Thuốc uống Levetiracetam - Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh
Thông tin dành cho chuyên gia
Levetiracetam là một chất chống co giật mới được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát cơn động kinh khởi phát cục bộ, động kinh rung giật cơ và động kinh co cứng, co giật toàn thân. |
Nguồn gốc: Levetiracetam là một loại thuốc trong nhóm pyrrolidin được sử dụng để điều trị các loại co giật khác nhau bắt nguồn từ rối loạn động kinh. Nó lần đầu tiên được chấp thuận sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1999. Về mặt cấu trúc và cơ chế tác dụng, levetiracetam không liên quan đến các loại thuốc chống động kinh khác (Anti-epileptic drugs - AEDs). Levetiracetam có chỉ số trị liệu rộng và rất ít hoặc không bị tương tác dược động học. Chính vì những đặc điểm này mà levetiracetam được cân nhắc chọn lựa hơn là các AEDs khác.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Tên hoạt chất: Levetiracetam
Tên biệt dược thường gặp: Zokicetam 750, Leptica 500 mg, Leptica 1000mg, Zokicetam 500, Keppra, Sunlevira 1000, Torleva 250, Matever, Levetiracetam 100mg/ml
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: viên nén bao phim, dung dịch uống, siro
Các loại hàm lượng: levetiracetam 250 mg, levetiracetam 500 mg, levetiracetam 750 mg, levetiracetam 1000 mg, levetiracetam 100 mg/ml
3. Chỉ định
Đơn trị:
- Điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh.
Điều trị phối hợp:
- Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh.
- Trong điều trị cơn động kinh rung giật cơ ở người lớn và động kinh giật cơ thiếu niên ở trẻ từ 12 tuổi trở lên.
- Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể hóa nguyên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi bị động kinh toàn thế hóa tự phát.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: thuốc chống động kinh
Levetiracetam là dẫn xuất của pyrrolidon (đồng phân S của alpha-ethyl-2-oxo- 1-pyrrolidin acetamid), có cấu trúc hóa học không liên quan đến những thuốc chống động kinh hiện có. Levetiracetam ngăn ngừa cơn động kinh trên phạm vi rộng với mô hình động kinh cục bộ và toàn thể hóa nguyên phát trên động vật mà không ảnh hưởng đến khuynh hướng gây co giật. Chất chuyển hóa chính không có hoạt tính. Ở người, sự tác động trên cả động kinh cục bộ và toàn thể hóa nguyên phát (phóng điện kiểu động kinh/ đáp ứng kịch phát gây ra bởi ánh sáng) đã chứng minh tác dụng dược lý phổ rộng của levetiracetam.
Cơ chế tác dụng: vẫn chưa được giải thích đầy đủ nhưng có vẻ khác với các cơ chế tác dụng của những thuốc chống động kinh hiện hành. Các nghiên cứu in vitro cho thấy levetiracetam tác động lên nồng độ Ca2+ trong tế bào thần kinh bằng cách ức chế một phần dòng Ca2+ loại N và làm giảm phóng thích Ca2+ từ các nguồn dự trữ trong tế bào thần kinh. Ngoài ra thuốc còn làm hồi phục một phần việc giảm sút những dòng ion qua cổng glycine và GABA gây ra bởi kẽm và các β-carboline. Hơn nữa, trong các nghiên cứu in vitro, levetiracetam cho thấy có gắn kết với một vị trí đặc hiệu ở mô não của loài gặm nhấm. Vị trí gắn kết này là protein 2A ở túi synap, được cho là có liên quan đền sự vỡ túi và sự phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh ra khỏi tế bào (exocytosis).
4.2. Dược động học
Hấp thu
Levetiracetam được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa với sinh khả dụng gần 100%; nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 1,3 giờ và đạt trạng thái ổn định sau 2 ngày.
Phân bố
Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương rất ít, dưới 10%. Thể tích phân bố khoảng 0,5 - 0,7 lít/kg.
Chuyển hóa
Levetiracetam không bị chuyến hóa nhiều, khoảng 25% liều dùng bị hydroxyl hóa thành chất chuyển hóa không có hoạt tính. Levetiracetam không có ái lực cao với các CYP isoenzym và cũng không ức chế các isoenzym này.
Thải trừ
Khoảng 95% liều uống bị đào thải dưới dạng không đổi và chất chuyển hóa trong nước tiểu. Thời gian bán thải trong huyết tương ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên khoảng 7 giờ, ở trẻ nhỏ hơn thời gian bán thải có thể ngắn hơn. Levetiracetam được bài tiết qua sữa mẹ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
- Đơn trị: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 250 mg x 2 lần/ngày và tăng lên 500 mg x 2 lần/ngày sau 2 tuần. Liều này có thể tiếp tục tăng thêm 250 mg x 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa 1500 mg x 2 lần/ngày.
- Điều trị phối hợp: Người lớn (≥ 18 tuổi) và thanh thiếu niên (12 đến 17 tuổi) cân nặng 50kg trở lên: Liều điều trị khởi đầu là 500 mg hai lần mỗi ngày. Liều này có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên điều trị. Tùy thuộc đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc, có thể tăng liều hàng ngày lên tới 1.500 mg hai lần mỗi ngày. Có thể điều chỉnh liều tăng lên hoặc giảm xuống 500 mg hai lần mỗi ngày cho mỗi 2 đến 4 tuần.
5.2. Chống chỉ định
Mẫn cảm với levetiracetam, dẫn chát khác của pyrrolidon
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Suy thận: điều chỉnh liều theo chức năng thận
- Ngưng thuốc: Không nên ngưng thuốc đột ngột để tránh nguy cơ gia tăng các cơn động kinh. Khi ngưng thuốc, phải giảm liều dần dần 4g/ngày, cách quãng 2 tuần
- Xu hướng tự tử: Tự từ, có gắng tự tử, hay có ý định tự tử được quan sát thấy ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chung | Suy nhược, mệt mỏi | x | |||||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn | x | |||||
Sụt cân, tăng cân | x | ||||||
Hạ Natri máu | x | ||||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS), quá mẫn (phù mạch và phản vệ) | x | |||||
Hệ thần kinh | Buồn ngủ, đau đầu | x | |||||
Co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run | x | ||||||
Quên, suy giảm trí nhớ, mất điều hòa/ điều phối vận động bất thường, dị cảm, rối loạn tập trung. | x | ||||||
múa giật, rối loạn vận động, tăng vận động, rối loạn dáng đi, bệnh não, co giật trầm trọng hơn | x | ||||||
Tâm thần | Trầm cảm, chống đối/gây hấn, lo lắng, mất ngủ, bồn chồn/kích thích | x | |||||
Nỗ lực tự tử, ý định tự tử, rối loạn tâm thần, ảo giác, giận dữ, trạng thái lú lẫn, cơn hoảng sợ, không ổn định về cảm xúc/thay đổi tâm trạng, lo âu. | x | ||||||
Thực hiện hành vi tử tử, rối loạn tính cách, suy nghĩ bất thường | x | ||||||
Mắt | Nhìn đôi, nhìn mờ | x | |||||
Tim | Điện tâm đồ QT kéo dài | x | |||||
Hệ bạch huyết và máu | Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu | x | |||||
Giảm toàn bộ huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt | x | ||||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Viêm mũi họng | x | |||||
Ho | x | ||||||
Hệ tiêu hóa | Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, nôn, buồn nôn | x | |||||
Viêm tụy | x | ||||||
Gan mật | Xét nghiệm chức năng gan bất thường | x | |||||
Suy gan, viêm gan | x | ||||||
Da và mô dưới da | Phát ban | x | |||||
Rụng tóc, chàm, ngứa | x | ||||||
Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng. | x | ||||||
Cơ xương và mô liên kết | Yếu cơ, đau cơ | x | |||||
Tiêu cơ vân và tăng creatine phosphokinase trong máu | x | ||||||
Thận và tiết niệu | Tổn thương thận cấp tính | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho tháy levetiracetam có gây độc tính phát triển. Vì vậy chỉ nên dùng levetiracetam cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ tiềm ẳn cho bao thai.
Cho con bú
Levetiracetam bài tiết được qua sữa mẹ. Do những phản ứng có hại nghiêm trạng tiềm an trên trẻ đang bú sữa mẹ, cần cân nhắc tàm quan trọng của thuốc đối với người mẹ khi quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.
5.6. Tương tác thuốc
- Không có bằng chứng lâm sàng về tương tác thuốc giữa levetiracetam và các thuốc chống động kinh khác.
- Sử dụng đồng thời levetiracetam và methotrexat làm giảm độ thanh thải của methotrexat, dẫn đến tăng/kéo dài nồng độ methotrexat trong máu đến mức có thể gây độc.
- Thuốc nhuận tràng: Không nên dùng macrogol bằng đường uống trong 1 giờ trước và sau khi dùng levetiracetam.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Buồn ngủ, lo âu, gây hấn, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê đã được quan sát thấy khi dùng quá liều levetiracetam.
Xử trí
Sau khi quá liều cấp có thể làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với levetiracetam. Xử trí quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng và có thể bao gồm việc thẩm tách máu. Hiệu suất máy thẩm tách là 60% đối với levetiracetam và 74% đối với chất chuyển hóa chính.
Viết bình luận