Thuốc, hoạt chất

Thuốc uống Pyrazinamid  - Thuốc điều trị bệnh lao

Thuốc uống Pyrazinamid  - Thuốc điều trị bệnh lao

Thuốc uống Pyrazinamid  - Thuốc điều trị bệnh lao 

Thông tin dành cho chuyên gia


Pyrazinamid là một chất chống lao được sử dụng như một thành phần của điều trị bệnh lao.

Nguồn gốc: Pyrazinamid là một loại dược phẩm dùng để điều trị bệnh lao. Đối với lao hoạt động, chúng thường được sử dụng kết hợp với rifampicin, isoniazid, và cả streptomycin hoặc ethambutol. Thuốc này thường được khuyến cáo không nên kê để điều trị bệnh lao tiềm ẩn. Pyrazinamid lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1936 nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến năm 1972. Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Pyrazinamid  

Tên biệt dược thường gặp: Rifater, Tebrazid

pyrazinamid


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nén 

Các loại hàm lượng: Pyrazinamid 500 mg


3. Chỉ định

Ðiều trị lao mới chẩn đoán hoặc tái trị bệnh lao phổi và ngoài phổi, chủ yếu ở giai đoạn tấn công ban đầu, thường phối hợp với isoniazid và rifampicin theo Hiệp hội chống lao và bệnh phổi thế giới (IUATLD) và tổ chức y tế thế giới (WHO) (Chương trình chống lao Việt Nam: Pyrazinamid thường phối hợp với isoniazid, streptomycin và rifampicin).


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc kháng lao

  • Pyrazinamid là một thuốc trong đa hóa trị liệu chống lao, chủ yếu dùng trong 8 tuần đầu của hóa trị liệu ngắn ngày. Pyrazinamid có tác dụng diệt trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), nhưng không có tác dụng với các Mycobacterium khác hoặc các vi khuẩn khác in vitro. Nồng độ tối thiểu ức chế trực khuẩn lao là dưới 20 microgam/ml ở pH 5,6; thuốc hầu như không tác dụng ở pH trung tính.
  • Pyrazinamid có tác dụng với trực khuẩn lao đang tồn tại trong môi trường nội bào có tính acid của đại thực bào. Ðáp ứng viêm ban đầu với hóa trị liệu làm tăng số vi khuẩn trong môi trường acid. Khi đáp ứng viêm giảm và pH tăng thì hoạt tính diệt khuẩn của pyrazinamid giảm. Tác dụng phụ thuộc vào pH giải thích hiệu lực lâm sàng của thuốc trong giai đoạn 8 tuần đầu hóa trị liệu ngắn ngày. Trực khuẩn lao kháng thuốc nhanh khi dùng pyrazinamid đơn độc.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Pyrazinamid được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được 2 giờ sau khi uống một liều 1,5 g là khoảng 35 microgam/ml và với liều 3 g là 66 microgam/ml.

Phân bố

Thuốc phân bố vào các mô và dịch của cơ thể kể cả gan, phổi, dịch não tủy. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy tương đương với nồng độ ổn định trong huyết tương ở những người bệnh viêm màng não. Pyrazinamid gắn với protein huyết tương khoảng 10%.

Chuyển hóa

Nửa đời sinh học (t1/2) của thuốc là 9 - 10 giờ, dài hơn khi bị suy thận hoặc suy gan. Pyrazinamid bị thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa chính có hoạt tính là acid pyrazinoic, chất này sau đó bị hydroxyl hóa thành acid 5 - hydroxy pyrazinoic.

Thải trừ

Thuốc đào thải qua thận, chủ yếu do lọc ở cầu thận. Khoảng 70% liều uống đào thải trong vòng 24 giờ.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng Viên nén Pyrazinamid 500 mg 

Áp dụng cho cả người lớn và trẻ em

  • 25 mg/kg/ngày (20 - 30 mg/kg/ngày) khi điều trị hằng ngày. 
  • 35 mg/kg/ngày (30 - 40 mg/kg/ngày) khi điều trị cách quãng, tuần 3 ngày. ít được sử dụng và khuyến cáo. 
  • 50 mg/kg/ngày (40 - 60 mg/kg/ngày) khi điều trị cách quãng, tuần 2 lần (cách 2 ngày). Rất ít được sử dụng và không được khuyến cáo trong các công thức điều trị của WHO.

5.2. Chống chỉ định

Tổn thương gan nặng, loạn chuyển hóa porphyrin, mẫn cảm với thuốc.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

Người bệnh có tiền sử đái tháo đường (khó kiểm soát bệnh đái tháo đường khi dùng pyrazinamid), viêm khớp, tiền sử bệnh gút (tránh dùng khi có cơn cấp tính) cấp, suy thận (nhà sản xuất gợi ý có thể cần phải giảm liều ở người có tổn thương thận).

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Chuyển hóaTăng acid uric máu có thể gây cơn gút X    
Loạn chuyển hóa porphyrin   X  
Xương, khớpÐau các khớp lớn và nhỏ X    
Viêm khớp  X   
Hệ tiêu hóaBuồn nôn, nôn, chán ăn   X  
Da và mô dưới daMẫn cảm ánh sáng, ngứa, phát ban   X  
Thận và tiết niệuKhó tiểu tiện   X  
GanViêm gan X    

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Có thể dùng pyrazinamid cho người mang thai, phối hợp với rifampicin và isoniazid.

Cho con bú

Pyrazinamid tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, người mẹ cho con bú có thể dùng pyrazinamid.

5.6. Tương tác thuốc

  • Pyrazinamid làm tăng acid uric huyết và làm giảm hiệu quả của các thuốc trị bệnh gút như allopurinol, colchicin, probenecid, sulfinpyrazon. Cần điều chỉnh liều của các thuốc này để điều trị tăng acid uric huyết và bệnh gút khi chúng được dùng đồng thời với pyrazinamid.
  • Pyrazinamid làm giảm nồng độ ciclosporin khi dùng đồng thời. Phải theo dõi nồng độ ciclosporin trong huyết thanh.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Các kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường, như SGOT, SGPT tăng. Tăng tự phát này trở lại bình thường khi ngừng dùng thuốc.

Xử trí 

Rửa dạ dày, điều trị hỗ trợ. Có thể thẩm phân để loại bỏ pyrazinamid.

Đang xem: Thuốc uống Pyrazinamid  - Thuốc điều trị bệnh lao

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng