Thuốc, hoạt chất

Thuốc uống Gabapentin - Chống động kinh, điều trị đau thần kinh

Thuốc uống Gabapentin - Chống động kinh, điều trị đau thần kinh

Gabapentin - Chống động kinh, điều trị đau thần kinh

Thông tin dành cho chuyên gia


Gabapentin là một loại thuốc chống co giật được sử dụng để điều trị các cơn đau thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh sau phẫu thuật và động kinh khởi phát một phần.

Nguồn gốc: Gabapentin là một chất tương tự cấu trúc của axit gamma-aminobutyric ức chế dẫn truyền thần kinh ( GABA ) lần đầu tiên được chấp thuận sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1993. Ban đầu nó được phát triển như một loại thuốc chống động kinh mới để điều trị một số loại co giật. Ngày nay nó cũng được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng đau thần kinh. Gabapentin có một số ưu điểm rõ rệt so với các thuốc chống động kinh khác, chẳng hạn như tác dụng ngoại ý tương đối lành tính, chỉ số điều trị rộng, và thiếu chuyển hóa đáng kể nên không có khả năng tham gia vào các tương tác dược động học. Nó có liên quan về mặt cấu trúc và chức năng với một dẫn xuất GABA khác: pregabalin .

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Gabapentin

Tên biệt dược thường gặp: Neurontin, Neuronstad, Vacogaba 300, Vacogaba 600, Bineurox, Neucotic, Neuropentin, Epigaba 300, Gardutin, Gabantin 300, Neurogap, Tecristin 300mg, Gabapentina Gabamox, Gonnaz,Rapozil, Gabator 300, Inta-GB, Gabex,...

gabapentin


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nang, viên nén, dung dịch uống.

Các loại hàm lượng: 

Viên nang: 100 mg, 300 mg, 400 mg

Viên nén, viên nén bao phim: 600 mg, 800 mg.

Dung dịch uống: 250 mg/5 ml.


3. Chỉ định

  • Điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu trong động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể tái phát.

  • Gabapentin còn được sử dụng để điều trị đau thần kinh như viêm các dây thần kinh ngoại biên sau bệnh zona, đau dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường.

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Gabapentin là thuốc chống động kinh và giảm đau do thần kinh.

Trên động vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng chống cơn duỗi cứng các chi sau khi làm sốc điện và cũng ức chế được cơn co giật do pentylenetetrazol. Hiệu quả ở thí nghiệm trên cũng tương tự như đối với acid valproic nhưng khác với phenytoin và carbamazepin. Cấu trúc hóa học của gabapentin tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA), nhưng gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không làm thay đối cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và hấp thu GABA. Các vị trí gắn gabapentin có ái lực cao khu trú ở khắp não, các vị trí này tương ứng với sự hiện diện của các kênh calci phụ thuộc điện thế đặc trưng có đơn vị phụ alpha-2-delta-1. Kênh này nằm ở tiền synap và có thể điều hòa giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích thúc đấy gây co giật và đau.

Cơ chế tác dụng:

Gabapentin dễ dàng đi vào não và ngăn chặn cơn co giật ở một số mô hình động kinh trên động vật. Gabapentin không có ái lực với cả thụ thể GABAA và GABAB và cũng không làm thay đổi sự chuyển hóa của GABA. Gabapentin không gắn với các thụ thể dẫn truyền thần kinh khác trong não và không tương tác với các kênh natri. Gabapentin gắn với ái lực cao vào tiểu đơn vị α2δ (alpha-2-delta) của các cổng dẫn truyền điện thế của kênh calci và việc gabapentin gắn với tiểu đơn vị α2δ được cho là có thể liên quan đến tác động kháng co giật của gabapentin ở động vật. Việc sàng lọc tại cổng dẫn truyền không gợi ý đích tác dụng nào khác của thuốc ngoài α2δ.

Bằng chứng từ nhiều mô hình tiền lâm sàng cho thấy tác dụng dược lý của gabapentin có thể là do việc gắn với thụ thể α2δ, do đó làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích trong các vùng thuộc hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể là nguyên nhân đẫn đến tác dụng kháng co giật của gabapentin. Sự liên quan giữa hoạt tính của gabapentin với tác dụng chống co giật trên người vẫn chưa được thiết lập.

Gabapentin cũng cho thấy hiệu quả trong nhiều mô hình đau tiền lâm sàng ở động vật. Việc gắn đặc hiệu gabapentin vào tiểu đơn vị α2δ được cho rằng sẽ dẫn đến nhiều hoạt động khác biệt mà các hoạt động này có thể là nguyên nhân của việc giảm đau trong mô hình động vật. Tác dụng giảm đau của gabapentin có thể ở trên tủy sống cũng như trong các trung tâm não cao hơn thông qua việc tương tác với các con đường ức chế đau hướng xuống. Sự liên quan của các tính chất tiền lâm sàng này với tác động lâm sàng trên người vẫn chưa được biết.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Gabapentin hấp thu qua đường tiêu hóa theo cơ chế bão hòa (khi liều tăng, sinh khả dụng lại giảm). Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2 – 3 giờ và đạt nồng độ on định sau 1 – 2 ngày. Nồng độ trong huyết tương của gabapentin nói chung nằm trong phạm vi từ 2 mg/lít (2 microgam/ml) tới 20 mg/ lít (20 microgam/ml).

Sinh khả dụng khoảng 60% khi dùng với liều 900 mg/24 giờ và không tương ứng với liều dùng, thậm chí khi liều tăng thì sinh khả dụng lại giảm (sinh khả dụng khoảng 27% khi dùng với liều 4,8 g/24 giờ). Thức ăn ít ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu. Ớ người bệnh cao tuối và người suy thận, độ thanh thải gabapentin huyết tương bị giảm.

Phân bố

Gabapentin phân bố khắp cơ thể, vào được sữa mẹ, liên kết với protein huyết tương rất thấp (< 3%). Vd là 58 ± 6 lít ở người lớn.

Chuyển hóa

Gabapentin hầu như không chuyển hóa trong cơ thể.

Thải trừ

Gabapentin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không đối.

Thời gian bán thải của gabapentin khoảng 5 đến 7 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Nếu vô niệu: 132 giờ, trong khi thấm phân: 3,8 giờ.

* Nhi khoa

Trẻ em < 5 tuối có độ thanh thải gabapentin cao hơn khi chuấn hóa theo cân nặng so với trẻ em > 5 tuối. Độ thanh thải của thuốc ở trẻ em > 5 tuối phù hợp với độ thanh thải của người lớn sau khi dùng 1 liều duy nhất. Do đó, ở trẻ em 3 – 5 tuối, phải dùng liều hàng ngày cao hơn mới đạt được nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương tương tự như trẻ em > 5 tuối. 

Trẻ dưới 1 tuối có độ thanh thải thuốc thay đối nhiều.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Gabapentin được dùng theo đường uống, thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Gabapentin thường được coi là không hiệu quả trong động kinh vắng ý thức

Liều dùng:

Chống động kinh:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ có hoặc không có cơn co giật toàn thể.

  • Ngày đầu: 300 mg 1 lần/ngày.
  • Ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Hoặc ngày đầu: 300 mg/lần x 3 lần.
  • Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300 mg (chia 3 lần) cách 2 – 3 ngày tăng 1 lần, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều điều trị hiệu quả, thông thường là 900 – 3 600 mg/ngày, chia 3 lần; liều tối đa 4 800 mg/ngày.
  • Nên chia đều tống liều hàng ngày cho 3 lần dùng thuốc và khoảng cách tối đa dùng thuốc không nên quá 12 giờ.

Đối với người bệnh suy giảm chức năng thận và đang thấm phân máu phải giảm liều; liều thích hợp cần hiệu chỉnh theo Cl , được khuyến cáo như sau: * Liều nạp là 300 – 400 mg cho người bệnh lần đầu dùng gabapentin, sau đó 200 – 300 mg sau mỗi 4 giờ thấm phân máu. Trong những ngày không thấm phân, không dùng gabapentin.

 Độ thanh thải creatinin (ml/phút) Liều dùng
 50 – 79 600 – 1 800 mg/ngày, chia 3 lần
 30 – 49 300 – 900 mg/ngày, chia 3 lần
 15 – 29 300 – 600 mg/ngày, chia 3 lần, uống cách nhật
 < 15 300 mg/ngày, chia 3 lần, uống cách nhật
 Thẩm phân máu 200 – 300 mg *

Trẻ em: Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ kèm hoặc không kèm cơn co giật toàn thể.

Trẻ em 2 – dưới 6 tuối:

  • Ngày đầu tiên: 10 mg/kg x 1 lần/ngày.
  • Ngày thứ hai: 10 mg/kg x 2 lần/ngày.
  • Ngày thứ ba: 10 mg/kg x 3 lần/ngày.
  • Tăng dần liều lên tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh, đến liều thông thường 30 – 70 mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Trẻ em 6 – 12 tuổi:

  • Ngày đầu tiên: 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 1 lần/ngày.
  • Ngày thứ hai: 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 2 lần/ngày.
  • Ngày thứ ba: 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 3 lần/ngày.
  • Liều thông thường: 25 – 35 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
  • Liều duy trì là 900 mg/ngày với trẻ nặng từ 26 – 36 kg và 1200 mg/ngày với trẻ nặng từ 37 – 50 kg, tống liều/ngày được chia uống 3 lần. Liều tối đa: 70 mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Lưu ý:

Một số trẻ không dung nạp được phần tăng thêm hàng ngày, kéo dài khoảng thời gian tăng thêm (tới hàng tuần) có thể thích hợp hơn.

Chưa có đánh giá về việc sử dụng gabapentin cho trẻ em dưới 12 tuổi bị suy thận.

Điều trị đau thần kinh:

Người lớn:

  • Ngày thứ nhất: 300 mg x 1 lần/ngày.
  • Ngày thứ hai: 300 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Ngày thứ ba: 300 mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Hoặc ngày đầu: 300 mg/lần x 3 lần.
  • Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300 mg (chia 3 lần) cách 2 – 3 ngày tăng 1 lần, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều điều trị hiệu quả, liều tối đa 3 600 mg/ngày.

5.2. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với gabapentin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Người bệnh đang điều trị hoặc bắt đầu điều trị bằng bất cứ thuốc chống co giật nào cho bất cứ chỉ định nào, phải được theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện trầm cảm hoặc làm trầm cảm nặng lên, ý nghĩ tự sát hoặc bất cứ thay đối bất thường tính khí nào, không được tự ý thay đối phác đồ điều trị mà không hỏi ý kiến thầy thuốc.
  • Các thuốc chống co giật, trong đó có gabapentin, không được ngừng đột ngột vì có khả năng làm tăng cơn co giật (trạng thái động kinh). Ngừng gabapentin và/hoặc thêm 1 thuốc chống co giật khác vào liệu pháp điều trị hiện tại, phải thực hiện từ từ trong ít nhất 1 tuần.
  • Người có tiền sử rối loạn tâm thần, người suy giảm chức năng thận và thấm phân máu, người vận hành tàu xe hoặc máy móc.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Nên khuyên bệnh nhân không được lái xe và vận hành các máy móc nguy hiểm cho đến khi biết chắc ràng thuốc này không ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động này của họ.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Gabapentin dung nạp tốt. Các ADR thường nhẹ hoặc trung bình và có khuynh hướng giảm dần trong vòng 2 tuần khi tiếp tục điều trị. Các ADR hay gặp nhất đối với thần kinh và thường là nguyên nhân gây ngừng thuốc.

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng  x   
Sốc phản vệ   x  
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt x    
Phản ứng loạn thần   x  
Co giật, buồn ngủ     x
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ     x
MắtRối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng). Nhìn một thành hai, giảm thị lực. x    
Tim
 
Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua)     x
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực.  x   
Mạch máuPhù mạch ngoại vi, hạ huyết áp x    
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtViêm mũi, viêm họng – hầu, ho, viêm phối. x    
Hệ tiêu hóaKhô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. x    
Da và mô dưới daAnhidrosis, mày đay, phát ban x    
Thận và tiết niệuỨc chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu     x

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Gabapentin gây quái thai trên động vật gặm nhấm. Trên người mang thai, chưa thấy có tác động tương tự. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thực sự cần thiết và có cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn so với nguy cơ cho thai nhi

Cho con bú

Gabapentin được bài tiết qua sữa mẹ. Ảnh hưởng của gabapentin trên những đứa trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ còn chưa được biết. Nên thận trọng khi dùng gabapentin cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chỉ nên dùng gabapentin ở các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú nếu những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn một cách rõ ràng so với các nguy cơ có thể có.

Khả năng sinh sản

Không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong các nghiên cứu trên động vật.

5.6. Tương tác thuốc

 

Khi dùng đồng thời, gabapentin không làm thay đối dược động học của các thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepin, phenytoin, acid valproic, phenobarbital, diazepam.

Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20% do ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Phải dùng gabapentin sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.

Morphin có thể làm giảm độ thanh thải của gabapentin vì vậy khi cho người bệnh sử dụng cả 2 loại thuốc trên cần kiểm soát các triệu chứng ức chế TKTW và điều chỉnh liều.

Cimetidin có thể làm giảm độ thanh thải ở thận của gabapentin.

 

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Ngộ độc cấp, đe dọa tính mạng chưa được quan sát với các liều gabapentin lên đến 49g.

Các triệu chứng của quá liều bao gồm chóng mặt, nhìn đôi, nói líu lưỡi, buồn ngủ, bất tỉnh, ngủ lịm và tiêu chảy nhẹ.

Không xác định được liều gây chết của gabapentin ở chuột nhắt và chuột cống dùng với liều cao đến 8000mg/kg. Các triệu chứng của ngộ độc cấp bao gồm: mất điều vận, khó thở, sa mí mắt, giảm hoạt động hoặc dễ bị kích động.

Xử trí 

Tất cả các bệnh nhân này đều hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị hỗ trợ. Mặc dù gabapentin có thể được đưa ra khỏi cơ thể bằng phương pháp thẩm phân lọc máu, nhưng theo những kinh nghiệm đã có thì thường là không cần đến phương pháp này. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị suy thận nặng, thẩm phân lọc máu có thể được chỉ định.

Đang xem: Thuốc uống Gabapentin - Chống động kinh, điều trị đau thần kinh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng