Thuốc tiêm Erythropoietin - Thuốc kích thích tạo hồng cầu
Thông tin dành cho chuyên gia
Erythropoietin là một dạng tái tổ hợp của erythropoietin người được sử dụng để tăng sự biệt hóa của tế bào tiền thân thành tế bào hồng cầu trong điều trị thiếu máu. |
Nguồn gốc: Năm 1905, Paul Carnot đề xuất ý tưởng rằng một loại hormone điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Sau khi tiến hành các thí nghiệm trên thỏ được cho máu, Carnot và nghiên cứu sinh của ông là Clotilde-Camille Deflandre cho rằng sự gia tăng tế bào hồng cầu ở thỏ là do một yếu tố tạo máu gọi là hemopoietin. Eva Bonsdorff và Eeva Jalavisto gọi chất tạo máu là 'erythropoietin'. KR Reissman và Allan J. Erslev đã chứng minh rằng một chất nhất định, được lưu thông trong máu, có khả năng kích thích sản xuất hồng cầu và tăng hematocrit. Chất này đã được tinh chế và xác nhận là erythropoietin.
Năm 1977, Goldwasser và Kung đã thanh lọc EPO. EPO tinh khiết cho phép xác định một phần trình tự axit amin và gen được phân lập. EPO tổng hợp lần đầu tiên được sử dụng thành công để điều chỉnh bệnh thiếu máu vào năm 1987. Năm 1985, Lin và cộng sự đã phân lập gen erythropoietin của người từ thư viện thực khuẩn thể gen và sử dụng nó để sản xuất EPO. Năm 1989, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt hormone Epogen để sử dụng trong một số chứng bệnh thiếu máu não.
Gregg L. Semenza và Peter J. Ratcliffe đã nghiên cứu gen EPO và sự điều hòa phụ thuộc vào oxy của nó. Cùng với William Kaelin Jr., họ đã được trao giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2019 vì đã khám phá ra yếu tố gây thiếu oxy (HIF), yếu tố điều chỉnh gen EPO, cũng như các gen khác, để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Erythropoietin
Tên biệt dược thường gặp: Epoetin Alfa Hexal, Epogen, Eporatio, Epprex, Eprex, Procrit, Retacrit, Silapo, Erythropoietin, Hemax 2000 IU, Ior Epocim – 2000, Epokine Prefilled Injection, Heberitro 2000 IU/mL,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Bột pha tiêm.
Các loại hàm lượng:
Thuốc tiêm (không có chất bảo quản): Lọ 2 000 đvqt/1 ml; 3 000 đvqt/1 ml; 4 000 đvqt/1 ml; 10 000 đvqt/1 ml; 40 000 đvqt/1 ml [chứa albumin người].
Thuốc tiêm có chất bảo quản: Lọ 20 000 đvqt/2 ml: 20 000 đvqt/1 ml [chứa albumin người và alcol benzyl].
3. Chỉ định
- Điều trị thiếu máu (để nâng hoặc duy trì mức hồng cầu và giảm nhu cầu truyền máu) do suy thận mạn tính (kể cả ở người bệnh phải hay không phải chạy thận nhân tạo), ở người bệnh đang thấm tách màng bụng (để giảm hoặc loại bỏ nhu cầu truyền máu).
- Điều trị thiếu máu do hóa trị liệu ở người bị bệnh ác tính không ở tủy xương, thiếu máu do liên quan đến zidovudin ở người bệnh nhiễm HIV dương tính.
- Điều trị thiếu máu đẳng sắc – hồng cầu bình thường bao gồm thiếu máu do các rối loạn viêm như viêm khớp dạng thấp.
- Điều trị thiếu máu ở mức độ vừa phải (nhưng không thiếu sắt) ở người bệnh trước phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm tăng sản lượng máu thu thập đế truyền máu tự thân, giảm nhu cầu truyền máu đồng loại.
- Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc tác động trên máu và hệ thống tạo máu. Thuốc kích thích tạo hồng cầu.
Erythropoietin là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu trong tủy xương. Phần lớn hormon này do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxy mô, một phần nhỏ (10% đến 14%) do gan tống hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra erythropoietin ở bào thai).
Giảm oxy mô hoặc thiếu máu làm tăng tiết erythropoietin và ở điều kiện này lượng erythropoietin có thể đạt đến 1 000 lần nồng độ erythropoietin trong huyết thanh bình thường; đáp ứng này có thể bị suy giảm trong một vài tình trạng bệnh tật như suy thận mạn tính.
Erythropoietin sử dụng trong lâm sàng được sản xuất bằng kỹ thuật tái tố hợp DNA và những dạng erythropoietin người tái tố hợp này có tên là epoetin. Epoetin alpha, epoetin beta, epoetin gamma, epoetin omega, và epoetin zeta là những erythropoietin người tái tố hợp có nguồn gốc từ một gen erythropoietin người dòng đơn (cloned). Tất cả các epoetin đều chứa 165 acid amin. Epoetin và erythropoietin tự nhiên hoàn toàn giống nhau về trình tự acid amin và có chuỗi oligosacharid rất giống nhau trong cấu trúc hydrat carbon. Phân tử của chúng có nhiều nhóm glycosyl nhưng khác nhau về vị trí các nhóm glycosyl. Epoetin delta là một erythropoietin người tái tố hợp. Epoetin này có cùng trình tự acid amin và vị trí nhóm glycosyl như erythropoietin người. Epoetin có tác dụng sinh học như erythropoietin nội sinh và hoạt tính là 129 000 đơn vị cho 1 mg hormon.
Sau khi tiêm khoảng 1 tuần, epoetin làm tăng đáng kể tế bào gốc tạo máu ở ngoại vi. Trong vòng 3 đến 4 tuần, hematocrit tăng, phụ thuộc vào liều dùng. Các tế bào gốc (CFU – GM và CFU – mix) bình thường không phải là những tế bào sản xuất hồng cầu. Như vậy, khi được dùng với liều điều trị, epoetin có thể tác dụng lên cả hai dòng tế bào (dòng hồng cầu và dòng tủy).
Ở người bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc do mất máu kín đáo, epoetin có thể không gây được đáp ứng hoặc duy trì tác dụng.
Cơ chế tác dụng:
Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu). Hormon này cũng còn có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đối đơn vị tạo cụm (CFU) thành tiền nguyên hồng cầu. Erythropoietin phóng thích hồng cầu lưới từ tủy xương đi vào dòng máu, ở đó hồng cầu lưới trưởng thành tạo thành hồng cầu, dẫn đến số lượng hồng cầu tăng lên, do đó nâng mức hematocrit và hemoglobin.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Do bản chất là một protein, nên epoetin bị phân hủy ở đường tiêu hóa và phải dùng theo đường tiêm (truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da, nhỏ giọt trong màng bụng). Dược động học của các epoetin có vài khác biệt, có thể do sự khác nhau về glycosyl hóa và do công thức bào chế của các thành phấm. Dược động học của epoetin tiêm dưới da khác với khi tiêm tĩnh mạch và đường dưới da có ưu điểm hơn vì cho phép kéo dài tác dụng.
Epoetin alpha hấp thu chậm và không hoàn toàn sau khi tiêm dưới da, và có sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 10 – 20%. Nồng độ đỉnh của epoetin alpha sau khi tiêm tĩnh mạch đạt được trong vòng 15 phút, và trong vòng 5 – 24 giờ sau khi tiêm dưới da.
Epoetin beta cũng có hấp thu tương tự, chậm và không hoàn toàn, sau khi tiêm dưới da, và có sinh khả dụng tuyệt đối từ 23 – 42%. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của epoetin beta sau liều tiêm dưới da đạt được trong vòng 12 – 28 giờ.
Epoetin delta có sinh khả dụng trong khoảng 26 – 36% sau khi tiêm dưới da, đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau 8 – 36 giờ.
Epoetin zeta có sinh khả dụng khoảng 20% sau khi tiêm dưới da, và đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khoảng 12 – 18 giờ.
Phân bố
Epoetin phân bố nhanh vào huyết tương, gan, thận và tủy xương.
Chuyển hóa
Một ít thuốc chuyển hóa và bị phân hủy.
Thải trừ
Epoetin bài tiết phần lớn qua phân và một lượng nhỏ thuốc tìm thấy trong nước tiểu.
Nửa đời thải trừ của epoetin alpha sau liều tiêm tĩnh mạch là 4 – 13 giờ ở người bệnh suy thận mạn tính; nói chung nửa đời thải trừ giảm ở người bệnh có chức năng thận bình thường. Nửa đời thải trừ của epoetin alpha sau liều tiêm dưới da ước tính vào khoảng 24 giờ.
Nửa đời thải trừ của epoetin beta sau liều tiêm tĩnh mạch là 4 – 12 giờ và nửa đời cuối sau liều tiêm dưới da là 13 – 28 giờ.
Nửa đời thải trừ của epoetin delta khoảng 27 – 33 giờ, khoảng 4 – 13 giờ ở người bệnh bị suy thận mạn tính, giá trị này là khoảng gấp đôi so với ở người khỏe mạnh.
Nửa đời thải trừ của Epoetin zeta sau khi tiêm dưới da ước tính khoảng 24 giờ. Nửa đời thải trừ sau khi tiêm tĩnh mạch ở người khỏe mạnh khoảng 4 giờ, và ở người bệnh bị suy thận mạn tính khoảng 5 giờ; nửa đời thải trừ ở trẻ em khoảng 6 giờ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng bột đông khô pha tiêm Erythropoietin.
Cách dùng :
Epoetin alpha, epoetin beta hoặc epoetin delta được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da; epoetin zeta chỉ có thể dùng theo đường tiêm tĩnh mạch.
Đối với người bệnh thấm tách máu, cần phải cho liều epoetin bằng đường tiêm tĩnh mạch, vì tiêm dưới da có nguy cơ gây giảm sinh dòng hồng cầu; có thể cho thuốc trong khi hoặc vào cuối đợt thấm tách dùng đường vào mạch của thấm tách. Đối với người bệnh chuấn bị thấm tách hoặc thấm tách qua màng bụng (ở những người này không thể đưa thuốc dễ dàng bằng đường tĩnh mạch) phải đưa thuốc và bằng đường tiêm dưới da.
Liều dùng:
Tác dụng điều trị của erythropoietin phụ thuộc vào liều; tuy nhiên liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần ba lần không cho kết quả tốt hơn. Liều erythropoietin tối đa an toàn chưa được xác định. Nồng độ hemoglobin của người bệnh không được vượt quá 12 g/100 ml và không được tăng quá 1 g/100 ml trong 2 tuần trong thời gian điều trị đối với bất cứ người bệnh nào. Dùng thêm sắt hoặc L-carnitin làm tăng đáp ứng với erythropoietin, do đó có thể giảm liều thuốc cần dùng để kích thích tạo hồng cầu. Đáp ứng huyết học của epoetin bị giảm nếu sắt không được cung cấp đầy đủ, vì vậy cần theo dõi tình trạng sắt và cung cấp bố sung nếu cần thiết đối với tất cả các người bệnh.
Các epoetin (alpha, beta, delta và zeta) là những erythropoietin người tái tố hợp để sử dụng lâm sàng có cùng tác dụng dược lý như erythropoietin nội sinh.
Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn tính:
- Mục đích của điều trị ở người lớn là làm tăng nồng độ hemoglobin lên đến 10 – 12 g/ml hoặc làm tăng hematocrit lên đến 30 – 36%. Tính toán liều theo từng người bệnh để đạt và duy trì nồng độ hemoglobin trong giới hạn này. Cần theo dõi hemoglobin mỗi tuần 2 lần sau khi dùng liều khởi đầu cho đến khi nồng độ hemoglobin ốn định và xác lập được liều duy trì. Phải duy trì tốc độ tăng hemoglobin dần dần để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, nên tăng theo tỉ lệ không quá 2 g/100 ml mỗi tháng.
Điều trị bằng epoetin alpha hoặc epoetin zeta
- Epoetin alpha: Có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch trong tối thiểu 1 phút; có thể tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phút trong trường hợp người bệnh có tác dụng không muốn giống cảm cúm.
- Epoetin zeta: Có thể tiêm tĩnh mạch.
- Liều người lớn đang thấm tách máu hoặc chuấn bị thấm tách máu: Liều khởi đầu của epoetin alpha hoặc epoetin zeta mỗi lần là 50 đơn vị/kg, tuần 3 lần. Đối với epoetin alpha liều khởi đầu có thể cao hơn, mỗi lần là 50 – 100 đơn vị/kg, tuần 3 lần.
- Có thể tăng liều cách quãng 4 tuần, mỗi lần 25 đơn vị/kg, tuần 3 lần cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
- Người bệnh đang thấm tách qua màng bụng: Có thể dùng liều khởi đầu, mỗi lần 50 đơn vị/kg, tuần 2 lần.
Đáp ứng không thỏa đáng hoặc thiếu đáp ứng: Nếu người bệnh không đạt được mức nồng độ đích của hemoglobin 10 – 12 g/100 ml sau các lần thăm dò liều thích hợp trong 12 tuần thì không tiếp tục tăng liều và dùng liều tối thiểu có hiệu quả để duy trì mức hemoglobin đủ để không phải truyền hồng cầu và đánh giá người bệnh về những nguyên nhân khác gây thiếu máu. Sau đó theo dõi chặt chẽ hemoglobin, nếu đáp ứng có cải thiện thì có thể tiếp tục điều chỉnh liều như đã khuyến cáo ở trên. Nếu đáp ứng không cải thiện thì ngừng hẳn epoetin và phải tiếp tục truyền hồng cầu trở lại. Một khi đã đạt được mức hemoglobin mong muốn, cần điều chỉnh liều để điều trị duy trì:
- Tống liều duy trì hàng tuần thường dùng của epoetin alpha hoặc epoetin zeta ở người bệnh chuấn bị thấm tách là 50 – 100 đơn vị/kg chia thành 3 liều nhỏ, và ở người bệnh thấm tách máu là vào khoảng 75 – 300 đơn vị/kg, chia thành 3 liều nhỏ. Ớ người bệnh chuấn bị thấm tách thì tống liều hàng tuần không được vượt quá 600 đơn vị/kg. Ớ người bệnh đang thấm tách qua màng bụng, tống liều duy trì hàng tuần là 50 – 100 đơn vị/kg chia làm 2 liều nhỏ.
Liều trẻ em: Epoetin alpha hoặc epoetin zeta có thể dùng tiêm tĩnh mạch cho trẻ em đang thấm tách máu. Liều khởi đầu mỗi lần 50 đơn vị/kg, tuần 3 lần. Có thể tăng liều cách quãng 4 tuần, mỗi lần tăng 25 đơn vị/kg, tuần 3 lần cho đến lúc đạt nồng độ đích hemoglobin 9,5 – 11 g/100 ml. Tống liều duy trì hàng tuần thường dùng chia làm 3 liều nhỏ:
- Người bệnh < 10 kg: 225 – 450 đơn vị/kg;
- Người bệnh 10 – 30 kg: 180 – 450 đơn vị/kg;
- Người bệnh > 30 kg: 90 – 300 đơn vị/kg.
Epoetin beta cũng được dùng tương tự để điều trị thiếu máu do suy thận mạn tính ở người bệnh thấm tách máu và chuấn bị thấm tách máu. Có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch trong 2 phút với các liều sau đây cho người lớn và trẻ em:
- Liều khởi đầu tiêm dưới da là 60 đơn vị/kg/tuần, tiêm trong 4 tuần; có thể chia tống liều hàng tuần để cho thành liều hàng ngày hoặc chia làm 3 lần trong tuần. Liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch mỗi lần là 40 đơn vị/kg, tuần 3 lần, tiêm trong 4 tuần; sau đó có thể tăng liều đến 80 đơn vị/kg/lần, tuần 3 lần.
- Sau đó có thể tăng liều epoetin beta cách quãng 4 tuần, đối với liều tiêm dưới da và cả tiêm tĩnh mạch, tăng từng nấc 60 đơn vị/kg mỗi tuần, chia làm nhiều liều nhỏ cho đến khi đạt được nồng độ mong muốn của hemoglobin hoặc hematocrit. T ống liều hàng tuần của epoetin beta không được quá 720 đơn vị/kg.
- Để duy trì, lúc đầu dùng Vi liều và sau đó cứ 1 hoặc 2 tuần điều chỉnh 1 lần tùy theo đáp ứng. Có thể chia liều duy trì tiêm dưới da hàng tuần thành 1, 3 hoặc 7 liều; ở người bệnh đã ở một liều tuần một lần thì có thể điều chỉnh thành cứ 2 tuần một liều độc nhất.
Epoetin delta cũng được dùng để điều trị thiếu máu của suy thận mạn tính ở người bệnh thấm tách và chuấn bị thấm tách.
- Liều khởi đầu tiêm dưới da 50 đơn vị/kg, 2 lần/tuần; liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch 50 đơn vị/kg, 3 lần/tuần. Có thể điều chỉnh liều vào quãng 25 – 50%, cách ít nhất là 4 tuần, theo nhu cầu.
Thiếu máu ở người bệnh điều trị bằng zidovudin
- Ở người lớn đang nhiễm HIV điều trị bằng zidovudin dùng epoetin có thể có lợi nếu nồng độ erythropoietin nội sinh trong huyết thanh < 500 mili đơn vị/ml.
- Có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch epoetin alpha với liều khởi đầu là 100 đơn vị/kg, 3 lần/tuần trong 8 tuần. Sau đó có thể tăng liều cách 4 đến 8 tuần vào quãng 50 – 100 đơn vị/kg, 3 lần/tuần tùy theo đáp ứng. Tuy nhiên, không chắc người bệnh đã có hiệu quả với liều 300 đơn vị/kg, 3 lần/tuần nếu liều này không gây được một đáp ứng thỏa mãn.
Thiếu máu do hóa trị liệu ung thư
- Ở người lớn đang dùng hóa trị liệu để điều trị bệnh ác tính không thuộc dòng tủy, có thể dùng epoetin alpha, epoetin beta hoặc epoetin zeta tiêm dưới da để chữa thiếu máu triệu chứng, thường dùng khi nồng độ hemoglobin hạ xuống < 10 g/100 ml. Phải nâng mức hemoglobin lên dần dần; không được vượt quá mức 2 g/100 ml/tháng và không được lớn hơn nồng độ tối ưu của hemoglobin 12 g/100 ml.
- Liều khởi đầu của epoetin alpha hoặc epoetin zeta là 150 đơn vị/kg, 3 lần/tuần hoặc 450 đơn vị/kg, tuần 1 lần. Có thể tăng liều sau 4 đến 8 tuần, nếu cần, đến 300 đơn vị/kg, 3 lần/tuần. Nếu sau 4 tuần dùng liều cao hơn mà vẫn không có đáp ứng thỏa đáng thì phải ngừng điều trị. Cũng có thể cho epoetin alpha với liều 40 000 đơn vị tuần 1 lần, sau 6 tuần có thể tăng liều lên đến 60 000 đơn vị, nếu cần.
- Liều khởi đầu của epoetin beta là 30 000 đơn vị (khoảng 450 đơn vị/kg), mỗi tuần dùng liều độc nhất hoặc chia thành 3 đến 7 liều nhỏ. Sau 4 tuần có thể tăng liều lên gấp đôi nếu cần, nhưng nếu sau 4 tuần dùng liều cao hơn mà vẫn không có đáp ứng thỏa đáng thì phải ngừng điều trị. Tống liều hàng tuần không được vượt quá 60 000 đơn vị. Khi đã đạt được nồng độ hemoglobin mong muốn, cần giảm liều khoảng 25 – 50% để điều trị duy trì, và điều chỉnh khi cần thiết.
- Sau khi kết thúc dùng hóa trị liệu phải ngừng sử dụng các epoetin, nhưng ở Anh có thể tiếp tục sử dụng epoetin alpha, epoetin beta hoặc epoetin zeta trong một tháng trở lại.
- Ở trẻ em, có thể dùng epoetin alpha tiêm tĩnh mạch với liều độc nhất hàng tuần 600 đơn vị/kg (tối đa 40 000 đơn vị). Nếu cần thiết có thể tăng liều cách 4 tuần đến 900 đơn vị/kg (tối đa 60 000 đơn vị).
Người bệnh phẫu thuật
- Có thể dùng epoetin alpha, epoetin beta hoặc epoetin zeta có bố sung sắt để điều trị người bệnh thiếu máu (hemoglobin từ 10 đến 13 g/100 ml) chuấn bị phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm giảm nhu cầu phải truyền máu đồng loại; hoặc người bệnh có nguy cơ cao mất máu nhiều cần phải được truyền máu trước, trong, và sau phẫu thuật.
- Liều dùng để tăng sản lượng máu bản thân ở người lớn phụ thuộc vào lượng máu cần thu nhận và các yếu tố như thể tích máu toàn bộ và hematocrit của người bệnh. Có thể dùng epoetin alpha, epoetin beta hoặc epoetin zeta theo chế độ trị liệu sau đây:
- Tiêm tĩnh mạch epoetin alpha hoặc epoetin zeta với liều 600 đơn vị/kg, 2 lần/tuần, bắt đầu dùng trước phẫu thuật 3 tuần.
- Tiêm tĩnh mạch epoetin beta với liều không quá 800 đơn vị/kg, hoặc tiêm dưới da với liều không quá 600 đơn vị/kg, 2 lần/tuần trong 4 tuần trước phẫu thuật.
- Để giảm nhu cầu truyền máu đồng loại ở người lớn, có thể dùng epoetin alpha tiêm dưới da với liều 600 đơn vị/kg, tuần 1 lần, bắt đầu 3 tuần trước phẫu thuật, và liều thứ tư cho vào ngày phẫu thuật. Cách khác, khi thời gian trước phẫu thuật bị ngắn, có thể tiêm dưới da với liều hàng ngày 300 đơn vị/kg trong 10 ngày trước phẫu thuật, vào ngày phẫu thuật và trong 4 ngày sau phẫu thuật. Cần bố sung sắt đầy đủ. Kết hợp với folat, cyanocobalamin, uống hoặc tiêm sắt và tăng cường dinh dưỡng có thể làm hemoglobin hay hematocrit tăng mỗi ngày lên 5% hoặc hơn nữa.
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Epoetin beta cũng được dùng để dự phòng và điều trị thiếu máu của trẻ sơ sinh thiếu tháng có thể trọng thấp. Chỉ nên dùng những dạng bào chế không có chất bảo quản cho trẻ sơ sinh (những thành phẩm không chứa rượu benzyl).
- Để điều trị thiếu máu của trẻ sơ sinh thiếu tháng dùng epoetin beta tiêm dưới da với liều 250 đơn vị/kg, 3 lần/tuần. Nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt và tiếp tục trong 6 tuần.
- Với những người bệnh bị thiếu máu rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng mà không muốn hoặc không thể truyền máu được thì vẫn có thể cho dùng epoetin, mặc dù điều này chỉ có ý nghĩa nhân đạo vì không có gì đảm bảo trước là người bệnh có thể hồi phục.
5.2. Chống chỉ định
Tăng huyết áp không kiếm soát được.
Quá mẫn với albumin hoặc sản phấm từ tế bào động vật có vú. Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ sơ sinh.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim; người bệnh bị tăng huyết áp; Người bệnh tăng trương lực cơ mà không kiếm soát được, chuột rút, có tiền sử động kinh;
- Người bệnh suy gan mạn tính; người bệnh có khối u ác tính; Người bệnh tăng tiếu cầu; người có bệnh về máu kế cả thiếu máu hồng cầu liềm, các hội chứng loạn sản tủy, tình trạng máu dễ đông. Cần kiếm soát tốt chứng cao huyết áp trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi huyết áp trong thời gian điều trị.
- Dùng erythropoietin cho các vận động viên bị coi là dùng chất kích thích. Thiếu giám sát của thầy thuốc và không theo dõi tình trạng mất nước trong khi thi đấu đòi hỏi dai sức thì dễ xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về sự thay đối độ quánh của máu, có thế gây tử vong.
- Tác dụng của erythropoietin bị chậm hoặc giảm do nhiều nguyên nhân như: thiếu sắt, nhiễm khuấn, viêm hay ung thư, bệnh về máu (thalassemia, thiếu máu dai dẳng, rối loạn sinh tủy), thiếu acid folic hoặc thiếu vitamin B, tan máu, nhiễm độc nhôm.
- Cần phải kiếm tra những người bệnh có tiến triến giảm hiệu quả đột ngột. Nếu chấn đoán bị loạn sản hồng cầu nguyên phát thì phải ngừng điều trị và tính đến việc thử kháng thế epoetin; không được cho người bệnh chuyến sang dùng loại epoetin khác.
- Có thế tăng liều heparin ở người bệnh đang thấm tách nhằm làm tăng thế tích hồng cầu đặc.
- Cần theo dõi thường kỳ số lượng tiếu cầu, nồng độ hemoglobin và nồng độ kali huyết thanh.
- Phải kiếm soát liều lượng cấn thận tránh tăng quá nhanh hematocrit và hemoglobin, không đế vượt quá các giá trị khuyến cáo vì sẽ tăng nguy cơ tăng huyết áp và các trường hợp huyết khối.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Các epoetin đều có dung nạp khá tốt, có tác dụng không mong muốn tương đối nhẹ và thường phụ thuộc vào liều. Tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ nhiều hơn tiêm dưới da.
Phản ứng bất lợi hay gặp nhất khi điều trị bằng epoetin alfa là tăng huyết áp phụ thuộc liều dùng hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp sẵn có. cần theo dõi huyết áp, đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
Các phản ứng bất lợi hay gặp nhất được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng với epoetin alfa là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt và đau đầu. Bệnh giống cúm có thể xuất hiện, đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
Các trường hợp tắc nghẽn hô hấp, kể cả các biến cố tắc nghẽn đường hô hấp trên, nghẹt mũi và viêm mũi họng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu với khoảng cách liều nới rộng trên bệnh nhân là người lớn bị suy thận chưa phải lọc máu.
Sự gia tăng tỉ lệ các biến cố huyết khối mạch máu đã được ghi nhận ở bệnh nhân dùng các thuốc kích thích tạo hồng cầu.
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
Tại chỗ |
Kích ứng và đau tại chỗ tiêm | x | ||||||
| x | |||||||
Nhiễm trùng và nhiễm độc | Nhiễm khuẩn đường tiết niệu | x | ||||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | ||||||
Sốc phản vệ | x | |||||||
Hệ thần kinh | Co giật. Chuột rút, cơn động kinh toàn thể | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa | x | |||||||
| Thay đối quá nhanh về hematocrit, tăng kali huyết. | x | ||||||
Rối loạn chuyền hóa porphyrin cấp | x | |||||||
Tim | Đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Mạch máu | Tăng huyết áp, phù nề, huyết khối tĩnh mạch và động mạch | x | ||||||
Phù mạch thần kinh | x | |||||||
Hệ máu và hạch bạch huyết | Bất sản hồng cầu đơn thuần, Tăng tiểu cầu | x | ||||||
Thiếu máu (nặng, có hoặc không giảm tế bào máu khác), giảm sinh dòng hồng cầu. | x | |||||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Ho, sung huyết, khó thở, nhiễm khuấn đường hô hấp trên | x | ||||||
Tắc nghẽn đường hô hấp | x | |||||||
Hệ tiêu hóa | Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. | x | ||||||
Da và mô dưới da | Mày đay, phát ban | x | ||||||
Cơ, xương |
| x | ||||||
Khác | Kháng thể kháng erythropoeitin dương tính | x |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy epoetin qua nhau thai. Vì thiếu máu và cần thiết truyền máu nhiều lần cũng gây nguy cơ đáng kế cho mẹ và thai nhi, nên chỉ dùng epoetin trong thời kỳ mang thai khi lợi ích dùng epoetin trội hơn nguy cơ được biết.
Cho con bú
Vì không biết epoietin có bài tiết vào sữa hay không nên phải dùng thuốc thận trọng trong thời kỳ cho con bú.
Khả năng sinh sản
Chưa có thông tin,
5.6. Tương tác thuốc
Dùng các thuốc ức chế men chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người bệnh giảm chức năng thận.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Giới hạn điều trị của epoetin rất rộng. Quá liều epoetin có thể gây tăng tác dụng dược lý của hormon.
Xử trí
Có thể trích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin quá cao. Nếu cần, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Viết bình luận