Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Cloxacillin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thuốc tiêm Cloxacillin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thuốc tiêm Cloxacillin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Thông tin dành cho chuyên gia


Cloxacillin là một kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng liên cầu tiêu huyết beta và nhiễm trùng do phế cầu cũng như do tụ cầu.

Nguồn gốc: Cloxacillin là một kháng sinh penicillin bán tổng hợp, thuộc phân nhóm penicillin M, là dẫn xuất clo hóa của oxacillin. Cloxacillin được cấp bằng sáng chế vào năm 1960 và được chấp thuận sử dụng trong y tế vào năm 1965. Cloxacillin nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Cloxacillin

Tên biệt dược thường gặp: Tazam, Syntarpen

Cloxacillin


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: bột pha tiêm

Các loại hàm lượng: Cloxacillin (dưới dạng cloxacillin natri) 0,5 g, 1g, 2g


3. Chỉ định

Cloxacillin dạng tiêm dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicilinase khi cần nồng độ cao trong huyết tương, bao gồm nhiễm khuẩn xương và khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng bụng (kết hợp với thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú), viêm phổi, bệnh lý về da (bao gồm cả nhiễm khuẩn mô mềm), các nhiễm khuẩn phẫu thuật (dự phòng).


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm penicillin.

Cơ chế tác dụng: Cloxacillin ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như benzylpenicilin, nhưng kháng penicilinase của Staphylococcus.

Phổ kháng khuẩn in vitro của cloxacillin bao gồm: 

  • Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus spp. Cloxacillin có hoạt tính cao nhất đối với tụ cầu, kể cả các chủng benzylpenicillin kháng. Nhưng cloxacillin không có hoạt tính với Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) do vi khuẩn này có những protein gắn penicillin (PBP) biến đối. Hoạt tính đối với Staphylococcus như Staphylococcus pneumoniaStaphylococcus pyogenes thấp hơn benzylpenicillin.
  • Vi khuẩn Gram âm: Cloxacillin hoạt động chống lại vi khuẩn gram âm yếu hơn so với hoạt động chống tụ cầu khuẩn Neisseria spp. (Ví dụ Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis). 

Mặc dù cloxacillin trong ống nghiệm có hoạt tính chống lại các chủng khác nhau của vi khuẩn Gram dương và Gram âm, trong lâm sàng thiết lập nó thường được sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu. Cloxacillin không có hiệu quả trong nhiễm trùng gây ra bởi trực khuẩn Gram âm và Enterococcus spp. Hầu hết các chủng tụ cầu (trong một số môi trường thậm chí trên 90%) sản xuất penicillinases. Tuy nhiên, nếu một chủng nhạy cảm với cloxacillin cũng nhạy cảm với penicillin, nên sử dụng benzylpenicillin vì nó có tác dụng tích cực hơn cloxacillin trong việc chống lại các chủng tụ cầu nhạy cảm.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Sau khi tiêm bắp 500 mg cloxacillin, nồng độ đỉnh trong huyết thanh là 15 mcg/ml đạt được trong khoảng 30 phút.

Phân bố

Cloxacillin liên kết với khoảng 95% protein trong huyết tương. Cloxacillin khuyếch tán tốt vào xương và khớp bị viêm, dịch màng phổi, hoạt dịch, các khoang huyết thanh và mủ. Cloxacillin đi qua nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. Cloxacillin chỉ khuyếch tán vào dịch não tủy khi bị viêm.

Chuyển hóa

Cloxacillin chuyển hóa ở mức độ hạn chế.

Thải trừ

Thuốc chưa biến đổi và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu bằng cách lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiểu và khoảng 10% trong mật.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Người lớn và trẻ em  > 20 kg:

  • Ðối với các nhiễm khuẩn ngoài da và các mô liên kết: tiêm bắp 250 - 500 mg cứ 6 giờ một lần; tiêm tĩnh mạch chậm 250 - 500 mg trong 3 - 4 phút, 3 - 4 lần trong 24 giờ. 
  • Truyền dịch liên tục: 6 g/trong 24 giờ đối với viêm nội tâm mạc do Staphylococcus. 
  • Có thể tiêm trong khớp 500 mg cloxacillin/ngày, nếu cần hòa tan trong dung dịch lignocain hydroclorid 0,5% hoặc tiêm trong màng phổi. Bột tiêm cloxacillin 125 - 250 mg được hòa tan trong 3 ml nước cất vô trùng và được xông khí dung 4 lần/ngày. 
  • Tiêm tĩnh mạch 100 mg/kg thể trọng trong 24 giờ chia làm 4 - 6 lần tiêm, đối với nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não.

Trẻ em < 20 kg: Liều thông thường là 25 - 50 mg/kg mỗi ngày tiêm tĩnh mạch chia 4 lần sau mỗi 6 giờ. Trong nhiễm khuẩn nặng , bác sỹ có thể tăng liều đến 100 mg/kg mỗi ngày.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với penicillin
  • Suy thận nặng

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Người dị ứng với Cephalosporin hoặc Cephamycin cũng có thể dị ứng với thuốc. 
  • Bệnh nhân có bệnh về gan do cloxacillin có thể gây viêm gan, vàng da ứ mật, nhưng có thể xuất hiện chậm.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Toàn thânViêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch x    
Hệ miễn dịchPhản ứng phản vệ   x  
Hệ bạch huyết và máuTăng bạch cầu ái toan  x   
Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu   x  
Hệ tiêu hóaBuồn nôn, tiêu chảy x    
Viêm đại tràng màng giả   x  
Gan mậtViêm gan, vàng da ứ mật    x  
Da và mô dưới daPhát ban ở da x    
Mày đay  x   
Thận và tiết niệuRối loạn chức năng thận có thể làm tằn creatinin huyết thanh   x  

 

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng penicilin ở người trong thời kỳ mang thai không thấy có bằng chứng có hại đối với thai. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ ở người mang thai, nên chỉ dùng cloxacillin trong thời kỳ có thai khi thật cần thiết.

Cho con bú

Vì cloxacillin phân bố vào sữa, dùng thuốc này cho người cho con bú phải thận trọng.

5.6. Tương tác thuốc

  • Cloxacillin trộn với các Aminoglycoside in vitro sẽ làm mất tác dụng lẫn nhau đáng kể. 
  • Việc dùng đồng thời liều cao cloxacillin với các chất chống đông máu (coumarin, dẫn xuất indandion hoặc heparin) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì các Penicillin ức chế kết tụ tiểu cầu và do đó cần phải theo dõi cẩn thận người bệnh về dấu hiệu xuất huyết. 
  • Sử dụng cloxacillin với các chất làm tan huyết khối làm tăng nguy cơ xuất huyết nặng. 
  • Sử dụng cloxacillin với các thuốc độc hại gan có thể làm tăng thêm mức độ độc hại gan. 
  • Probenecid làm giảm bài tiết các Penicillin qua ống thận và tăng nguy cơ độc hại nếu dùng chung.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Quá liều có thể gây nôn, tiêu chảy kéo dài, co giật, tê liệt, thậm chí tử vong.

Xử trí 

Giảm liều, ngừng điều trị, điều trị ngộ độc hoặc dị ứng như với benzylpenicilin

Đang xem: Thuốc tiêm Cloxacillin - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng