Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta (Epoetin Beta – MPG) - Điều trị thiếu máu

Thuốc tiêm Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta (Epoetin Beta – MPG) - Điều trị thiếu máu

Thuốc tiêm Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta 

(Epoetin Beta – MPG) Thuốc điều trị thiếu máu

Thông tin dành cho chuyên gia


Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta (Epoetin Beta – MPG) là một chất kích thích tạo hồng cầu tổng hợp (ESA) được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu liên quan đến bệnh thận mãn tính.

Nguồn gốc: Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta là thành phần hoạt chất của thuốc được bán trên thị trường bởi Hoffmann-La Roche dưới tên thương hiệu Mircera. Nó là tác nhân kích thích tạo hồng cầu được biến đổi về mặt hóa học (ESA) đầu tiên được phê duyệt. Mircera được cung cấp dưới dạng dung dịch trong ống tiêm chứa sẵn để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Mircera đã được Ủy ban Châu Âu cho phép sử dụng ở Châu Âu vào tháng 7 năm 2007, vào tháng 9 năm 2007 bởi Swissmedic , và vào tháng 11 năm 2007 bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để sử dụng ở Hoa Kỳ.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta ( hoặc Epoetin Beta Methoxy Polyethylen Glycol)

Tên biệt dược thường gặp: Mircera, Epoetin Beta – MPG

Thuốc tiêm Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (Epoetin Beta – MPG) - Điều trị thiếu máu


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Các loại hàm lượng: 

Dung dịch tiêm mỗi 0,3mL: Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta 30μg, 50μg hoặc 100μg.


3. Chỉ định

  • Điều trị thiếu máu triệu chứng do/ liên quan tới bệnh thận mạn tính (CKD) ở người lớn ở cả những bệnh nhân đang hay không được lọc máu.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc tác động trên máu và hệ thống tạo máu. Nhóm tạo máu

Epoetin Beta – MPG – được tổng hợp hóa học – là một chất hoạt hóa liên tục thụ thể erythropoietin. Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta khác với erythropoietin ở chỗ cầu nối amid trong phân tử này hoặc là giữa acid methoxy polyethylen glycol butanoic với nhóm N-terminal amino hoặc là giữa acid methoxy polyethylen glycol butanoic với nhóm ε-amino của lysin, chủ yếu là Lys52, Lys45. Kết quả là tạo ra methoxy polyethylen glycol-epoetin beta có trọng lượng phân tử khoảng 60.000 daltons với gốc PEG- có trọng lượng phân tử khoảng 30.000 daltons.

Trái ngược với erythropoietin, Epoetin Beta – MPG cho thấy có sự hoạt động khác biệt ở mức độ thụ thể, được biểu hiện bởi: một sự kết hợp chậm hơn và tách ra nhanh hơn với thụ thể, một sự giảm hoạt động đặc hiệu trên in vitro và tăng hoạt động trên in vivo và một sự gia tăng thời gian bán hủy. Những khác biệt về mặt đặc tính dược lý này giúp xây dựng được chế độ điều trị mỗi tháng một lần cho bệnh nhân.

Những nghiên cứu hiệu quả / lâm sàng

Trong hai nghiên cứu (/ thử nghiệm) ngẫu nhiên có đối chứng ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính không được thẩm phân máu (/ không lọc máu) BA16738 và NH20052, Epoetin Beta – MPG có hiệu quả trong việc điều trị thiếu máu ở 97,5% và 94,1% bệnh nhân, theo thứ tự tương ứng. Trong suốt 8 tuần đầu điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ (/ mức) hemoglobin cao hơn 13 g/dL là 11,4% đối với nhóm dùng Epoetin Beta – MPG và 34% đối với nhóm darboepoetin alfa trong nghiên cứu BA16738, trong khi tỷ lệ bệnh nhân tương ứng có nồng độ (/ mức) hemoglobin cao hơn 12 g/dL là 25,8% ở nhóm Epoetin Beta – MPG và 47,4% ở nhóm darbepoetin alfa trong nghiên cứu NH20052. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính có thẩm phân máu (/ lọc máu), Epoetin Beta – MPG có hiệu quả trong việc điều trị thiếu máu ở 93,3% bệnh nhân.

Bốn nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã được tiến hành ở những bệnh nhân được thẩm phân máu (/ lọc máu) và đang được điều trị với darbepoetin alfa hoặc epoetin. Những bệnh nhân này được chọn ngẫu nhiên để tiếp tục được điều trị như cũ hoặc chuyển sang dùng Epoetin Beta – MPG với mục đích đạt được mức hemoglobin ổn định. Vào giai đoạn đánh giá (tuần 29 đến 36), mức hemoglobin trung bình và trung điểm ở những bệnh nhân được điều trị với Epoetin Beta – MPG được ghi nhận là gần giống như mức hemoglobin căn bản.

Trong một nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở, có nhóm chứng, 490 bệnh nhân (245 bệnh nhân trong mỗi nhóm điều trị) được lựa chọn ngẫu nhiên để so sánh hiệu quả và độ an toàn của Epoetin Beta – MPG với darbepoetin alfa trong điều trị duy trì thiếu máu ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính được thẩm phân máu (/ có lọc máu).

Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng Epoetin Beta – MPG một lần một tháng so với nhóm bệnh nhân điều trị bằng darbepoetin alfa một lần một tháng (p<0,0001). Trong số 245 bệnh nhân ở mỗi nhóm, 157 (64,1%) bệnh nhân ở nhóm điều trị bằng Epoetin Beta – MPG có đáp ứng so với 99 (40,1-40,4%) bệnh nhân ở nhóm điều trị bằng darbepoetin alfa. Đáp ứng được xác định khi bệnh nhân có mức Hb trung bình >10,5 g/dL và có mức giảm trung bình so với ban đầu không vượt quá 1,0 g/dL trong quá trình đánh giá.

Cơ chế tác dụng:

Epoetin Beta – MPG kích thích tạo hồng cầu bằng cách tương tác với thụ thể erythropoietin trên tế bào gốc ở tủy xương. Là yếu tố tăng trưởng chính cho sự phát triển erythroid, hormon tự nhiên erythropoietin được sản xuất từ thận và giải phóng vào máu khi có sự giảm oxy huyết. Phản ứng lại với sự giảm oxy huyết, những hormon tự nhiên erythropoietin sẽ tác động lên những tế bào gốc erythroid để làm tăng sự sản xuất hồng cầu.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Hấp thu sau khi tiêm dưới da

Sau khi tiêm thuốc vào dưới da những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, người ta thấy nồng độ của methoxy polyethylen glycol-epoetin beta đạt được tối đa sau khi tiêm 72 tiếng (giá trị trung điểm) ở bệnh nhân có thẩm phân máu (/ lọc máu) và 95 giờ sau khi tiêm ở bệnh nhân không thẩm phân máu (/ lọc máu).

Tính sinh khả dụng tuyệt đối của methoxy polyethylen glycol-epoetin beta sau khi tiêm dưới da ở bệnh nhân được thẩm phân máu (/ lọc máu) là 62% và ở bệnh nhân không được thẩm phân máu (/ lọc máu) là 54%.

Phân bố

Một thử nghiệm trên 400 bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính đã cho thấy thể tích phân bố của methoxy polyethylen glycol-epoetin beta vào khoảng 5 lít.

Chuyển hóa

Chưa có thông tin.

Thải trừ

Sau khi tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, thời gian bán thải của methoxy polyethylen glycol-epoetin beta là 134 giờ [hoặc 5,6 ngày], và độ thanh thải toàn thân là 0,494 mL/giờ/kg. Sau khi tiêm dưới da, thời gian bán thải cuối (t½) ở bệnh nhân là 139 giờ ở bệnh nhân có thẩm phân máu (/ đang lọc máu) và 142 giờ ở bệnh nhân không thẩm phân máu (/ không được lọc máu).

*Bệnh nhân suy gan

Dược động học của Epoetin Beta – MPG trên bệnh nhân có suy gan cũng giống như đối tượng khỏe mạnh.

*Các đối tượng đặc biệt khác: 

Những phân tích nhóm đối tượng đã đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng (/ có thể có) của những đặc điểm nhân khẩu học lên dược động học của EPOE Epoetin Beta – MPG. Kết quả của những phân tích này cho thấy rằng không cần thiết phải điều chỉnh liều khởi đầu cho từng lứa tuổi, từng giới hoặc từng chủng tộc. Một phân tích dược động học theo nhóm đối tượng cũng đã cho thấy không có sự khác biệt nào về mặt dược động học giữa những bệnh nhân được thẩm phân máu (/ lọc máu) và những bệnh nhân không được thẩm phân máu (/ lọc máu).


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng dung dịch tiêm mỗi 0,3mL: Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta 30μg, 50μg hoặc 100μg.

Epoetin Beta – MPG nên được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch (tùy theo sự thuận tiện trên lâm sàng) để làm tăng trị số hemoglobin lên không quá 12 g/dl (7,45 mmol/l). Tiêm dưới da thích hợp đối với bệnh nhân không đang được thẩm phân máu để tránh làm thủng tĩnh mạch ngoại vi.

Epoetin Beta – MPG có thể được tiêm vào dưới da ở vùng bụng, cánh tay hoặc đùi. Cả ba vị trí này đều thuận tiện như nhau để tiêm Epoetin Beta – MPG dưới da.

Liều dùng:

Liều chuẩn

Số lần dùng Epoetin Beta – MPG ít hơn những chất kích thích tạo hồng cầu khác do thuốc có thời gian bán hủy dài hơn.

Điều trị với Epoetin Beta – MPG phải được bắt đầu dưới sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm trong kiểm soát bệnh nhân bị suy thận.

Điều trị thiếu máu triệu chứng ở bệnh nhân người lớn bị bệnh thận mạn tính

Các triệu chứng và biến chứng của thiếu máu có thể khác nhau theo tuổi tác, giới tính, và mức độ nặng của bệnh; cần thiết phải có đánh giá của bác sỹ về tình trạng và diễn tiến lâm sàng của từng bệnh nhân cụ thể.

Epoetin Beta – MPG nên được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch (tùy theo sự thuận tiện trên lâm sàng) để làm tăng trị số hemoglobin lên không quá 12 g/dl (7,45 mmol/l). Tiêm dưới da thích hợp đối với bệnh nhân không đang được thẩm phân máu để tránh làm thủng tĩnh mạch ngoại vi.

Epoetin Beta – MPG có thể được tiêm vào dưới da ở vùng bụng, cánh tay hoặc đùi. Cả ba vị trí này đều thuận tiện như nhau để tiêm Epoetin Beta – MPG dưới da.

Do sự biến đổi trong từng bệnh nhân, nồng độ hemoglobin cụ thể của một bệnh nhân đôi khi cao hơn hay thấp hơn nồng độ haemoglobin yêu cầu. Sự biến thiên hemoglobin nên được chú ý thông qua giám sát liều dùng, với việc cân nhắc để có mức hemoglobin cần thiết nằm trong khoảng từ 10 g/dl (6,21 mmol/l) đến 12 g/dl (7,45 mmol/l). Cần tránh việc nồng độ hemoglobin được duy trì ở mức cao hơn 12 g/dl (7,45 mmol/l); hướng dẫn điều chỉnh liều phù hợp trong trường hợp trị số hemoglobin vượt quá 12 g/dl (7,45 mmol/l) được mô tả dưới đây.

Nên tránh việc tăng trị số hemoglobin nhiều hơn 2 g/dl (1,24 mmol/l) sau 4 tuần điều trị. Nếu có tình trạng này, cần điều chỉnh liều cho thích hợp theo hướng dẫn.

Bệnh nhân phải được giám sát chặt để đảm bảo rằng liều Epoetin Beta – MPG được chấp nhận thấp nhất được dùng có thể kiểm soát đầy đủ các triệu chứng thiếu máu.

Nên theo dõi mức hemoglobin của bệnh nhân mỗi hai tuần một lần cho đến khi mức này ổn định, và theo dõi định kỳ sau đó.

Bệnh nhân hiện chưa được điều trị với chất kích thích tạo hồng cầu nào

Bệnh nhân không đang được lọc máu: Để tăng lượng hemoglobin lên cao hơn 11 g/dL (6,83 mmol/L), liều khởi đầu khuyến cáo là 1,2 μg/kg thể trọng dùng 1 lần mỗi tháng bằng cách tiêm dưới da. Hoặc có thể dùng liều khởi đầu 0,6 μg/kg cân nặng 1 lần mỗi 2 tuần bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.

Bệnh nhân đang được lọc máu: Liều Epoetin Beta – MPG khởi đầu khuyên dùng là 0,6 μg/kg thể trọng, được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da với liều đơn mỗi hai tuần một lần, để làm tăng trị số hemoglobin lên trên mức 10-11 g/dL (6,21-6,83 mmol/L).

Nếu sau một tháng điều trị, tốc độ tăng hemoglobin ít hơn 1,0 g/dL (0,621 mmol/L), liều Epoetin Beta – MPG có thể được tăng thêm khoảng 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc 25-50% (Epoetin Beta – MPG 30μg) của liều trước đó. Cứ sau mỗi tháng, có thể tăng liều khoảng 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc 25-50% (Epoetin Beta – MPG 30μg) cho đến khi đạt được mức hemoglobin cần thiết cho mỗi bệnh nhân.

Nếu sau một tháng điều trị, tốc độ tăng hemoglobin nhiều hơn 2 g/dL (1,24 mmol/L), liều dùng có thể được giảm đi khoảng 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc phải được giảm đi khoảng 25-50% (Epoetin Beta – MPG 30%). Nếu trị số hemoglobin đang tăng và đạt đến giới hạn 12 g/dL (7,45 mmol/L), liều dùng có thể được xem xét giảm đi khoảng 25%. Nếu mức hemoglobin tiếp tục tăng lên vượt quá 13 g/dL (8,07 mmol/L), phải ngưng việc điều trị cho đến khi mức hemoglobin giảm xuống dưới 13 g/dL và sau đó, bắt đầu điều trị lại với liều xấp xỉ 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc 50% (Epoetin Beta – MPG 30μg) liều đã dùng trước đó. Sau khi tạm ngừng dùng thuốc, hemoglobin dự kiến giảm khoảng 0,35 g/dL (0,22 mmol/L) mỗi tuần.

Bệnh nhân được điều trị một lần mỗi 2 tuần mà nồng độ hemoglobin vượt quá 10-11 g/dL (6,21-6,83 mmol/L) có thể dùng Epoetin Beta – MPG một lần mỗi tháng với liều gấp hai lần so với liều một lần mỗi hai tuần trước đó.

Không nên điều chỉnh liều dùng nhiều hơn một lần mỗi tháng.

Bệnh nhân hiện đang được điều trị với một chất kích thích tạo hồng cầu:

Bệnh nhân hiện đang được điều trị với một chất kích thích tạo hồng cầu có thể được chuyển sang tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da liều đơn Epoetin Beta – MPG mỗi tháng một lần hoặc, nếu cần thiết, mỗi hai tuần một lần. Liều khởi đầu Epoetin Beta – MPG tuỳ thuộc vào liều darbepoetin alfa hoặc epoetin đã tính được trước đó mà bệnh nhân đang được dùng hàng tuần tại thời điểm chuyển sang dùng Epoetin Beta – MPG như được trình bày ở bảng 1 và 2. Lần tiêm Epoetin Beta – MPG đầu tiên nên được tiến hành vào lúc dự định tiêm mũi darbepoetin alfa hoặc epoetin kế tiếp trong phác đồ điều trị trước đó.

Bàng 1. Chuyển từ Epoeỉin sang điều trị bẳng Epoetin Beta – MPG
Liều Epoetin dùng hàng tuần trước đó (đơn vị/tuần)Liều Epoetin Beta – MPG
Mỗi tháng một lẩn (µg/tháng)Một lần mỗi hai tuần (µg/mỗi hai tuần)
< 8.00012060
8.000- 16.000200100
> 16.000360180
 
Bàng 2. Chuyển từ Darbepoetin Alfa sang điều trị bàng Epoetin Beta – MPG
Liều Darbepoetin Alfa dùng hàng tuần trước đó (µg/tuần)Liêu Epoetin Beta – MPG
Mỗi tháng một lẩn (µg/tháng)Môt lần mỗi hai tuân (µg/mỗi hai tuân)
<4012060
40-80200100
>80360180

Nếu cần phải điều chỉnh liều để duy trì nồng độ hemoglobin đã đạt được ở mức trên 10-11 g/dL (6,21-6,83 mmol/L), liều dùng hàng tháng có thể được điều chỉnh khoảng 25%.

Nếu sau một tháng điều trị, tốc độ tăng hemoglobin nhiều hơn 2 g/dL (1,24 mmol/L), liều dùng có thể được giảm đi khoảng 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc phải được giảm đi khoảng 25-50% (Epoetin Beta – MPG 30μg). Nếu trị số hemoglobin đang tăng và đạt đến giới hạn 12 g/dL (7,45 mmol/L), liều dùng có thể được xem xét giảm đi khoảng 25%. Nếu mức hemoglobin tiếp tục tăng lên vượt quá 13 g/dL (8,07 mmol/L), phải ngưng việc điều trị cho đến khi mức hemoglobin giảm xuống dưới 13 g/dL và sau đó, bắt đầu điều trị lại với liều xấp xỉ 25% (Epoetin Beta – MPG 50/100μg) hoặc 50% (Epoetin Beta – MPG 30μg) liều đã dùng trước đó. Sau khi tạm ngừng dùng thuốc, hemoglobin dự kiến giảm khoảng 0,35 g/dl (0,22 mmol/L) mỗi tuần.

Không nên điều chỉnh liều dùng nhiều hơn một lần mỗi tháng.

Do kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân thẩm phân phúc mạc còn hạn chế, cần giám sát thường xuyên và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn về điều chỉnh liều dùng đối với những bệnh nhân này.

Ngưng điều trị: Việc điều trị với Epoetin Beta – MPG thông thường kéo dài. Tuy nhiên, nếu cần thiết có thể ngưng dùng thuốc bất kỳ lúc nào.

Liều dùng bị bỏ sót: Nếu một liều Epoetin Beta – MPG bị bỏ sót, nên tiêm lại liều này càng sớm càng tốt và phải bắt đầu dùng Epoetin Beta – MPG lại theo đúng như số lần dùng theo quy định/đã được chỉ dẫn.

Sử dụng cho trẻ em: Không nên dùng Epoetin Beta – MPG cho bệnh nhi dưới 18 tuổi do chưa có đủ những dữ liệu về an toàn và hiệu quả của thuốc trên những đối tượng này.

Người già: Trong các thử nghiệm lâm sàng có 24% bệnh nhân được điều trị bằng Epoetin Beta – MPG nằm trong độ tuổi 65-74, còn 20% nằm trong độ tuổi từ 75 trở lên. Không cần điều chỉnh liều dùng ban đầu ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.

Ở người suy gan: Không cần điều chỉnh hoặc thay đổi liều dùng ban đầu ở các bệnh nhân suy gan.

5.2. Chống chỉ định

Không được dùng Epoetin Beta – MPG cho những bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân bị cao huyết áp không kiểm soát được.
  • Bệnh nhân được biết bị quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Tính an toàn và hiệu quả của Epoetin Beta – MPG trong các chỉ định khác, bao gồm thiếu máu trên bệnh nhân ung thư chưa được chứng minh.

  • Cần thận trọng khi tăng liều Epoetin Beta – MPG trên bệnh nhân suy thận mạn tính do tích lũy epoetin cao có thể liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, tai biến tim mạch và tai biến mạch máu não nghiêm trọng. Trên bệnh nhân có đáp ứng haemoglobin thấp với epoetin, cần xem xét đến các liệu pháp thay thế khác.

  • Liệu pháp bổ sung sắt được khuyến cáo cho tất cả những bệnh nhân có trị số ferritin huyết thanh thấp dưới 100 μg/L hoặc độ bão hòa transferin dưới 20%. Để đảm bảo việc tạo hồng cầu có hiệu quả, nên đánh giá tình trạng sắt của tất cả các bệnh nhân trước và trong suốt quá trình điều trị với thuốc.

  • Kém hiệu quả: Những nguyên nhân phổ biến nhất của việc không đáp ứng đầy đủ với những yếu tố kích thích tạo hồng cầu là do thiếu sắt và những tình trạng viêm nhiễm. Những trường hợp sau đây cũng có thể làm giảm hiệu quả của việc điều trị với những yếu tố kích thích tạo hồng cầu: mất máu mạn tính, xơ hóa tủy xương, quá tải nhôm nặng do điều trị suy thận, thiếu hụt acid folic hoặc vitamin B12 và sự tan huyết. Có thể xem xét đánh giá bằng số lượng hồng cầu lưới. Nếu loại trừ được tất cả những trường hợp trên và bệnh nhân đột ngột bị giảm hemoglobin kèm theo giảm hồng cầu lưới và có kháng thể chống erythropoietin, thì nên cân nhắc đến việc xét nghiệm tủy xương để chẩn đoán có phải là hội chứng bất sản đơn thuần dòng hồng cầu (PRCA) hay không. Nếu đúng là PRCA, phải ngưng dùng Epoetin Beta – MPG và không nên chuyển sang dùng bất kỳ yếu tố kích thích tạo hồng cầu nào khác cho bệnh nhân.

  • Hội chứng bất sản đơn thuần dòng hồng cầu (PRCA): PRCA do kháng thể chống erythropoietin đã được báo cáo là có liên quan đến việc sử dụng các yếu tố kích thích tạo hồng cầu bao gồm cả Epoetin Beta – MPG. Người ta thấy rằng những kháng thể này có phản ứng chéo với tất cả các yếu tố kích thích tạo hồng cầu, và không nên chuyển sang dùng Epoetin Beta – MPG cho những bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc chắc chắn là có kháng thể chống erythropoietin.

  • Hội chứng bất sản đơn thuần dòng hồng cầu với bệnh nhân viêm gan C: Nên ngưng điều trị bằng epoetin và làm xét nghiệm kháng thể kháng erythropoietin khi có giảm haemoglobin nghịch lý và có thiếu máu nghiêm trọng kèm theo số lượng hồng cầu lưới thấp. Đã có một số trường hợp xảy ra được báo cáo trên bệnh nhân viêm gan C được điều trị bằng interferon và ribavirin, và sử dụng đồng thời epoetin. Epoetin không được chấp thuận để điều trị thiếu máu trên bệnh nhân viêm gan C.

  • Nồng độ haemoglobin

    Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, nồng độ haemoglobin duy trì không nên vượt quá giới hạn trên của nồng độ haemoglobin mục tiêu. Trong các thử nghiệm lâm sàng, tăng nguy cơ tử vong, tai biến tim mạch nghiêm trọng và thậm chí bao gồm cả huyết khối hoặc tai biến mạch máu não bao gồm đột quị đã được quan sát khi ESA được dùng nhằm đạt được nồng độ haemoglobin lớn hơn 12 g/dl (7,5 mmol/l).

    Các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng không cho thấy lợi ích đáng kể của việc sử dụng epoetin khi nồng độ haemoglobin tăng quá nồng độ cần thiết để kiểm soát triệu chứng thiếu máu và tránh truyền máu.

    Lạm dụng Epoetin Beta – MPG ở người khỏe mạnh có thể làm tăng haemoglobin quá mức và có thể liên quan đến các biến chứng tim mạch đe dọa tới tính mạng.

  • Theo dõi huyết áp: Cũng như những yếu tố kích thích tạo hồng cầu khác, trong suốt quá trình điều trị thiếu máu với Epoetin Beta – MPG, huyết áp có thể tăng lên. Nên kiểm soát đầy đủ huyết áp trước khi điều trị, vào lúc bắt đầu điều trị và trong suốt quá trình điều trị với Epoetin Beta – MPG. Nếu tình trạng cao huyết áp khó được kiểm soát bằng thuốc hoặc bằng những chế độ tiết thực, thì cần phải giảm liều hoặc ngưng dùng Epoetin Beta – MPG.

  • Ảnh hưởng lên sự phát triển của khối u

    Epoetin Beta – MPG, cũng như những yếu tố kích thích tạo hồng cầu khác, là một yếu tố tăng trưởng, kích thích chủ yếu quá trình tạo hồng cầu. Những thụ thể của erythropoietin hiện diện trên bề mặt của nhiều tế bào ung thư. Như những yếu tố tăng trưởng khác, các yếu tố kích thích tạo hồng cầu có thể kích thích sự tăng trưởng của bất kỳ loại khối u ác tính nào. Trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm chứng, epoetins đã được dùng cho những bệnh nhân bị nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vùng đầu – cổ và ung thư vú, người ta đã ghi nhận được một sự gia tăng tỷ lệ tử vong không lý giải được.

    Tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp Epoetin Beta – MPG vẫn chưa được thiết lập cho những bệnh nhân bị bệnh hemoglobin, bệnh gan nặng, bị động kinh hoặc có số lượng tiểu cầu cao hơn 500×109/L. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này.

  • Trẻ em: Xem phần Liều lượng và Cách dùng.

    Người già: Trong số 1789 bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính được điều trị với E Epoetin Beta – MPG trong những thử nghiệm lâm sàng pha II và pha III của Epoetin Beta – MPG, có 24% bệnh nhân từ 65 đến 74 tuổi và 20% từ 75 tuổi trở lên. Dựa trên những phân tích nhóm đối tượng, người ta thấy không cần phải điều chỉnh liều dùng ban đầu cho những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.

    Người suy gan: Xem phần Liều lượng và Cách dùng và phần ”Dược động học ở những đối tượng đặc biệt”.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa có những nghiên cứu về tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, dựa trên cơ chế tác dụng và những dữ liệu an toàn đã được biết của Epoetin Beta – MPG, người ta cho rằng thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Cơ sở dữ liệu an toàn từ các thử nghiệm lâm sàng bao gồm 3.042 bệnh nhân CKD, bao gồm 1.939 bệnh nhân được điều trị bằng MIRCERA và 1.103 với ESA khác. Khoảng 6% bệnh nhân được điều trị bằng MIRCERA dự kiến ​​sẽ bị phản ứng có hại. Phản ứng có hại được báo cáo thường xuyên nhất là tăng huyết áp (phổ biến).

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchQuá mẫn   x  
Phản ứng phản vệ     x
Hệ thần kinhĐau đầu  x   
Bệnh não do tăng huyết áp
   x  
Mạch máu
Tăng huyết áp
 x    
Giãn mạch máu, nóng bừng   x  
Huyết khối, thuyên tắc mạch phổi     x
Hệ máu và hạch bạch huyếtGiảm tiểu cầu     x
Bất sản đơn thuẩn dòng hồng cầu     x
Da và mô dưới da
 

 

Phát ban, ban (dát sần, nặng)
   x  
Hội chừng Stevens-Johnson/ hoại tử biểu bi nhiễm độc     x

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Không có đủ những dữ liệu về việc dùng Epoetin Beta – MPG cho phụ nữ có thai.

Các thử nghiệm trên động vật không ghi nhận tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp của thuốc lên sự mang thai, sự phát triển của phôi thai/thai nhi, sự sinh nở hoặc sự phát triển sau khi sinh.

Nên thận trọng khi chỉ định dùng Epoetin Beta – MPG cho phụ nữ có thai.

Cho con bú

Người ta vẫn chưa biết được liệu methoxy polyethylen glycol-epoetin beta có bài tiết vào trong sữa mẹ ở người hay không. Một thử nghiệm trên động vật đã cho thấy rằng methoxy polyethylen glycol-epoetin beta được tiết vào trong sữa mẹ. Phải cân nhắc giữa lợi ích của việc cho con bú đối với trẻ và lợi ích của việc dùng Epoetin Beta – MPG cho mẹ mà quyết định tiếp tục hay ngưng cho con bú hoặc tiếp tục hay ngưng dùng Epoetin Beta – MPG.

Khả năng sinh sản

Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng về khả năng sinh sản bị suy giảm, những nguy cơ tiềm ẩn cho con người là không xác định.

5.6. Tương tác thuốc

  • Chưa có nghiên cứu nào về tương tác thuốc đã được tiến hành. Các kết quả lâm sàng không chỉ ra bất kỳ tương tác nào giữa Epoetin Beta – MPG với các thuốc khác. Ảnh hưởng của những thuốc khác lên dược động học và dược lực học của Epoetin Beta – MPG đã được thăm dò qua một khảo sát phân tích nhóm đối tượng. Không có dấu hiệu nào cho thấy tác động của những thuốc dùng kèm lên dược động học và dược lực học của Epoetin Beta – MPG.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Giới hạn liều điều trị của Epoetin Beta – MPG rất rộng và đáp ứng với điều trị của từng bệnh nhân phải được xem xét khi bắt đầu điều trị với Epoetin Beta – MPG. Tình trạng quá liều có thể đưa đến biểu hiện của một tác động dược lực học quá mức, ví dụ như sự tạo hồng cầu quá mức.

Xử trí 

Trong trường hợp mức hemoglobin quá cao, nên tạm ngưng dùng Epoetin Beta – MPG. Nếu có chỉ định trên lâm sàng, có thể cần phải trích máu tĩnh mạch.

Đang xem: Thuốc tiêm Methoxy polyethylen glycol-epoetin beta (Epoetin Beta – MPG) - Điều trị thiếu máu

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng