Thuốc, hoạt chất

Thuốc uống Erlotinib - Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

Thuốc uống Erlotinib - Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

Thuốc uống Erlotinib - Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

Thông tin dành cho chuyên gia


Erlotinib là một chất ức chế EGFR tyrosin kinase được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (NSCLC) hoặc ung thư tuyến tụy di căn tiến triển.

Nguồn gốc: Erlotinib, được bán dưới tên thương hiệu Tarceva và các tên khác. Erlotinib đã được chấp thuận cho sử dụng trong y học tại Hoa Kỳ vào năm 2004 và hiện nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Bằng sáng chế tại Hoa Kỳ của loại thuốc này sẽ hết hạn vào năm 2020. Vào tháng 5 năm 2012, Tòa án Quận Delaware của Hoa Kỳ đã thông qua lệnh có lợi cho OSI Pharmaceutical LLC chống lại Mylan Pharmaceuticals duy trì hiệu lực của bằng sáng chế cho Erlotinib.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Erlotinib hydrochlorid

Tên biệt dược thường gặp: Tarceva, Erlotinib,Erlocip 150mg, pms-Erlotinib, BivoEro 100, BivoEro 150, Nokatip 100, Nokatip 150, Hyyr, Rivacil 150, Tyracan 100, Erlova, Etopul, Erlobenz-150, Iretinib, Erlonat 100, Erlonat 150, Alvoceva.

Thuốc uống Erlotinib - Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nén

Các loại hàm lượng: Viên nén 25 mg; 100 mg; 150 mg.


3. Chỉ định

  • Điều trị bước 1 ung thư phối không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển có đột biến EGFR.
  • Điều trị bước 2 ung thư phối không phải tế bào nhỏ giai đoạn khu trú hoặc di căn đã kháng lại ít nhất 1 phác đồ hóa trị liệu.
  • Ung thư tụy tiến triển tại chỗ, không phẫu thuật được hoặc đã có di căn (dùng phối hợp với gemcitabin trong trị liệu bước 1).

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc điều trị ung thư. Thuốc ức chế kinase.

Erlotinib là chất ức chế kinase, có tác dụng chống ung thư. Cơ chế tác dụng của thuốc còn chưa hoàn toàn rõ nhưng đã biết là thuốc ức chế tyrosin kinase của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR- tyrosin kinase) có ở bề mặt tế bào lành và tế bào ung thư.

Cơ chế tác dụng:

Erlotinib ức chế mạnh sự phosphoryl hóa nội tế bào của HER1/EGFR. HER1/EGFR được bộc lộ trên bề mặt của những tế bào bình thường và những tế bào ung thư. Trong những mô hình phi lâm sàng, sự ức chế EGFR phosphotyrosin gây kìm hãm và/hoặc gây chết tế bào.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Erlotinib uống được hấp thu tốt và có giai đoạn hấp thu kéo dài, với nồng độ đỉnh huyết tương trung bình đạt được sau khi uống 4 giờ. Một nghiên cứu ở những người tình nguyện khoẻ mạnh bình thường cho thấy sinh khả dụng ước tính khoảng 59%. Nồng độ sau khi uống có thể tăng bởi thức ăn.

Phân bố

Sau khi hấp thu, erlotinib gắn kết cao trong máu, khoảng 95% gắn với các thành phần máu, chủ yếu với protein huyết tương (ví dụ albumin và acid alpha-1 glycoprotein [AAG]), với khoảng 5% ở dạng tự do.

Erlotinib có thể tích phân bố trung bình là 232 L và phân bố vào trong mô khối u người.

Chuyển hóa

Erlotinib được chuyển hóa bởi các men cytochrome P450 tại gan ở người, chủ yếu bởi CYP3A4 và chuyển hóa ít hơn bởi CYP1A2. Chuyển hóa ngoài gan bởi CYP3A4 ở ruột, CYP1A1 ở phổi, và CYP1B1 ở mô khối u có khả năng đóng góp vào thanh thải chuyển hóa erlotinib. Các nghiên cứu in vitro chỉ ra khoảng 80-95% erlotinib chuyển hóa bởi men CYP3A4. 

Có ba con đường chuyển hóa chính được xác định: 

  • 1) sự khử O-methyl của từng chuỗi bên hoặc cả hai, sau đó được oxy hóa thành acid carboxylic; 
  • 2) oxy hóa một nửa acetylene sau đó thủy phân thành acid aryl carboxylic;
  • 3) sự hydroxyl hóa vòng thơm của gốc phenyl-acetylene.

Những chất chuyển hóa chính của erlotinib tạo bởi sự khử O-methyl của từng chuỗi bên có hiệu lực tương đương với erlotinib trong các nghiệm pháp in vitro tiền lâm sàng và các mẫu mô in vivo. Chúng có mặt trong huyết tương với nồng độ < 10% erlotinib và có dược động học tương tự như erlotinib.

Thải trừ

Các chất chuyển hóa và lượng rất nhỏ của erlotinib được bài tiết chủ yếu qua phân (> 90%), với sự bài tiết tại thận chỉ chiếm một lượng nhỏ liều uống vào.

Độ thanh thải trung bình là 4,47 l/giờ với thời gian bán hủy trung bình là 36,2 giờ. Vì vậy, thời gian dự kiến để đạt được nồng độ huyết tương ở trạng thái ổn định xảy ra trong khoảng 7-8 ngày. Không có mối quan hệ có ý nghĩa giữa độ thanh thải được dự đoán và tuổi của bệnh nhân, trọng lượng cơ thể, giới tính, và chủng tộc.

* Nhi khoa/Người già

Không có các nghiên cứu chuyên biệt cho trẻ em hoặc bệnh nhân lớn tuổi.

* Suy gan

Erlotinib được đào thải chủ yếu bởi gan. Nồng độ erlotinib trong máu giống nhau ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan trung bình (điểm Child-Pugh 7-9) so với những bệnh nhân có chức năng gan bình thường trong đó có những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát hoặc di căn gan.

* Suy thận

Erlotinib và các chất chuyển hóa của nó không được bài tiết qua thận một cách đáng kể, dưới 9% liều đơn được tiết ở nước tiểu. Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành ở những bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm.

* Những người hút thuốc

Nghiên cứu dược động học ở những người khỏe mạnh không hút thuốc và còn đang hút thuốc cho thấy khói thuốc lá làm tăng độ thanh thải và giảm nồng độ của erlotinib. AUC0-∞ ở người hút thuốc vào khoảng 1/3 so với người chưa bao giờ/đã từng hút thuốc (n=16 trong mỗi nhóm hút thuốc và chưa bao giờ/đã từng hút thuốc). Sự giảm nồng độ này ở người còn hút thuốc có thể do kích thích men CYP1A1 ở phổi và CYP1A2 ở gan.

Trong nghiên cứu then chốt pha III trong NSCLC, những bệnh nhân còn đang hút thuốc đạt nồng độ đáy huyết tương ở trạng thái ổn định là 0,65 mcg/mL (n=16) thấp hơn khoảng 2 lần so với những người chưa từng hoặc đã từng hút thuốc (1,28 mcg/mL, n=108). Tác động này đi kèm với sự gia tăng 24% về thanh thải huyết tương của erlotinib.

Trong một nghiên cứu tăng liều pha I ở bệnh nhân bị NSCLC còn đang hút thuốc, phân tích dược động học ở trạng thái ổn định cho thấy có sự tăng nồng độ erlotinib tỷ lệ thuận với liều khi liều Erlotinib được tăng từ 150 mg lên đến liều tối đa được dung nạp là 300 mg. Nồng độ đáy huyết tương ở trạng thái ổn định khi dùng 300 mg ở những người còn hút thuốc trong nghiên cứu này là 1,22 mcg/mL (n=17).


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng viên nén 150 mg.

Ung thư phối không phải tế bào nhỏ

  • Liều thường dùng trong điều trị là 150 mg/ngày; uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. 
  • Không uống cùng với nước bưởi.

Ung thư tụy

  • Liều được khuyên dùng trong điều trị ung thư tụy là 100 mg/ngày, uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Trị liệu được tiếp tục cho đến khi thấy bệnh tiến triển hoặc bị độc tính đến mức không thể chấp nhận được. Nếu phải giảm liều thì phải giảm theo các nấc 50 mg. Phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận.

Phải theo dõi thường xuyên chức năng gan (bilirubin toàn phần, các transaminase, phosphatase kiềm), chức năng thận và các điện giải.

5.2. Chống chỉ định

  • Dị ứng với erlotinib hoặc với bất kỳ thành phần nào của chế phấm.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Bệnh nhân bị suy gan.
  • Bệnh nhân đã hoặc đang mắc bệnh phối, có bệnh lý phối do đang hóa trị liệu hoặc đã hóa trị liệu/xạ trị trước đó.
  • Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, bệnh nhân đang dùng corticoid, thuốc chống viêm không steroid, hóa trị liệu bằng taxan.
  • Bệnh nhân bị mất nước.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Tại chỗ       
Nhiễm trùng và nhiễm độcNhiễm khuẩnx     
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng     x
Sốc phản vệ     x
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt     x
Phản ứng loạn thần     x
Bệnh thần kinh ngoại biên, dị cảm     x
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ      x
Nội tiết và Chuyển hóa Chán ăn x    
MắtViêm kết mạc, viêm kết mạc – giác mạc kèm khô miệng x     
Tim
 
Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua)     x
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp     x
Mạch máuGiãn mạch     x
Hệ máu và hạch bạch huyếtThiếu máu, thiếu máu tán huyết     x
Giảm Bạch cầu, đông máu lan tỏa trong lòng mạch     x
Giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu lưới. Tăng bạch cầu     x
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtKhó thở, hox     
 Viêm phối/thâm nhiễm phối, xơ hóa phối x    
Hệ tiêu hóaRối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi, đau bụngx     
Viêm miệngx     
Da và mô dưới daNổi mẩn, ngứa, khô dax     
Cơ, xươngĐau khớp, rối loạn cơ     x
Thận và tiết niệuSuy thận cấp, Suy thận cấp cần lọc máu (bao gồm lọc máu, chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc), tăng creatinin    x 
Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu      x
Gan, mậtTăng transaminase, tăng bilirubin trong máu.   x  
Tăng men gan, tổn thương suy giảm chức năng gan. x    
Viêm gan, viêm túi mật.      x
KhácMệt mỏix     

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Thuốc độc với thai. Tránh mang thai khi đang dùng thuốc. Dùng cho người có thai phải cảnh báo về nguy cơ có thể bị hỏng thai.

Cho con bú

Không rõ thuốc có được bài tiết qua sữa không. Phụ nữ dùng erlotinib nên ngừng cho con bú.

Khả năng sinh sản

Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng về khả năng sinh sản bị suy giảm. Tuy nhiên, không thể loại trừ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản vì các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra những ảnh hưởng đến các thông số sinh sản. Những nguy cơ tiềm ẩn cho con người là không xác định.

5.6. Tương tác thuốc

  • Các thuốc ức chế izoenzym cytochrom P450 CYP3A4 (ketoconazol, atazanavir, clarythromycin, indinavir, itraconazol, nefazodon, nelfinavir, ritonavir, saquinavir, telithromycin, troleandromycin, voriconazol, bưởi/nước bưởi) làm tăng nồng độ erlotinib. Tránh dùng kết hợp với các thuốc này. Nếu buộc phải dùng thì phải thận trọng và giảm liều nếu xuất hiện tác dụng phụ nặng.
  • Các thuốc kích thích CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifabutin, rifapentin) làm tăng tốc độ chuyển hóa erlotinib. Nếu buộc phải dùng đồng thời erlotinib với các thuốc này phải tăng liều erlotinib nếu dùng đồng thời với các thuốc này thì phải xét đến việc tăng liều erlotinib. Khi ngừng các thuốc trên thì phải giảm liều erlotinib ngay lập tức.
  • Liều tối đa erlotinib khi dùng đồng thời với rifampicin là 450 mg. Các thuốc làm tăng độ pH của đường tiêu hóa trên làm giảm độ hòa tan của erlotinib và làm giảm khả dụng sinh học của thuốc. Dùng đồng thời với omeprazol làm giảm 46% diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian và làm giảm 61% nồng độ tối đa của erlotinib. Tăng liều erlotinib không khắc phục được tương tác này. Tốt nhất là tránh dùng đồng thời erlotinib với thuốc ức chế bơm proton. Về nguyên tắc, dùng thuốc kháng acid được coi như có thể thay thế cho thuốc ức chế thụ thể histamin H2 hay thuốc ức chế bơm proton nhưng cũng chưa được nghiên cứu, do đó nếu buộc phải dùng thuốc kháng acid thì phải uống cách erlotinib nhiều giờ. Warfarin có thể làm chảy máu ở đường tiêu hóa và ở ngoài đường tiêu hóa nặng hơn. Cần theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin ở người dùng đồng thời erlotinib và warfarin hoặc thuốc chống đông coumarin.
  • Hút thuốc lá làm giảm nồng độ erlotinib trong máu. Cần bỏ hút thuốc lá trong khi trị liệu với erlotinib. Nếu bệnh nhân vẫn hút thuốc thì phải tăng liều erlotinib một cách thận trọng (không được quá 300 mg). Phải theo dõi chặt chẽ về an toàn lâu dài (hơn 14 ngày) khi dùng thuốc với liều ban đầu cao hơn liều khuyên dùng ở bệnh nhân vẫn hút thuốc trong khi điều trị. Nếu bệnh nhân bỏ hút thuốc thì phải giảm ngay liều về liều ban đầu khuyên dùng. Erlotinib làm tăng nồng độ/tác dụng của natalizumab, vắc xin (sống), thuốc kháng vitamin K.
  • Erlotinib làm giảm nồng độ/tác dụng của các glycosid tim, vắc xin (khử hoạt), thuốc kháng vitamin K.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Còn ít dữ liệu về quá liều erlotinib. Các dấu hiệu quá liều được cho là giống như tác dụng phụ khi dùng liều cao (ví dụ: ỉa chảy, đau bụng, nối man, tăng transaminase).

Xử trí 

Nếu nghi quá liều: dùng than hoạt (không được dùng ipeca), điều trị hỗ trợ; theo dõi công thức máu, chức năng gan, cân bằng nước – điện giải, chụp X quang phối.

Đang xem: Thuốc uống Erlotinib - Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng