Thuốc uống Roxithromycin - Kháng sinh nhóm macrolid
Thông tin dành cho chuyên gia
Roxithromycin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm. |
Nguồn gốc: Roxithromycin là một loại kháng sinh macrolid bán tổng hợp có cấu trúc và dược lý tương tự như erythromycin , azithromycin hoặc clarithromycin. Nó được chứng minh là có hiệu quả hơn đối với một số vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là Legionella pneumophila . Roxithromycin phát huy tác dụng kháng khuẩn bằng cách liên kết với ribosome của vi khuẩn và can thiệp vào quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Roxithromycin được bán dưới nhiều tên thương mại. Roxithromycin là không có ở Hoa Kỳ. Roxithromycin được sử dụng ở Úc, Israel và New Zealand. Roxithromycin cũng đã được thử nghiệm là có hoạt tính chống sốt rét.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Roxithromycin
Tên biệt dược thường gặp: Rulid, Alembic Roxid Kidtab, Axorox , Roxinate, Roxithin, Rozcime, Roxithromycin, Roxithromycin Nadyphar, ROBÉXID , Agiroxi, Roxithromycin 300mg, pms – Roxithromycin , Roxithromycin Imexpharm, Ruxict, Musclid, Operoxolid,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nén, viên bao phim, bột pha hỗn dịch uống.
Các loại hàm lượng:
Bột roxithromycin: 50 mg/gói.
Viên bao phim 50 mg, 100 mg, 150 mg.
3. Chỉ định
Roxithromycin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tai– mũi– họng: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang.
Nhiễm khuẩn đường niệu– sinh dục không do lậu cầu: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung– âm đạo.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Nhiễm khuẩn răng miệng.
Là thuốc ưu tiên dùng để điều trị nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae và các bệnh do Legionella.
Bệnh bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu và các nhiễm khuẩn nặng do Campylobacter.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm ở người bệnh dị ứng với penicilin.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm macrolid
Roxithromycin là kháng sinh macrolid, có phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn Gram dương và một vài vi khuẩn Gram âm. Trên lâm sàng roxithromycin thường có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes, S. viridans, S. pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin, Bordetella pertussis, Branhamella catarrhalis, Corynebacterium diphteriae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis, Legionella pneumophilia, Helicobacter pylori và Borrelia burgdorferi. Do sự kháng thuốc phát triển ở Việt nam, cần phải đánh giá cẩn thận tác dụng của thuốc đối với từng loại vi khuẩn. Kháng thuốc macrolid phát triển là do sử dụng ngày càng nhiều các kháng sinh nhóm này. Và đây cũng là lý do nên hạn chế sử dụng roxithromycin ở Việt Nam.
Cơ chế tác dụng:
Roxithromycin gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm và ức chế tổng hợp protein.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Roxithromycin được hấp thu nhanh chóng và ổn định trong môi trường acid dạ dày hơn các macrolid khác.
Hấp thụ của thuốc bị giảm đi bởi thức ăn. Sau khi uống 150 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 6,6 mg/l.
Phân bố
Roxithromycin phân bố tốt vào các tế bào và các khoang của cơ thể đạt nồng độ cao ở phổi, amidan, xoang, tuyến tiền liệt, tử cung. Roxithromycin không vượt qua hàng rào máu- não.
Tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương là 96%.
Chuyển hóa
Roxithromycin tương đối ít chuyển hóa, hơn một nửa được bài tiết ở dạng không chuyển hóa. Quá trình chuyển hóa có thể xảy ra ở gan. Chất chuyển hóa chính được tìm thấy trong phân và nước tiểu là descladinoseroxithromycin.
Thải trừ
Thời gian bán hủy khoảng 10,5 giờ.
Roxithromycin được thải trừ chủ yếu qua phân.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng thuốc uống (Viên nén, viên bao phim, bột pha hỗn dịch uống). Nên uống thuốc trước các bữa ăn ít nhất 15 phút.
Người lớn:
Liều dùng hàng ngày: 150 mg, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn. Không nên dùng kéo dài quá 10 ngày.
Trẻ em:
Liều thường dùng: 5 – 8 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần. Theo cân nặng: 6 – 11kg: 25 mg, uống 2 lần/ngày; 12 – 23 kg: 50 mg, uống 2 lần/ngày; 24 – 40 kg: 100 mg, uống 2 lần/ngày.
Không nên dùng dạng viên cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Suy gan nặng:
Phải giảm liều bằng 1/2 liều bình thường.
Suy thận:
Không cần phải thay đổi liều thường dùng.
5.2. Chống chỉ định
Quá mẫn với nhóm macrolid (erythromycin và các thuốc cùng nhóm) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phối hợp với cisaprid (thuốc chống trào ngược dạ dày, thực quản) vì có thể gây độc tính tim mạch trầm trọng như kéo dài QT, xoắn đỉnh.
Phối hợp với alcaloid gây co mạch của nấm cựa gà (ergotamin và dihydroergotamin – thuốc trị chứng đau nửa đầu) vì gây ngộ độc cấp ergot.
Phối hợp với các thuốc kích thích dopamin (bromocriptin, cabergolin, lisurid, pergolid).
Phối hợp với colchicin vì làm tăng các tác dụng phụ của colchicin có khả năng dẫn đến tử vong.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
Phải đặc biệt thận trọng khi dùng roxithromycin cho người bệnh thiểu năng gan nặng.
Không khuyên dùng roxithromycin cho bệnh nhân suy gan. Nếu cần thiết phải dùng phải theo dõi chức năng gan và giảm liều thuốc.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây nguy hiểm cho người lái xe hay sử dụng máy móc, làm việc trên cao do cảm giác chóng mặt. Không nên sử dụng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc hay làm việc trên cao
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Kích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt | x | |||||
Phản ứng loạn thần | x | ||||||
Co giật, buồn ngủ | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ | x | ||||||
Mắt | Rối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng) | x | |||||
Tim | Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua) | x | |||||
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Gan | Tăng enzym gan trong huyết thanh. Viêm gan ứ mật, triệu chứng viêm tụy. | x | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Giảm tiết dịch phế quản | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Khô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. | x | |||||
Da và mô dưới da | Anhidrosis, mày đay, phát ban | x | |||||
Thận và tiết niệu | Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết, mặc dù chưa có tài liệu nào nói đến việc roxithromycin gây những khuyết tật bẩm sinh.
Cho con bú
Roxithromycin bài tiết qua sữa với nồng độ rất thấp. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Khả năng sinh sản
Chưa có thông tin.
5.6. Tương tác thuốc
Không có tương tác đáng kể với warfarin, carbamazepin, ciclosporin và thuốc tránh thai uống.
Roxithromycin làm tăng nhẹ nồng độ Theophylline hoặc Cyclosporin A trong huyết tương, nhưng không cần phải thay đổi liều thường dùng.
Không nên phối hợp với Bromocriptin vì Roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
Không nên phối hợp Roxithromycin với Terfenadine, Astemizole, Cisapride, Pimozide do nguy cơ loạn nhịp tim nặng.
Thận trọng khi phối hợp Roxithromycin với:
Chất đối kháng vitamin K: kéo dài thời gian prothrombin.
Disopyramide: tăng nồng độ Disopyramide không liên kết trong huyết thanh.
Digoxin và các Glycoside khác: tăng sự hấp thu của Digoxin và các Glycoside.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Chưa có báo cáo về quá liều roxithromycin.
Xử trí
Không có thuốc giải độc. Rửa dạ dày. Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Viết bình luận