Viên nang Cycloserin - Thuốc kháng sinh điều trị lao kháng thuốc
Thông tin dành cho chuyên gia
Cycloserin là một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng trong điều trị bệnh lao và một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). |
Nguồn gốc: Cycloserin được phát hiện vào năm 1954 từ một chủng Streptomyces. Nó nằm trong danh sách các yếu tố thuốc của Tổ chức Y tế thế giới. Năm 1955, liên tiếp có các bài báo được xuất bản về phân lập và tổng hợp Cycloserin: các nhà nghiên cứu Merck đã báo cáo sự phân lập của nó khỏi Streptomyces garyphalus; các nhà khoa học tại Eli Lilly và Commercial Solvents Corp. đã báo cáo kết quả tương tự từ Streptomyces ocrhidaceus.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Cycloserin.
Tên biệt dược thường gặp: Seromycin, Cycloserine, Boyata, Pulcyclo, Dong-A Cycloserine 250mg, Tubenarine, Capciko, Cyclorin, Coxerin, Cerloby Capsule, Livelac capsule, Livelac Cap.
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nang.
Các loại hàm lượng: Viên nang 250 mg
3. Chỉ định
Bệnh lao kháng thuốc (dùng kết hợp với các thuốc chống lao khác).
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chỉ dùng khi các thuốc hiệu quả hơn và ít độc hơn có chống chỉ định và vi khuẩn gây bệnh được chứng minh có nhạy cảm với cycloserin).
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc kháng sinh dẫn xuất Streptomyces.
Cycloserin là kháng sinh tách ra từ Streptomyces orchidaceus hoặc Streptomyces garyphalus và cũng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
Phổ tác dụng: Cycloserin có tác dụng in vitro và in vivo đối với Mycobacterium tuberculosis, M. bovis và một số chủng M. kamasii, M. marinum, M. ulcerans, M. avium, M. smegmatis, và M. intracellulare. Thuốc cũng có tác dụng đối với một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm bao gồm Staphylococcus aureus, Enterobacter và Escherichia coli. In vitro, trong môi trường không có d-alanin, nồng độ tối thiếu ức chế (MIC) của thuốc là 5 – 30 microgam/ml đối với đa số Mycobacteria nhạy cảm và trên 50 microgam/ml đối với phần lớn E. coli nhạy cảm.
Kháng thuốc: Kháng thuốc tự nhiên và mắc phải đã thấy in vitro và in vivo ở chủng M. tuberculosis. Các chủng M. tuberculosis lúc đầu nhạy cảm trở thành kháng cycloserin nhanh chóng khi cycloserin dùng đơn độc đế điều trị lao. Khi dùng cycloserin phối hợp với nhiều thuốc chống lao khác, kháng thuốc xuất hiện chậm hơn hoặc bị ngăn chặn. Không có chứng cứ nào có kháng chéo giữa cycloserin và các thuốc chống lao khác.
Người ta đã thấy có hiện tượng kháng thuốc tự nhiên và mắc phải đối với cycloserin của chủng Mycobacterium tuberculosis trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng. Cycloserin khi phối hợp với các thuốc hàng đầu chống lao khác (streptomycin, isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid) đã có tác dụng trong điều trị lao kháng thuốc. Vì tình hình kháng thuốc đang lan rộng trên thế giới, nên cần phải dùng hạn chế cycloserin, chỉ dành cycloserin đế điều trị những người bệnh đã mắc lao kháng thuốc.
Cơ chế tác dụng:
Thuốc có cấu trúc giống acid amin d-alanin, vì thế cycloserin ức chế tổng hợp vỏ tế bào của các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách cạnh tranh với d-alanin đế sáp nhập vào vỏ tế bào vi khuẩn. Cycloserin có thế kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tuỳ theo nồng độ thuốc tại vị trí tổn thương và tính nhạy cảm của vi khuấn gây bệnh. In vitro, tính kháng khuẩn của cycloserin có thế bị d-alanin ức chế.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Sau khi uống, 70% đến 90% cycloserin được hấp thu nhanh chóng. Nồng độ đỉnh trong máu đạt được khoảng 10 microgam/ml sau 3 – 4 giờ khi uống liều 250 mg và có nồng độ từ 20 – 30 microgam/ml khi uống lặp lại liều cách nhau 12 giờ.
Phân bố
Cycloserin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch trong cơ thế gồm có phổi, cổ trướng, dịch màng phổi, dịch màng hoạt dịch với nồng độ xấp xỉ bằng nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Cycloserin cũng phân bố vào mật, đờm và mô bạch huyết.
Nồng độ cycloserin trong dịch não tuỷ bằng 50 – 80% nồng độ thuốc đồng thời trong huyết tương ở người bệnh có màng não không viêm và bằng 80 – 100% nồng độ thuốc đồng thời trong huyết tương ở người bệnh có màng não bị viêm.
Cycloserin không gắn với protein huyết tương.
Cycloserin dễ dàng qua nhau thai và phân bố vào nước ối. Cycloserin phân bố vào sữa mẹ.
Chuyển hóa
Khoảng 35% được chuyển hóa, nhưng các chất chuyển hóa vẫn chưa được xác định.
Thải trừ
Cycloserin được bài tiết vào nước tiểu, một lượng nhỏ cycloserin cũng đao thải vào phân. Phần còn lại của liều bị chuyển hoá nhưng không xác định được chất chuyển hoá. Cycloserin có thể bị tích lũy đến nồng độ độc ở người bệnh suy thận; có thể loại thuốc ra khỏi cơ thể bằng thấm phân máu.
Thời gian bán thải của cycloserin trong khoảng 8-12 giờ.
Nửa đời của cycloserin trong huyết tương xấp xỉ 10 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường. Nồng độ cycloserin trong huyết tương cao hơn và nửa đời kéo dài hơn ở người bệnh có chức năng thận bị tổn hại.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường, 60 – 70% một liều uống cycloserin được đào thải không thay đổi qua lọc cầu thận vào nước tiểu trong 24 giờ. Tốc độ đào thải tối đa trong vòng 2 – 6 giờ đầu; khoảng 50% liều đào thải trong vòng 12 giờ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng viên nang 250mg.
Bệnh lao kháng thuốc (dùng kết hợp với các thuốc chống lao khác).
- Người lớn: Bắt đầu 250 mg/lần, 12 giờ một lần, trong 2 tuần đầu, sau đó thận trọng điều chỉnh liều để duy trì nồng độ thuốc trong máu dưới 30 microgam/ml. Đa số người lớn dùng liều 500 mg/ngày cho tới 1 g/ngày chia thành nhiều liều nhỏ bằng nhau; liều cao hơn không được khuyến cáo.
- Đối với người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên, có thể dùng liều 10 – 15 mg/kg (cho tới 1 g/ngày) mỗi ngày chia làm 2 lần.
- Trẻ em: Theo nhà sản xuất, tính an toàn và liều tối ưu cho trẻ em chưa được xác định. Bắt đầu 10 mg/kg thể trọng một ngày và điều chỉnh liều theo nồng độ thuốc trong máu và đáp ứng của thuốc.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp:
- Liều thông thường người lớn: 250 mg cách nhau 12 giờ 1 lần trong 2 tuần.
Chú ý: Phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt đối với người suy thận hoặc khi dùng liều vượt quá 500 mg/ngày hoặc có dấu hiệu ngộ độc. Nồng độ thuốc trong máu không được vượt quá 30 microgam/ml. Người bệnh suy thận (độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút) không nên sử dụng cycloserin do tăng nguy cơ ngộ độc thần kinh.
5.2. Chống chỉ định
Quá mẫn với cycloserin, động kinh, trầm cảm, lo âu nặng, loạn tâm thần, suy thận nặng, nghiện rượu.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Cần theo dõi sát người bệnh trong 2 tuần đầu điều trị ở người bệnh dùng 500 mg cycloserin mỗi ngày, vì khoảng 30% người bệnh có tai biến phụ về thần kinh.
- Phải định lượng nồng độ cycloserin trong huyết tương mỗi tuần 1 lần ở người bệnh dùng trên 500 mg cycloserin mỗi ngày, ở bệnh nhân bị giảm chức năng thận và ở người có biểu hiện nhiễm độc. Nhà sản xuất khuyến cáo liều phải được điều chỉnh để duy trì nồng độ thuốc trong máu dưới 30 microgam/ml.
- Các xét nghiệm về gan, thận và huyết học phải được thực hiện trong quá trình điều trị cycloserin. Phải giảm liều và/hoặc số lần cho thuốc ở người bệnh suy thận, khi có các triệu chứng nhiễm độc cấp.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
5.4. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất thuộc hệ thần kinh trung ương, thường xuất hiện nhiều vào 2 tuần đầu điều trị và mất đi khi ngừng thuốc. Các biểu hiện thường thấy là ngủ gà, đau đầu, run rấy, loạn vận ngôn, chóng mặt, lú lẫn, hốt hoảng, kích thích, trạng thái tâm thần, có ý định tự tử, hoang tưởng, phản ứng giảm trương lực, co giật cơ, rung giật, tăng phản xạ, loạn thị, liệt nhẹ, cơn co cứng giật rung hoặc vắng ý thức. Dùng liều cao cycloserin hoặc uống rượu trong khi điều trị sẽ làm tăng nguy cơ co giật. Rất hiếm gặp viêm gan.
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chung | |||||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Kích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt | x | |||||
Phản ứng loạn thần | x | ||||||
Co giật, buồn ngủ | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ | x | ||||||
Chuyển hóa | Giảm hấp thu calci, magnesi; giảm tổng hợp protein. | x | |||||
Mắt | Rối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng) | x | |||||
Tim | Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua) | x | |||||
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Mạch máu | Giãn mạch | x | |||||
Hệ máu và hạch bạch huyết | Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu nguyên hồng cầu nhiễm sắt. | x | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Giảm tiết dịch phế quản | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Khô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. | x | |||||
Da và mô dưới da | Anhidrosis, mày đay, phát ban | x | |||||
Cơ, xương | |||||||
Thận và tiết niệu | Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu | x | |||||
Gan mật | Viêm gan | x | |||||
Khác | Thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, loạn nhịp tim. | x |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Chỉ dùng khi thật cần thiết.
Cho con bú
Do tiềm năng tác dụng không mong muốn của cycloserin ở trẻ đang bú mẹ, vì vậy nên cho trẻ ngừng bú khi người mẹ cần thiết phải dùng cycloserin.
Khả năng sinh sản
Chưa có dữ liệu để biết cycloserin có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.
5.6. Tương tác thuốc
Cycloserin làm tăng tác dụng của rượu và phenytoin.
Tác dụng không mong muốn của cycloserin đối với hệ thần kinh trung ương tăng lên khi dùng phối hợp với isoniazid và ethionamid.
Cycloserin có tính đối kháng với pyridoxin và làm tăng thải trừ pyridoxin ở thận; nhu cầu về pyridoxin có thể tăng ở người bệnh dùng cycloserin.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, ngủ gà, tăng kích thích, dị cảm, loạn vận ngôn và tâm thần.
Liệt nhẹ, co giật, và hôn mê có thể xảy ra khi dùng quá liều cycloserin nhiều.
Xử trí
Gây nôn và/hoặc rửa dạ dày. Dùng than hoạt và thuốc xổ 4 giờ một lần cho đến khi tình trạng ổn định.
Điều trị hỗ trợ: Dùng thuốc chống co giật để kiểm soát co giật. Dùng 200 – 300 mg pyridoxin hydroclorid hàng ngày chia nhiều lần để điều trị ngộ độc thần kinh.
Viết bình luận