trong vòng 48 giờ đầu sau khi điều trị. Viêm và đứt gân có thể xuất hiện thậm chí vài tháng sau khi ngừng điều trị bằng ciprofloxacin. Nguy cơ các bệnh về gân có thể tăng lên trên bệnh nhân cao tuổi hoặc trên bệnh nhân điều trị đồng thời với các corticosteroid Cần ngưng dùng thuốc khi xuất hiện bắt kỳ dấu hiệu viêm gân nào (sưng đau, viêm nhiễm). Lưu ý chăm sóc đề tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác..
Thận trọng sử dụng ciprofloxacin ở bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
Rối loạn thị giác
Nếu tầm nhìn hoặc bất kỳ tác dụng đến mắt nào xảy ra, cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa ngay lập tức
Nhạy cảm với ánh sáng
Ciprofloxacin đã được chứng minh cơ thể gây ra các phản ứng mẫn cảm với ánh sáng. Bệnh nhân dùng ciprofloxacin nên được tư vấn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cường độ mạnh hoặc tia UV trong thời gian điều trị.
Các rối loạn tim mạch
Thận trọng khi sử dụng fluoroquinolon, bao gồm cả ciprofloxacin, trên bệnh nhân đã được biết có yếu tố nguy cơ gây kéo dài khoảng QT, ví dụ như:
Hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh
Sử dụng đồng thời với các thuốc đã được biết làm kéo dài khoảng QT (như các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, các thuốc chống trầm cảm ba vòng, các macrolid và các thuốc chống loạn thần)
Mất cân bằng điện giải chưa được điều chỉnh (như hạ kali máu, hạ magie máu)
Bệnh tim mạch (như suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm)
Người cao tuổi và phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với các thuốc kéo dài khoảng QT. Do đó, nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon, bao gồm cả ciprofloxacin trên nhóm bệnh nhân này.
Hạ đường huyết
Cũng như các quinolon khác, hạ đường huyết cũng thường được ghi nhận trên bệnh nhân đái tháo đường, chủ yếu trên nhóm bệnh nhân cao tuổi. Kiểm soát chặt chẽ nồng độ glucose trong máu ở đối tượng này.
Suy chức năng thận
Vì ciprofloxacin phần lớn bài tiết dưới dang không đổi qua thận nên cần hiệu chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy thận để tránh tăng tác dung không mong muốn do tích lũy ciprofloxacin.
Hệ gan mật
Các trường hợp hoại tử gan và suy gan đe dọa tính mạng đã được báo cáo khi dùng ciprofloxacin. Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh gan (như chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa, hoặc bụng mềm), cần ngưng dùng thuốc ngay.
Thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphat dehydrogenase
Phản ứng tan máu do ciprofloxacin đã được báo cáo trên bệnh nhân thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase. Nên tránh dùng ciprofloxacin cho các bệnh nhân này trừ khi hiệu quả của thuốc vượt trội hơn nguy cơ. Trong trường hợp này nên theo dõi khả năng xuất hiện hiện tượng tan máu.
Phản ứng tại vì trí tiêm
Các phản ứng tại vị trí tiêm thường xảy ra khi truyền dưới 30 phút, bao gồm các phản ứng da tại chỗ, thường phục hồi nhanh sau khi truyền xong. Không cần chống chỉ định đường dùng tĩnh mạch, trừ khi các phản ứng này tái diễn hoặc xấu đi.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc. Ngay cả khi dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, thuốc vẫn có thể ảnh hưởng lên tốc độ phản xạ. Ảnh hưởng càng nhiều hơn khi dùng thuốc với rượu.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Nói chung, ciprofloxacin dung nạp tốt. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu là lên dạ dày – ruột, thần kinh trung ương và da.
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Kích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt | x | |||||
Phản ứng loạn thần | x | ||||||
Co giật, buồn ngủ | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ | x | ||||||
Mắt | Rối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng) | x | |||||
Tim | Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua) | x | |||||
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Mạch máu | Giãn mạch, huyết áp thấp, ngất. | x | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở. | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Khô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. | x | |||||
Da và mô dưới da | Anhidrosis, mày đay, phát ban | x | |||||
Thận và tiết niệu | Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Chỉ nên dùng Ciprofloxacin cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới fluoroquinolon.
Cho con bú
Chỉ nên dùng Ciprofloxacin cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới fluoroquinolon.
Khả năng sinh sản
Chưa có thông tin.
5.6. Tương tác thuốc
NSAIDs
Phối hợp quinolon (các chất ức chế men gyrase) liều cao với thuốc kháng viêm không steroid (ngoại trừ acetylsalicylic acid) có thể gây co giật.
Theophyllin
Dùng đồng thời ciprofloxacin với theophyllin có thể gây tăng tác dụng ngoại ý nồng độ theophyllin trong huyết thanh. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ do theophyllin, trong rất hiếm các trường hợp các tác dụng này có thể đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong. Nếu bắt buộc dùng đồng thời hai loại thuốc này, nên kiểm tra nồng độ theophyllin trong huyết thanh và nên giảm liều của theophyllin thích hợp.
Ciclosporin
Ciprofloxacin và các ciclosporin dùng đồng thời có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết thanh 2 lần mỗi tuần.
Các enzym CYP1A2
Ciprofloxacin ức chế enzym CYP1A2 và có thể làm tăng nông độ một số chất trong huyết thanh (như theophyllin, clozapin, tacrin, ropinirol, tizanidin) được loại bỏ qua con đường chuyển hóa này. Do đó, khi dùng phối hợp các thuốc này, cần theo dõi các phản ứng bất lợi có thê xảy ra và giảm liều các thuốc khi cần thiết.
Các dẫn xuất Xanthin
Khi dùng chung ciprofloxacin và cafein hoặc pentoxifyllin (oxpentifyllin), có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh các thuốc này.
Phenytoin
Ciprofloxacin có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của phenytoin khi dùng phối hợp, do đó, cần theo dõi nồng độ phenytoin.
Mexiletin
Ciprofloxacin có thể làm giảm độ thanh thải của mexiletin hydrochlorid.
Thuốc chống đông (ví dụ warfarin)
Dùng đồng thời ciprofloxacin với warfarin có thể làm tăng cường tác dụng của warfarin
Glibenclamid
Sử dụng đồng thời ciprofloxacin và glibenclamid có thể làm tăng hiệu lực của glibenclamid (hạ đường huyết).
Probenecid
Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó làm giảm đào thải thuốc qua nước tiểu dẫn đến làm tăng nồng độ trong huyết tương của ciprofloxacin khi sử dụng đồng thời.
Methotrexat
Sử dụng đồng thời ciprofloxacin và methotrexat có thể ngăn chặn vận chuyển của methotrexat trong ống thận, làm tăng nồng độ methotrexat. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bất lợi do methotrexat. Do đó, khi bệnh nhân điều trị với methotrexat, phải được quan sát chặt chẽ trong quá trình điều trị đồng thời cùng ciprofloxacin.
Các thuốc kéo dài khoảng QT
Ciprofloxacin cũng như các kháng sinh flouroquinolon khác nên được dùng thận trọng ở các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây kéo dài khoảng QT (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolod, thuốc chống loạn thần, thuốc chống loạn nhịp nhóm IIA và nhóm III).
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Mệt mỏi, co giật, ảo giác, lú lẫn, khó chịu ở bụng, suy gan, suy thận Cũng như tinh thể niệu và tiểu ra máu. Đã có báo cáo về những độc tinh trên thận có thể hồi phục.
Xử trí
Chỉ một lượng nhỏ ciprofloxacin (<10%) được đào thải bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc. Trong trường hợp quá liều, điều trị triệu chứng nên được thực hiện. Theo dõi điện tâm đồ nên được thực hiện, vì khả năng kéo dài khoảng QT.
Viết bình luận