Thuốc tiêm Daptomycin - Kháng sinh nhóm Lipopeptide
Thông tin dành cho chuyên gia
Daptomycin là một loại kháng sinh lipopeptid theo chu kỳ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da phức tạp do vi khuẩn Gram dương nhạy cảm và nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus. |
Nguồn gốc: Daptomycin là một chất kháng khuẩn lipopeptid theo chu kỳ có phổ hoạt tính rộng chống lại vi khuẩn Gram dương, bao gồm Staphylococcus aureus nhạy cảm và kháng với methicillin (MSSA / MRSA) và Enterococci kháng vancomycin (VRE). Về mặt hóa học, daptomycin bao gồm 13 axit amin, bao gồm một số axit amin không chuẩn và D, với 10 axit amin đầu C tạo thành vòng liên kết este và tryptophan đầu N liên kết cộng hóa trị với axit decanoic. Daptomycin lần đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1980 bởi các nhà nghiên cứu tại Eli Lilly trong các mẫu đất từ núi Ararat ở Thổ Nhĩ Kỳ. Công việc ban đầu về phát triển daptomycin đã bị bỏ dở do quan sát thấy bệnh cơ nhưng đã được tiếp tục vào năm 1997 khi Cubist Pharmaceuticals Inc. cấp phép cho daptomycin; người ta nhận thấy rằng chế độ dùng thuốc một lần mỗi ngày làm giảm tác dụng phụ trong khi vẫn giữ được hiệu quả.
Daptomycin được FDA chấp thuận vào ngày 12 tháng 9 năm 2003, và được bán trên thị trường với tên CUBICIN® bởi Cubist Pharmaceuticals LLC (Merck & Co.).
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Daptomycin
Tên biệt dược thường gặp: Cubicin, Dapzura,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Bột pha dung dịch tiêm truyền.
Các loại hàm lượng: Bột pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 350mg, 500 mg.
3. Chỉ định
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng (cSSSI) do các vi khuẩn gram dương nhạy cảm với thuốc sau: Staphylococcus aureus (kể cả các Staphylococcus aureus đề kháng với methicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysgalactiae dưới loài equisimilis, và Enterococcus faecalis (chỉ các nhóm nhạy cảm với vancomycin). Có thể có chỉ định phối hợp kháng sinh trên lâm sàng trong trường hợp xác định hoặc nghi ngờ nhiễm đồng thời vi khuẩn gram âm hoặc vi khuẩn kỵ khí.
Nhiễm Staphylococcus aureus huyết (vi khuẩn huyết), kể cả viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tim phải gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm và đề kháng với methicillin. Có thể có chỉ định phối hợp kháng sinh trên lâm sàng trong trường hợp xác định hoặc nghi ngờ nhiễm đồng thời vi khuẩn gram âm hoặc vi khuẩn kỵ khí.
Hiệu quả của Daptomycin đối với bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tim trái do Staphylococcus aureus chưa được xác lập. Dữ liệu về bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tim trái trong thử nghiệm lâm sàng sử dụng Daptomycin trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus còn giới hạn; kết quả thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân này rất hiếm. Chưa có nghiên cứu sử dụng Daptomycin cho bệnh nhân viêm nội tâm mạc có van tim nhân tạo hoặc viêm màng não.
Bệnh nhân nhiễm Staphylococcus aureus kéo dài hoặc tái phát hoặc kém đáp ứng lâm sàng nên được cấy máu lại nhiều lần. Nếu cấy máu dương tính với Staphylococcus aureus, nên thực hiện kiểm tra độ nhạy cảm bằng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn phân lập sử dụng phương pháp chuẩn hóa, cũng như đánh giá lại chẩn đoán để loại trừ các ổ nhiễm khuẩn khác chưa xác định.
Không chỉ định sử dụng Daptomycin trong điều trị viêm phổi.
Nên tiến hành lấy các mẫu phẩm thích hợp gửi xét nghiệm vi sinh học nhằm phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh cũng như xác định tính nhạy cảm của chúng với daptomycin.
Có thể khởi đầu điều trị theo kinh nghiệm trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Nếu cần nên điều chỉnh liệu pháp kháng sinh dựa trên kết quả xét nghiệm.
Để giảm thiểu sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và duy trì hiệu quả của Daptomycin cũng như các thuốc kháng sinh khác, chỉ sử dụng Daptomycin để điều trị hoặc dự phòng các nhiễm khuẩn đã xác định hoặc nhiều khả năng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc. Sau khi xác định vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm của vi khuẩn nên cân nhắc chọn lựa hoặc điều chỉnh liệu pháp kháng sinh. Trong trường hợp không có được các thông tin này, các thông tin về dịch tể học và sự nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương có thể hữu ích cho việc lựa chọn liệu pháp điều trị theo kinh nghiệm.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm Lipopeptid
Daptomycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm mới, lipopeptid vòng. Daptomycin là sản phẩm tự nhiên với ứng dụng lâm sàng trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn gram dương. Daptomycin có hoạt tính chống lại các vi khuẩn gram dương đề kháng với các kháng sinh khác kể cả các chủng đề kháng với methicillin, vancomycin và linezolid.
Cơ chế đề kháng:
Hiện chưa có cơ chế đề kháng với daptomycin nào được xác định và cũng chưa biết yếu tố chuyển dạng nào gây ra sự đề kháng với daptomycin.
Cũng như các kháng sinh khác, khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân khó điều trị nhiễm khuẩn và/hoặc nhiễm khuẩn kéo dài, đã ghi nhận sự giảm đáng kể tính nhạy cảm của cả Staphylococcus aureus và các Enterococcus sau khi điều trị với Daptomycin.
Mối tương quan Dược động học/ Dược lực học:
In vitro, daptomycin có tác động diệt khuẩn nhanh và phụ thuộc nồng độ đối với các vi khuẩn gram dương nhạy cảm với thuốc.
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác động của daptomycin khác biệt với cơ chế của các thuốc kháng sinh khác. Daptomycin gắn kết với màng tế bào vi khuẩn gây ra sự khử cực nhanh điện thế màng tế bào ở trạng thái tĩnh hay tăng trưởng. Sự mất điện thế màng làm ức chế sự tổng hợp protein, ADN và ARN với kết quả làm chết tế bào vi khuẩn với sự phân hủy tế bào không đáng kể.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Dược động học của daptomycin nói chung tuyến tính và không phụ thuộc thời gian khi sử dụng liều 4-12 mg/kg, 1 lần/ngày trong 14 ngày. Nồng độ thuốc ổn định đạt được sau liều thứ ba.
Phân bố
Ở người tình nguyện khỏe mạnh, thể tích phân phối daptomycin trong tình trạng ổn định xấp xỉ 0,1 l/kg, phù hợp với sự phân phối chủ yếu trong khoang ngoại bào. Daptomycin phân phối ưu thế vào các mô có nhiều mạch máu và thuốc đi qua hàng rào máu não và hàng rào nhau thai ở mức độ ít hơn sau khi sử dụng đơn liều và đa liều.
Daptomycin gắn kết thuận nghịch và không phụ thuộc vào nồng độ với protein huyết tương (trung bình 90-93%) ở người tình nguyện khỏe mạnh và với tỷ lệ thấp hơn (83,5-87,6) ở bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 ml/phút hoặc đang thẩm phân).
Chuyển hóa
Các nghiên cứu in vitro cho thấy ở người daptomycin không hoặc chuyển hóa rất ít qua gan và CYP450 rất ít ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của daptomycin. Các nghiên cứu in vitro đã xác nhận rằng daptomycin không ức chế hoặc cảm ứng các đồng dạng CYP (1A2, 2A6, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1, 3A4) có ý nghĩa lâm sàng ở người.
Không có chất chuyển hóa nào được tìm thấy trong huyết tương ở người sử dụng liều daptomycin 6 mg/kg, điều này chứng tỏ thuốc không hoặc rất ít bị chuyển hóa trong máu. Hơn nữa, không có chất chuyển hóa nào được tìm thấy trong huyết tương ở người khi sử dụng thuốc đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ dựa trên tổng nồng độ hoạt tính vi sinh và hoạt tính đồng vị phóng xạ. Hai trong bốn chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu là chất chuyển hóa oxy hóa pha I hiện diện với nồng độ thấp.
Thải trừ
Daptomycin được đào thải chủ yếu bởi thận. Không có hoặc rất ít daptomycin bài tiết chủ động qua ống thận. Độ thanh thải của daptomycin trong huyết tương vào khoảng 7-9 mL/giờ/kg và độ thanh thải ở thận là 4-7 mL/giờ/kg.
Trong một nghiên cứu về cân bằng khối lượng sử dụng đồng vị phóng xạ, 78% liều dùng hiện diện trong nước tiểu dựa trên tổng hoạt tính phóng xạ, trong khi đó lượng daptomycin không đổi tìm thấy trong nước tiểu vào khoảng 52% liều dùng. Khoảng 5% lượng đồng vị phóng xạ được thải trừ qua phân.
* Người già
Không cần điều chỉnh liều nếu chỉ đơn thuần dựa trên độ tuổi. Tuy nhiên, cần đánh giá chức năng thận và nên điều chỉnh liều khi có bằng chứng suy thận nặng.
* Béo phì
So với người không béo phì, nồng độ và thời gian tiếp xúc của daptomycin, được đánh giá bởi diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ theo thời gian (AUC), tăng khoảng 28% ở bệnh nhân béo phì trung bình (chỉ số khối cơ thể BMI 25-40 kg/m2) và tăng 42% ở bệnh nhân béo phì nặng (BMI > 40 kg/m2). Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều nếu chỉ dựa trên yếu tố béo phì đơn thuần.
* Suy thận
Ở bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 mL/phút) và ở giai đoạn cuối của bệnh lý thận, AUC và thời gian bán thải tăng 2-3 lần so với ở người khỏe mạnh.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng bột pha dung dịch tiêm truyền 500mg.
Lưu ý: để giảm thiểu hiện tượng tạo bọt, TRÁNH lắc mạnh lọ thuốc trong và sau khi pha.
Thuốc Daptomycin sau khi pha nên được pha loãng thêm bằng dung dịch pha tiêm natri chlorid 0,9% để tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng 30 phút.
Vì thuốc Daptomycin không chứa chất bảo quản hoặc chất kìm khuẩn, cần phải tuân thủ kỹ thuật vô trùng khi pha dung dịch thuốc truyền tĩnh mạch. Các nghiên cứu về độ ổn định đã chứng tỏ dung dịch thuốc sau khi pha ổn định trong lọ trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc ổn định đến 48 giờ nếu bảo quản trong điều kiện lạnh ở 2-8oC (36-46oF). Dung dịch thuốc sau khi pha loãng ổn định trong túi dịch truyền trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 48 giờ khi bảo quản trong điều kiện lạnh. Tổng thời gian bảo quản (trong lọ và túi dịch truyền) ở nhiệt độ phòng không nên vượt quá 12 giờ. Tổng thời gian bảo quản (trong lọ và túi dịch truyền) ở điều kiện lạnh không nên vượt quá 48 giờ.
Vì các dữ liệu về tính tương hợp của Daptomycin với các thuốc sử dụng đường tĩnh mạch khác còn hạn chế, không nên thêm các thuốc khác vào lọ thuốc Daptomycin sử dụng một lần hoặc truyền chung đường truyền với Daptomycin. Khi sử dụng cùng bộ dây truyền liên tiếp cho nhiều thuốc khác nhau, nên rửa bộ dây truyền bằng dung dịch truyền tương thích trước và sau khi truyền Daptomycin.
Liều dùng:
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng: liều khuyến cáo cho người lớn là 4 mg/kg, sử dụng một lần mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày hoặc đến khi hết nhiễm khuẩn.
Nhiễm Staphylococcus aureus huyết, kể cả viêm nội tâm mạc tim phải: liều khuyến cáo cho người lớn là 6 mg/kg, sử dụng một lần mỗi 24 giờ trong 2-6 tuần tùy thuộc chẩn đoán của bác sĩ điều trị.
Suy thận:
- Daptomycin thải trừ chủ yếu qua thận.
- Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≥ 30 mL/phút: không cần điều chỉnh liều. Cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng với trị liệu và chức năng thận cho tất cả bệnh nhân suy thận.
- Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 mL/phút: cần tăng khoảng cách giữa các liều lên 48 giờ cho mỗi liều đơn. Cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng lâm sàng với trị liệu và chức năng thận cho các bệnh nhân này.
- Điều chỉnh liều và khuyến cáo tương tự cho bệnh nhân đang thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD). Khi có thể, nên sử dụng Daptomycin sau khi đã hoàn tất thẩm phân trong ngày.
Suy gan: không cần chỉnh liều khi sử dụng Daptomycin cho bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc vừa (Child-Pugh Nhóm B). Chưa có dữ liệu đối với bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh Nhóm C).
Bệnh nhân cao tuổi: nên sử dụng liều khuyến cáo như trên cho bệnh nhân cao tuổi ngoại trừ bệnh nhân suy thận nặng.
Trẻ em và trẻ vị thành niên (< 18 tuổi): hiệu quả và an toàn của Daptomycin chưa được thiết lập.
5.2. Chống chỉ định
- Bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
5.3. Thận trọng
Sử dụng các thuốc kháng sinh có thể thúc đẩy sự tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị, cần có biện pháp xử trí thích hợp.
Viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc liên quan đến thuốc kháng sinh đã được ghi nhận khi sử dụng hầu hết các thuốc kháng khuẩn và có thể ở mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét đến chẩn đoán này khi bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc ngay sau khi bắt đầu điều trị.
Để góp phần giúp điều trị thành công, nên tiến hành ngay mà không trì hoãn các can thiệp ngoại khoa cần thiết cho bệnh nhân bị nhiễm trùng sâu (như cắt lọc, tháo các bộ phận giả, phẫu thuật thay van).
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ rằng Daptomycin không hiệu quả trong điều trị viêm phổi do gắn kết với chất diện hoạt phổi làm cho thuốc bị mất hoạt tính.
Creatine Phosphokinase và Bệnh lý cơ: tăng nồng độ creatin phosphokinase (CPK) huyết tương kết hợp với đau cơ, yếu cơ và/hoặc tiêu cơ vân trong quá trình điều trị với Daptomycin đã được báo cáo.
Khuyến cáo nên:
Thử CPK huyết tương trước khi bắt đầu trị liệu và định kỳ (tối thiểu một lần mỗi tuần) trong quá trình điều trị cho tất cả bệnh nhân, bệnh nhân tăng CPK hoặc đau, căng, yếu cơ không rõ nguyên nhân cần được theo dõi thường xuyên hơn (> 1 lần/tuần).
Thử CPK thường xuyên hơn (> 1 lần/tuần) ở bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển bệnh lý cơ. Các bệnh nhân này bao gồm bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút) và bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có liên quan đến bệnh lý cơ (như các thuốc ức chế HMG-CoA reductase).
Bệnh nhân nên được khám thường xuyên trong quá trình điều trị nhằm phát hiện bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh lý cơ.
Nên ngưng thuốc Daptomycin khi bệnh nhân có các triệu chứng cơ không giải thích được đi kèm với tăng CPK > 1000 U/l (khoảng gấp 5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường ULN) hoặc ở bệnh nhân có CPK tăng đáng kể > 2000 U/L (≥ 10 x ULN) mà không có triệu chứng.
Bệnh lý thần kinh: bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý thần kinh trong quá trình điều trị với Daptomycin.
Suy thận: nên theo dõi chức năng thận và nồng độ CPK thường xuyên hơn ở bệnh nhân suy thận.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Nhiễm trùng | Nhiễm nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm candida | x | |||||
Fungaemia | x | ||||||
Hệ thống bạch huyết và máu | Thiếu máu | x | |||||
Tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR), tăng bạch cầu | x | ||||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Kích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt | x | |||||
Phản ứng loạn thần | x | ||||||
Co giật, buồn ngủ | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ | x | ||||||
Mắt | Rối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng) | x | |||||
Tim | Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua) | x | |||||
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Mạch máu | Tăng hoặc hạ huyết áp | x | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Giảm tiết dịch phế quản. Ho | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Khô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. | x | |||||
Da và mô dưới da | Anhidrosis, mày đay, phát ban | x | |||||
Thận và tiết niệu | Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu | x | |||||
Cơ xương và mô liên kết | Đau chân tay, tăng creatine phosphokinase (CPK) trong huyết thanh | x | |||||
Viêm cơ, tăng myoglobin, yếu cơ, đau cơ, đau khớp, tăng lactate dehydrogenase huyết thanh (LDH), chuột rút cơ | x | ||||||
Tiêu cơ vân | x | ||||||
Gan mật | Tăng alanin aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST) hoặc phosphatase kiềm (ALP) | x | |||||
Vàng da | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Các nghiên cứu về ảnh hưởng lên khả năng sinh sản và quái thai thực hiện trên chuột và thỏ không có bằng chứng cho thấy daptomycin gây tác hại lên khả năng sinh sản, quá trình mang thai và sự phát triển của bào thai. Vì đáp ứng đối với thuốc khi sử dụng ở người không phải luôn luôn có thể dự đoán qua kết quả nghiên cứu về sinh sản trên động vật, chỉ sử dụng Daptomycin trong quá trình mang thai khi lợi ích dự kiến vượt trội các nguy cơ có thể xảy ra.
Cho con bú
Hiện chưa rõ daptomycin có tiết qua sữa mẹ hay không. Cần thận trọng khi sử dụng Daptomycin cho phụ nữ cho con bú.
Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu lâm sàng về khả năng sinh sản cho daptomycin. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với khả năng sinh sản.
5.6. Tương tác thuốc
Daptomycin ít hoặc không chuyển hóa qua trung gian Cytochrome P450 (CYP450). Do đó, Daptomycin không có tương tác với các thuốc liên quan đến CYP450.
Kinh nghiệm sử dụng đồng thời Daptomycin với các thuốc ức chế HMG-CoA reductase trên bệnh nhân còn giới hạn; do vậy, cần cân nhắc tạm thời ngưng sử dụng các thuốc ức chế HMG-CoA reductase ở bệnh nhân đang sử dụng Daptomycin.
Daptomycin đã được nghiên cứu trên người về tương tác thuốc với aztreonam, tobramycin, warfarin, simvastatin và probenecid.
Daptomycin không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của aztreonam, warfarin và probenecid. Hiện chưa rõ tương tác giữa Daptomycin với tobramycin khi sử dụng một liều lâm sàng Daptomycin. Nên thận trọng khi sử dụng đồng thời Daptomycin và tobramycin. Kinh nghiệm sử dụng đồng thời Daptomycin và simvastatin (thuốc ức chế HMG-CoA reductase) còn giới hạn; do đó, cần cân nhắc tạm thời ngưng sử dụng các thuốc ức chế HMG-CoA reductase ở bệnh nhân đang sử dụng Daptomycin.
Tương tác thuốc và các xét nghiệm:
Trong các xét nghiệm thời gian prothrombin (PT)/ Tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR), các trường hợp tương tác giữa daptomycin và một số thuốc thử dẫn đến kéo dài PT và tăng INR đã được báo cáo. Có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến kết quả sai lệch bằng cách lấy mẫu máu để thử PT hoặc INR gần thời điểm nồng độ daptomycin huyết tương ở mức đáy (trough).
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Chưa có thông tin.
Xử trí
Tiến hành các biện pháp hỗ trợ. Daptomycin thải trừ chậm khỏi cơ thể qua thẩm phân máu (khoảng 15% liều dùng được thải trừ sau 4 giờ) hoặc qua thẩm phân phúc mạc (khoảng 11% liều dùng được thải trừ sau 48 giờ).
Viết bình luận