Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Fomepizol - Thuốc giải độc

Thuốc tiêm Fomepizol - Thuốc giải độc

Thuốc tiêm Fomepizol - Thuốc giải độc

Thông tin dành cho chuyên gia


Fomepizol là chất ức chế alcol dehydrogenase được sử dụng làm thuốc giải độc trong trường hợp ngộ độc methanol hoặc ethylen glycol

Nguồn gốc: Fomepizol được sử dụng làm thuốc giải độc trong trường hợp xác định hay nghi ngờ có ngộ độc methanol hoặc ethylen glycol. Fomepizol là một chất ức chế cạnh tranh của alcol dehydrogenase, enzyme xúc tác trong các bước ban đầu của quá trình chuyển hóa ethylen glycol và methanol thành các chất chuyển hóa độc hại.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Fomepizol

Tên biệt dược thường gặp: Antizol

Fomepizol

 


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Thuốc tiêm.

Các loại hàm lượng: Fomepizol 1,5g/1,5ml.


3. Chỉ định

  • Fomepizol được chỉ định làm thuốc giải độc khi ngộ độc ethylen glycol (trong chất chống đông), ngộ độc rượu methanol, hoặc sử dụng khi nghi ngờ nuốt phải ethylen glycol hay methanol.
  • Bắt đầu điều trị với fomepizol ngay lập tức khi nghi ngờ uống phải ethylen glycol/methanol dựa trên tiền sử bệnh nhân và/hoặc nhiễm toan chuyển hóa khoảng trống anion, tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu, rối loạn thị giác, có tinh thể oxalat niệu, hoặc nồng độ ethylen glycol/methanol trong huyết thanh trên 20 mg/dL.
  • Fomepizol được sử dụng một mình hoặc kết hợp với thẩm phân máu (ở những bệnh nhân có nồng độ ethylen glycol hoặc methanol cao (≥ 50 mg/dL), có nhiễm toan chuyển hóa đáng kể hoặc tình trạng xấu đi, suy thận, nên xem xét thẩm phân máu).

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: chất ức chế cạnh tranh alcol dehydrogenase. Alcol dehydrogenase xúc tác quá trình oxy hóa ethanol thành acetaldehyd. Alcol dehydrogenase cũng xúc tác các bước đầu trong quá trình chuyển hóa ethylen glycol và methanol thành các chất chuyển hóa gây độc.

Ethylen glycol là thành phần chính của hầu hết các chất chống đông và làm mát, được chuyển hóa thành glycoaldehyd, trải qua quá trình oxy hóa tuần tự tiếp theo tạo ra glycolat, glyoxylat và oxalat. Glycolat và oxalat là các tác nhân chính gây nhiễm toan chuyển hóa và tổn thương thận. Liều gây chết người của ethylen glycol ở người khoảng 1,4 ml/kg. 

Methanol là thành phần chính của nước rửa cần gạt nước, được chuyển hóa từ từ nhờ alcohol dehydrogenase thành formaldehyd và tiếp tục oxy hóa nhờ formaldehyd dehydrogenase để tạo ra acid formic. Acid formic gây nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn thị giác (giảm thị lực, mù lòa). Liều lượng methanol gây chết người khoảng 1 – 2 ml/kg. In vitro, alcol dehydrogenase bị ức chế 50% với fomepizol nồng độ 0,1 µmol/L. 

Dùng fomepizol hoặc ethanol 3 giờ sau khi uống ethylen glycol, làm giảm nhiễm toan chuyển hóa và ngăn ngừa tổn thương ống thận. Ở người khỏe mạnh, fomepizol liều uống (10 – 20 mg/kg) làm giảm đáng kể tốc độ thải trừ ethanol ở liều trung bình. Nồng độ fomepizol ở người khoảng 100 – 300 µmol/L (8,6 – 24,6 mg/L) là đủ ức chế chuyển hóa methanol thành format.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Ngay lập tức và hoàn toàn sau khi tiêm tĩnh mạch.

Phân bố

Sau khi truyền tĩnh mạch, fomepizol phân bố nhanh vào tổng lượng nước của cơ thể. Thể tích phân bố từ 0,6 – 1,02 L/kg.

Chuyển hóa

Ở người khỏe mạnh, chỉ 1 - 3,5% liều fomepizol (7 - 20 mg/kg uống và tiêm tĩnh mạch) được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu, chứng tỏ fomepizol chuyển hóa là chính. Fomepizol chuyển hóa qua gan. Ở người, chất chuyển hóa chính của fomepizol là 4 – carboxypyrazol (80 - 85%), được bài tiết qua nước tiểu. Các chất chuyển hóa khác của fomepizol được quan sát thấy trong nước tiểu là 4 – hydroxymethylpyrazol và các liên hợp N – glucuronid của 4 – carboxypyrazol và 4 – hydroxymethylpyrazol.

Thải trừ

Fomepizol thải trừ qua nước tiểu ở dạng các chất chuyển hóa của nó: 4 – carboxypyrazol (80 - 85%), 4 – hydroxymethylpyrazol và các liên hợp N – glucuronid của 4 – carboxypyrazol và 4 – hydroxymethylpyrazol.

Thời gian bán thải trong huyết tương của fomepizol thay đổi theo liều, ngay cả ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Sự thải trừ fomepizol được đặc trưng tốt nhất bởi động học Michaelis – Menten sau liều cấp tính, với sự thải trừ bão hòa xảy ra ở nồng độ điều trị trong máu (100 – 300 µmol/L, tương đương 8,2 – 24,6 mg/L).


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Ở bệnh nhân đơn trị với fomepizol

  • Liều khuyến cáo bắt đầu là 15 mg/kg. 
  • 4 liều tiếp theo, mỗi liều 10 mg/kg mỗi 12 giờ. 
  • Sau đó dùng liều 15 mg/kg mỗi 12 giờ đến khi không phát hiện được ethylen glycol/ methanol hoặc nồng độ các chất này trong máu giảm xuống dưới 20 mg/dL, pH bình thường, bệnh nhân không có triệu chứng gì khác. 
  • Tất cả các liều đều được truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút.

Ở bệnh nhân kết hợp fomepizol với thẩm phân máu

  • Khi vừa bắt đầu thẩm phân: Nếu dưới 6 giờ từ lúc dùng liều fomepizol gần nhất thì không cần bổ sung fomepizol; nếu hơn 6 giờ từ lúc dùng liều fomepizol gần nhất thì bắt đầu dùng liều fomepizol kế tiếp theo lịch. 
  • Khi đang thẩm phân: Sử dụng fomepizol mỗi 4 giờ. 
  • Khi kết thúc thẩm phân: Nếu thời gian từ liều fomepizol gần nhất đến khi kết thúc thẩm phân < 1 giờ thì không cần bổ sung fomepizol; từ 1 -3 giờ thì dùng nửa liều theo lịch; > 3 giờ thì dùng liều 1 liều theo lịch.
  • Liều duy trì sau khi kết thúc thẩm phân: Dùng liều fomepizol tiếp theo sau 12 giờ từ liều gần nhất.

5.2. Chống chỉ định

Quá mẫn nghiêm trọng  với fomepizol hoặc các pyrazol khác.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp ở bệnh nhân có tổn thương gan, thận. 

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ thần kinhNhức đầux     
Chóng mặt, buồn ngủ, mùi vị khó chịu, choáng váng, co giật, kích động, cảm giác say, chóng mặt, rung giật nhãn cầu x    
MắtNhìn mờ thoáng qua x    
Tim
 
Nhịp tim chậm, xơ vữa động mạch, viêm tĩnh mạch, sốc, hạ huyết áp x    
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtViêm họng, nấc cụt x    
Hệ tiêu hóaBuồn nônx     
Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu, ợ chua x    
Da và mô dưới daĐỏ mặt, phát ban x    
Cơ xương khớpĐau lưng x    

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Thuốc xếp loại C thai kỳ theo FDA. Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc dùng thuốc khi mang thai ở người. Chỉ sử dụng fomepizol cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.

Cho con bú

Chưa có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc vào sữa của động vật hoặc người. Không khuyến khích dùng fomepizol khi đang cho con bú.

5.6. Tương tác thuốc

Không dùng chung fomepizol với rượu do ethanol từ rượu sẽ làm giảm đào thải fomepizol. 

Tương tác giữa fomepizol với các thuốc ức chế hoặc cảm ứng hệ thống cytochrome P450 (phenytoin, carbamazepin, cimetidin, ketoconazol…) có thể xảy ra dù chưa có dữ liệu rõ ràng về điều này.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Buồn nôn, chóng mặt và chóng mặt đã được báo cáo người khỏe mạnh dùng fomepizol liều 50 và 100 mg/kg (nồng độ huyết tương là 290 – 520 µmol/L, tương đương 23,8 – 42,6 mg/L). Những liều này gấp 3 - 6 lần liều khuyến cáo. Tác dụng trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào liều lượng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ở hầu hết các đối tượng và lâu nhất là đến 30 giờ

Xử trí 

Thẩm tách máu có thể có lợi trong việc điều trị quá liều fomepizol.

Đang xem: Thuốc tiêm Fomepizol - Thuốc giải độc

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng