Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Mitomycin - Thuốc điều trị ung thư

Thuốc tiêm Mitomycin - Thuốc điều trị ung thư

Thuốc tiêm Mitomycin - Thuốc điều trị ung thư

Thông tin dành cho chuyên gia


Mitomycin là một chất chống chuyển hóa được sử dụng như một chất hỗ trợ cho các ca phẫu thuật mắt ab externo (phương pháp tiếp cận từ bên ngoài mắt) để điều trị bệnh tăng nhãn áp và được sử dụng như một tác nhân hóa trị liệu cho các khối u ác tính khác nhau.

Nguồn gốc: Mitomycin là một loại kháng sinh chống ung thư lần đầu tiên được các nhà vi sinh vật học Nhật Bản phân lập vào những năm 1950 từ vi khuẩn Streptomyces caespitosus. Mitomycin bao gồm mitomycin A, mitomycin B, mitomycin C. Khi đứng một mình, người ta thường muốn nói đến mitomycin C. Mitomycin là một tác nhân alkyl hóa ức chế tổng hợp DNA và ở nồng độ cao hơn, nó ức chế tổng hợp RNA và protein.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Mitomycin

Tên biệt dược thường gặp: Jelmyto, Mutamycin, Mitomycin C Kyowa

Mitomycin


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: thuốc bột tiêm 

Các loại hàm lượng: Lọ 5 mg, 10 mg, 20 mg và 40 mg


3. Chỉ định

  • Mitomycin được chỉ định phối hợp với một số thuốc khác để điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày hoặc tụy không đáp ứng với phẫu thuật và/hoặc xạ trị. 
  • Mitomycin cũng được dùng để điều trị ung thư biểu mô hậu môn hoặc thực quản, ung thư biểu mô tuyến đại tràng hoặc vú; một số ung thư ở đầu và cổ; mắt; ung thư biểu mô túi mật muộn, ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ; ung thư biểu mô tế bào lát cổ tử cung, và ung thư tuyến tiền liệt. 
  • Mitomycin được chỉ định để điều trị tại chỗ carcinom bàng quang bề mặt.

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc chống ung thư, nhóm kháng sinh độc tế bào.

Cơ chế tác dụng: Cơ chế tác dụng chống ung thư của mitomycin cũng tương tự cơ chế của thuốc alkyl hoá. Enzym trong tế bào khử mitomycin để tạo nên dẫn chất có hoạt tính chống ung thư. Mitomycin sau khi bị khử, liên kết chéo với phân tử ADN, nên ức chế tổng hợp ADN. Ở nồng độ cao, mitomycin cũng ức chế cả tổng hợp ARN và protein.

Thuốc có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương và một số loại virus, nhưng do tác dụng độc tế bào, mitomycin không được dùng làm thuốc kháng khuẩn. Mitomycin có tác dụng không đặc hiệu đối với các pha của chu kỳ phân chia tế bào, tuy thuốc tác dụng mạnh nhất ở pha G và S

4.2. Dược động học

Hấp thu

Sau khi tiêm tĩnh mạch 30, 20, 10 hoặc 2 mg mitomycin, nồng độ tối đa trung bình của mitomycin trong máu lần lượt là 2,4; 1,7; 0,52 và 0,27 microgam/ml. Nồng độ mitomycin trong máu giảm nhanh. Trong một nghiên cứu, dùng các liều 30, 20, 10 và 2 mg, nồng độ mitomycin giảm 50% lần lượt sau 17, 10, 9 và 6 phút.

Phân bố

Nồng độ mitomycin giảm nhanh là do thuốc phân bố vào mô, nhưng không qua được hàng rào máu – não, và do enzym làm mất hoạt tính của thuốc đã được hoạt hóa, chứ không phải nguyên nhân chính là do thải trừ. Thuốc tập trung nhiều nhất vào các mô ung thư. Thể tích phân bố là 22 lít/m2, nồng độ cao được tìm thấy ở thận, lưỡi, cơ bắp, tim và các mô phổi. Mitomycin không phân bố vào hệ thần kinh trung ương.

Chuyển hóa

Mitomycin bị mất hoạt tính nhanh ở microsom gan, thận, lách, não và tim, vì các cơ quan này có hàm lượng cao các enzym chuyển hóa mitomycin.

Thải trừ

Mitomycin được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Chỉ dưới 10% liều tiêm tĩnh mạch được thải trừ dưới dạng còn hoạt tính. Một lượng rất nhỏ mitomycin cũng được thải trừ qua mật.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

  • Nếu các thông số huyết học đã phục hồi hoàn toàn, sau khi dùng các hóa trị liệu ung thư trước đây, thường dùng liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch duy nhất một lần là 10 - 20 mg/m2. Liều lớn hơn 20 mg/m2 làm tăng độc tính và cũng không có hiệu quả tốt hơn. Cứ sau khoảng 6 - 8 tuần, có thể dùng thuốc lặp lại. 
  • Chế độ liều thường dùng khác: 4 - 10 mg (60 - 150 microgam/kg), 1 - 6 tuần một lần. 
  • Thời gian ngừng thuốc phải phụ thuộc vào sự hồi phục số lượng tiểu cầu và bạch cầu. Có khoảng 25% người bệnh sau 8 tuần, tiểu cầu và bạch cầu vẫn chưa phục hồi. Liều phải giảm hơn khi dùng phối hợp với các thuốc chống ung thư khác. 
  • Nếu sau 2 lần dùng Mitomycin mà bệnh vẫn không đáp ứng với thuốc, thì không nên dùng nữa. Tổng liều Mitomycin không được quá 80 mg/m2.
  • Với ung thư bàng quang: dùng tuần 1 lần 40 mg, trong 8 tuần; hoặc tuần 3 lần, mỗi lần 20 mg, trong 7 tuần; hoặc 10 - 40 mg bơm nhỏ giọt vào bàng quang trong 3 giờ (cứ 15 - 30 phút di chuyển bệnh nhân một lần), 1 hoặc 3 lần mỗi tuần, tổng cộng tất cả 20 liều.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với mitomycin.
  • Người bệnh có tiểu cầu dưới 100 000/mm3, bạch cầu dưới 4 000/ mm3, nồng độ creatinin huyết thanh trên 1,7 mg/100 ml. 
  • Người bệnh có thời gian prothrombin và thời gian chảy máu kéo dài, có rối loạn đông máu, xuất huyết do mọi nguyên nhân. 
  • Nhiễm khuấn cấp nặng. 
  • Chủng vắc xin phòng sốt vàng. 
  • Suy thận. 
  • Người mang thai.

5.3. Thận trọng

  • Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân thở oxy dùng mitomycin, do hội chứng suy hô hấp đã được báo cáo ở 1 số bệnh nhân đang thở oxy dùng mitomycin kết hợp với các hóa trị liệu khác.
  • Phải có phòng riêng để pha thuốc và thao tác với thuốc. Người thao tác với thuốc phải được huấn luyện, phải mặc quần áo bảo hộ ống tay dài, đi găng, đeo kính, đeo khấu trang, đội mũ; không được để thuốc vương vãi ra vùng thao tác. Phụ nữ mang thai không được thao tác với thuốc.
  • Thuốc làm giảm tiểu cầu, gây ra xuất huyết; vì vậy, tránh những tác động gây ra chảy máu chân răng, tránh dùng các vật sắc nhọn gây chảy máu, tránh các vận động có thể gây ra bầm tím.
  • Phải theo dõi chức năng thận và hô hấp (ho, khó thở, ho ra máu, X-quang phổi), làm huyết đồ, thời gian prothrombin, thời gian chảy máu nhiều lần trong suốt quá trình điều trị, và ít nhất 7 tuần sau khi ngừng thuốc

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
ChungViêm mô tế bào, hoại tử mô X    
Sốt  X   
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng nghiêm trọng    X 
TimSuy tim   X  
Hệ máu và hạch bạch huyếtỨc chế tủy xương, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầuX     
Thiếu máu tán huyết   X  
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtViêm phổi kẽ, khó thở, ho X    
Tăng áp động mạch phổi, tắc tĩnh mạch phổi   X  
Hệ tiêu hóaBuồn nôn, nônX     
Viêm niêm mạc, viêm miệng, tiêu chảy, chán ăn  X   
Gan mậtRối loạn chức năng gan, tăng transaminase, vàng da, bệnh tắc tĩnh mạch gan   X  
Da và mô dưới daBan đỏ, phát ban da dị ứng, viêm da tiếp xúc, ban đỏ lòng bàn tay X    
Rụng tóc từng mảng  X   
Ngoại ban tổng quát    X 
Thận và tiết niệuRối loạn chức năng thận, tăng creatinin huyết thanh, bệnh cầu thận, nhiễm độc thận, viêm bàng quang (có thể xuất huyết), tiểu khó, tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu máu, X    
Hội chứng tan máu tan ure máu, tán huyết thiếu máu vi mạch.   X  
Viêm bàng quang hoại tử, viêm bàng quang dị ứng (tăng bạch cầu ái toan), hẹp đường tiết niệu, giảm dung tích bàng quang, vôi hóa thành bàng quang và xơ hóa thành bàng quang.    X 
Nhiễm trùng và nhiễm độcNhiễm trùng đe dọa tính mạng, nhiễm trùng huyết   X  

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Đã thấy mitomycin gây quái thai ở động vật thí nghiệm. Vì vậy, không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Chỉ dùng khi không còn biện pháp nào khác để cứu người bệnh và phải biết rõ là thai sẽ bị tổn hại.

Cho con bú

Còn chưa biết mitomycin có bài tiết vào được sữa mẹ không, nhưng do thuốc có thể gây nhiều tai biến nặng, nên nếu mẹ sử dụng thuốc thì không được cho con bú.

5.6. Tương tác thuốc

  • Với các thuốc khác cũng gây ức chế tủy xương hoặc phối hợp với xạ trị, rất dễ xảy ra suy tuỷ, làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Cần điều chỉnh giảm liều mitomycin. 
  • Với doxorubicin dễ làm tăng độc tim. Khi phối hợp, tổng liều doxorubicin không được quá 450 mg/m2. 
  • Với alkaloid dừa cạn (vincristin, vinblastin): Người bệnh dùng mitomycin, sau đó dùng alkaloid dừa cạn, có thể xảy ra co thắt phế quản cấp, có khi rất nặng, đe dọa tính mạng. Tai biến thường xuất hiện sau khi dùng alcaloid dừa cạn được vài phút đến nhiều giờ.
  • Khi phối hợp mitomycin với chủng vắc xin virus chết, đáp ứng kháng thể của người bệnh giảm, là do mitomycin ức chế cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. 
  • Khi phối hợp với vắc xin virus sống, mitomycin làm tăng khả năng phát triển của virus vắc xin, gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và làm giảm đáp ứng kháng thể của người bệnh với vắc xin. Với vắc xin chống sốt vàng: Nguy cơ gây ra bệnh do tiêm vắc xin, có thể dẫn đến tử vong.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Khi dùng quá liều, thuốc gây rất nhiều tai biến (xem phần tác dụng không mong muốn, nhưng mức độ nặng hơn). Tai biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính mạng là suy tủy (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu) dẫn đến xuất huyết và nhiễm khuấn.

Xử trí 

Không có thuốc giải độc đặc hiệu; truyền tiểu cầu, nếu giảm tiểu cầu nặng; truyền bạch cầu, nếu giảm bạch cầu nặng. Có thể phải dùng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm khuấn. Xử trí quá liều gồm các biện pháp hỗ trợ chung và điều trị triệu chứng.

Đang xem: Thuốc tiêm Mitomycin - Thuốc điều trị ung thư

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng