
Thuốc uống Ceftibuten - Thuốc chống nhiễm khuẩn nhóm beta-lactam
Thông tin dành cho chuyên gia
Ceftibuten là một loại kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba thường được sử dụng trong điều trị đợt cấp do vi khuẩn cấp tính của viêm phế quản mãn tính, viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn, viêm họng và viêm amidan. |
Nguồn gốc: Ceftibuten là một loại kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, thế hệ thứ ba được dùng bằng đường uống. Ceftibuten được Pernix Therapeutics tiếp thị dưới tên biệt dược Cedax .
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Ceftibuten
Tên biệt dược thường gặp: Cedax, Cebiat, Ceftitoz, Oxyplan, Rivka, Armten, Cefidax, Cefbuten, Ceditax
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: viên nang cứng, cốm pha hỗn dịch uống, bột pha hỗn dịch uống
Các loại hàm lượng: Ceftibuten (dưới dạng ceftibuten hydrat hoặc ceftibuten dihydrat) 90 mg, 180 mg, 200 mg, 400 mg
3. Chỉ định
Chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nhẹ do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: những cơn cấp tính trong viêm phế quản mạn tính, viêm xoang hàm trên cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, hoặc Streptococcus pneumoniae.
- Viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, hoặc Streptococcus pyogenes.
- Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng hay không biến chứng, gây ra bởi Escherichia coli, Klebsiella, Proteus Mirabilis, Enterobacter, hay Staphylococci.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3
Cơ chế tác dụng: Ceftibuten ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Ceftibuten bền vững với enzym beta-lactamase, do vậy thuốc có tác dụng đối với nhiều chủng đề kháng với penicillin hay vài kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin. Ceftibuten bền vững cao với các penicillinase và cephalosporinase qua trung gian plasmid, không bền với một số cephalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể ở các vi khuẩn như Citrobacter, Enterobacter và Bacteroides.
Ceftibuten đã được chứng minh in vitro và trên lâm sàng có tác dụng trên hầu hết các dòng vi khuẩn sau:
- Vi khuẩn gram dương: Streptococcus pyogenes, Strepfococcwus peumoniae (trừ các dòng đề kháng penicilin)
- Vị khuẩn gram âm: Haemophilus influenza (beta lactamase dương tính và âm tính), Haemophilus para-influenza (beta lactamase dương tính và âm tính), Moraxella catarrhalis (hầu hết beta lactamase dương tính), Escherichia coli; Klebsiella spp. (bao gồm cả K. pneumoniae va K. oxytoca), Proteus indol dương tính (bao gồm P. vulgaris), các Proteus khác như Providencia; P. mirabilis; Enterobacter spp. (bao gồm E. cloacae va E. aerogenes); Salmonella spp. ; Shigella spp.
Ceftibuten không có hoạt tính trên Staphylococcus, Enterococcus, Acinetobacter, Listeria, Flavobacteria và Pseudomonas spp. Thuốc cho thấy có tác dụng rất ít trên hầu hết các vi khuẩn kỵ khí, bao gồm hầu hết các dòng Bacteroides.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Ceftibuten được hấp thu nhanh chóng qua hệ tiêu hóa sau khi uống, sinh khả dụng đường uống của thuốc vào khoảng 75-90%. Thức ăn làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của ceftibuten, tuy nhiên tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến sinh khả dụng của ceftibuten khi dùng dưới dạng hỗn dịch nhiều hơn, ít ảnh hưởng khi sử dụng dưới dạng viên nang. Sau khi uống liều 400 mg/lần/ngày ceftibuten dạng viên nang trong 7 ngày, nồng độ đỉnh trung bình 17,9 mcg/mL vào ngày thứ 7.
Phân bố
Sau khi uống, ceftibuten phân phối vào dịch ở nơi bị phỏng, dịch cuống phổi, dịch tiết qua mũi, nước bọt, dịch tiết tai giữa, dịch tiết khí quản, amidan. Khoảng 65% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân phối khoảng 0,21 L/kg ở người lớn khoẻ mạnh và khoảng 0,5 L/kg ở trẻ em.
Chuyển hóa
Khoảng 10% chuyển hóa thành dạng trans-ceftibuten. Đồng phân dạng trans hoạt tính thấp hơn, chỉ vào khoảng 12% so với đồng phân dạng cis.
Thải trừ
Thuốc chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu chủ yếu ở dạng cis-ceftibuten.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Liều thường dùng 400 mg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
Trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi: Liều thường dùng 9 mg/kg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày. Liều tối đa 400mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận:
- Độ thanh thải creatinin 50 ml/phút, hoặc nhiều hơn, có thể sử dụng liều thông thường của ceftibuten.
- Độ thanh thải creatinin 30-49 ml/phút, dùng liều 4,5 mg/kg hoặc mỗi ngày.
- Độ thanh thải creatinin 5-29 ml/phút, dùng liều 2,25 mg/kg hoặc 100 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân thẩm phân máu 2 hoặc 3 lần/tuần: có thể dùng liều 400 mg/ngày vào cuối mỗi lần thẩm phân (Do ceftibuten qua được màng thẩm phân máu).
Bệnh nhân suy gan: Liều dùng chưa được xác định.
5.2. Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử dị ứng với ceftibuten và kháng sinh nhóm cephalosporin.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Bệnh nhân bị dị ứng với penicillin.
- Ở bệnh nhân xuất hiện phản ứng nhạy cảm khi đang sử dụng thuốc, phải ngưng thuốc ngay đồng thời dùng những biện pháp điều trị thích hợp (như epinephrine, corticosteroids, và duy trì thông khí cho bệnh nhân).
- Bệnh nhân sử dụng kháng sinh phổ rộng dài ngày, do có thể phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn | x | |||||
Mất nước | x | ||||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng, Sốc phản vệ | x | |||||
Hệ thần kinh | Nhức đầu, choáng váng | x | |||||
Buồn ngủ, dị cảm | x | ||||||
Tăng vận động, động kinh | x | ||||||
Tâm thần | Kích động, khó chịu | x | |||||
Hệ bạch huyết và máu | Tăng bạch cầu ái toan, giảm hemoglobin | x | |||||
Tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu | x | ||||||
Thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, xuất huyết, giảm bạch cầu trung tính | x | ||||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở, nghẹt mũi | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Buồn nôn, nôn mửa tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng | x | |||||
Táo bón, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi, phân lỏng | x | ||||||
Viêm đại tràng giả mạc | x | ||||||
Gan mật | Tăng ALT, bilirubin | x | |||||
Tăng AST | x | ||||||
Ứ mật trong gan | x | ||||||
Da và mô dưới da | Ngứa, phát ban, mày đay, | x | |||||
Hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, viêm da vùng tã | x | ||||||
Hệ sinh sản | Viêm âm đạo | x | |||||
Thận và tiết niệu | Tăng BUN | x | |||||
Tăng creatinin, tiểu khó | x | ||||||
Rối loạn chức năng thận, bệnh thận nhiễm độc, tiểu máu | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Phân loại an toàn của ceftibuten cho phụ nữ có thai là loại B và chưa rõ khả năng đi qua nhau thai của ceftibuten nên chỉ sử dụng khi lợi ích vượt trội hơn nguy cơ.
Cho con bú
Chưa biết liệu ceftibuten có bài tiết qua sữa mẹ hay không nên cần thận trọng khi dùng.
5.6. Tương tác thuốc
- Thuốc có thể làm giảm hiệu lực của vacccine BCG, vaccine dịch tả và vaccine thương hàn.
- Ranitidin làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương của ceftibuten.
- Các thực phẩm chứa kẽm, multivitamin tổng hợp có thể cản trở hấp thu của ceftibuten ở đường tiêu hóa, vì vậy nên dùng các sản phẩm này sau khi uống thuốc ít nhất 3 giờ.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Dùng quá liều ceftibuten có thể gây kích thích não dẫn đến co giật.
Xử trí
Có thể chỉ định rửa dạ dày, thẩm phân máu. Không có chất giải độc đặc hiệu. Chưa xác định được tính hữu hiệu của việc loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân phúc mạc.
Viết bình luận