Viên nang Lenalidomid - Thuốc điều hòa miễn dịch
Thông tin dành cho chuyên gia
Lenalidomid là một dẫn xuất thalidomid được sử dụng để điều trị đa u tủy và thiếu máu trong hội chứng loạn sinh tủy có nguy cơ thấp đến trung bình. |
Nguồn gốc: Lenalidomid (trước đây được gọi là CC-5013) là một loại thuốc điều hòa miễn dịch có đặc tính chống ung thư, chống tạo mạch và chống viêm mạnh. Nó là dẫn xuất 4-amino-glutamyl của thalidomid; tương tự như thalidomid, lenalidomid tồn tại dưới dạng hỗn hợp racemic của các dạng S (-) và R (+). Tuy nhiên, lenalidomid có tác dụng mạnh hơn nhiều nhưng lại ít tác dụng phụ và độc tính so với thalidomid. Thalidomid và các chất tương tự của nó, bao gồm lenalidomid, được gọi là thuốc imid điều hòa miễn dịch (còn được gọi là chất điều biến cereblon), là một nhóm thuốc điều hòa miễn dịch có chứa nhóm imid. Lenalidomid dạng viên nang uống được FDA và EU phê duyệt để điều trị đa u tủy, hội chứng loạn sinh tủy, lymphoma dạng nang và lymphoma vùng viền. Do khả năng gây quái thai nghiêm trọng, không dùng cho phụ nữ có thai và bệnh nhân phải đăng ký tham gia chương trình chiến lược giảm thiểu và đánh giá rủi ro (REMS) của lenalidomid để đảm bảo tuân thủ các biện pháp tránh thai.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Lenalidomid
Tên biệt dược thường gặp: Revlimid
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nang cứng
Các loại hàm lượng: Lenalidomid 5 mg, 10 mg, 15 mg, 25 mg
3. Chỉ định
- Bệnh đa u tủy:
- Lenalidomid đơn trị được chỉ định để điều trị duy trì cho bệnh nhân người lớn mắc bệnh đa u tủy xương mới được chẩn đoán đã trải qua cấy ghép tế bào gốc tự thân.
- Lenalidomid phối hợp với dexamethason hoặc bortezomib và dexamethason, hoặc melphalan và prednison để điều trị cho bệnh nhân người lớn bị đa u tủy chưa được điều trị trước đó và không đủ điều kiện để cấy ghép.
- Lenalidomid kết hợp với dexamethason được chỉ địh để điều trị đa u tủy ở bệnh nhân người lớn đã được điều trị ít nhất một lần trước đó.
- Hội chứng rối loạn sinh tủy: Lenalidomid được chỉ định đơn trị để điều trị bệnh nhân người lớn bị thiếu máu phụ thuộc vào truyền máu do hội chứng loạn sinh tủy thuộc nhóm nguy cơ thấp hoặc nhóm nguy cơ trung bình 1 (theo The International Prognostic Scoring System) - liên quan đến bất thường di truyền đơn độc là mất đoạn 5q khi các lựa chọn điều trị khác không đáp ứng đủ.
- Lymphoma vùng viền (Mantle cell lymphoma): Lenalidomid đơn trị liệu được chỉ định để điều trị bệnh nhân người lớn mắc bệnh u lympho vùng viền tái phát hoặc kháng trị.
- Lymphoma dạng nang: Lenalidomid kết hợp với rituximab được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân người lớn bị u lympho dạng nang đã được điều trị trước đó (Độ 1 - 3a).
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc điều hòa miễn dịch
Cơ chế tác dụng: Lenalidomid có các đặc tính điều hòa miễn dịch, ức chế tân tạo mạch máu và chống ung thư thông qua nhiều cơ chế. Nó ức chế có chọn lọc sự bài tiết của các cytokin tiền viêm (ức chế mạnh sự phóng thích TNF-alpha); tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào bằng cách kích thích sự tăng sinh của tế bào T hoạt hoá CD3+ (dẫn đến tăng tiết IL-2 và interferon gamma); ức chế các tín hiệu hướng đến các yếu tố tạo mạch trong tế bào. Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong đa u tuỷ, loạn sinh tủy và ung thư hạch bạch huyết bằng cách làm ngừng chu kỳ tế bào và làm chết tế bào.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Hấp thu nhanh sau khi uống.
Phân bố
Tỷ lệ gắn protein là 30%.
Chuyển hóa
Lenalidomid được chuyển hóa kém. Hai chất chuyển hóa được xác định là hydroxy-lenalidomid và N-acetyl-lenalidomid Các nghiên cứu về chuyển hóa thuốc in vitro cho thấy lenalidomid không bị chuyển hóa bởi CYP P450.
Thải trừ
Thải trừ chủ yếu qua thận. Khi một liều uống 25 mg duy nhất ở đối tượng khỏe mạnh, 90% và 4% liều được thải trừ tương ứng với trong nước tiểu và phân. Hydroxy-lenalidomid và N-acetyl-lenalidomid lần lượt chiếm 4,59% và 1,83% liều thải trừ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Đa u tủy xương mới được chẩn đoán:
- Kết hợp dexamethason cho đến khi bệnh tiến triển ở bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép: Liều khởi đầu khuyến cáo: 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày.
- Phác đồ kết hợp lenalidomid với bortezomib và dexamethason, sau đó lenalidomid kết hợp dexamethason cho đến khi bệnh tiến triển ở bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép:
- Điều trị ban đầu (lenalidomid, bortezomib và dexamethason): Liều khuyến cáo của lenalidomid là 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 14 của chu kỳ 21 ngày. Khuyến cáo nên điều trị đến 8 chu kỳ.
- Điều trị tiếp theo (lenalidomid và dexamethason): Liều khuyến cáo của lenalidomid là 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày.
- Phác đồ lenalidomid kết hợp với melphalan và prednison, sau đó lenalidomid duy trì ở bệnh nhân không đủ điều kiện ghép:
- Liều lenalidomid khuyến cáo là 10 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày đến tối đa 9 chu kỳ.
- Những bệnh nhân đã hoàn thành 9 chu kỳ hoặc 5 chu kỳ nhưng không thể hoàn thành hết liệu pháp do không dung nạp, tiếp tục dùng lenalidomid đơn trị: 10 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày đến khi bệnh tiến triển.
- Lenalidomid duy trì ở bệnh nhân đã trải qua cấy ghép tự thân:
- Liều lenalidomid khuyến cáo là 10 mg/lần/ngày liên tục vào ngày 1 - 28 của mỗi chu kỳ 28 ngày cho đến khi bệnh tiến triển hoặc bất dung nạp thuốc.
- Sau 3 chu kỳ, liều có thể tăng lên 15 mg/ngày/lần nếu bệnh nhân dung nạp.
Đa u tủy đã từng sử dụng ít nhất một liệu pháp điều trị trước đó: Liều lenalidomid khuyến cáo là 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày.
Hội chứng loạn sinh tủy: Liều khuyến cáo của lenalidomid là 10 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày.
Lymphoma vùng viền (Mantle cell lymphoma): Liều khuyến cáo của lenalidomid là 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày.
Lymphoma dạng nang: Liều khuyến cáo của lenalidomid là 20 mg/lần/ngày vào ngày 1 - 21 của chu kỳ 28 ngày, điều trị đến 12 chu kỳ.
5.2. Chống chỉ định
- Quá mẫn với lenalidomid
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ có khả năng sinh sản trừ khi đáp ứng được tất cả các ddieuf kiện của chương trình phòng ngừa mang thai
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Không được hiến máu và cũng không hiến tinh trùng trong khi dùng lenalidomid và trong 4 tuần sau khi dừng
- Kiểm soát tối ưu chức năng tuyến giáp trước khi điều trị cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tuyến giáp, vì chứng cường giáp và cường giáp được báo cáo với lenalidomid.
- Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, cholesterol máu cao vì thuốc tăng nguy cơ trên tim mạch
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chung | Mệt mỏi, suy nhược | X | |||||
Khó chịu, ớn lạnh | X | ||||||
Hệ miễn dịch | Quá mẫn | X | |||||
U lành tính, ác tính và không xác định | Bùng phát khối u | X | |||||
Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy, hội chứng loạn sinh tủy | X | ||||||
Bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, ung thư biểu mô phế quản phế nang, ung thư phổi di căn, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến tiền liệt di căn, hội chứng ly giải khối u | X | ||||||
Hệ thần kinh | Chóng mặt, run, nhức đầu, bệnh thần kinh ngoại biên, dị cảm | X | |||||
Ngất, tai biến mạch máu não, thiếu máu não, mất điều hòa, suy giảm thăng bằng, chóng mặt | X | ||||||
Xuất huyết nội sọ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. | X | ||||||
Chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, nhồi máu não, đau nửa đầu, xuất huyết dưới nhện | X | ||||||
Tâm thần | Mất ngủ, trầm cảm, lo lắng | X | |||||
Thay đổi tâm trạng, ảo giác | X | ||||||
Chuyển hóa | Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân, hạ kali máu, chán ăn, hạ calci huyết, tăng đường huyết | X | |||||
Mất nước, tăng acid uric, giảm phosphat máu, hạ natri máu, hạ magie máu, tăng protein phản ứng, ứ sắt | X | ||||||
Tăng natri máu | X | ||||||
Mắt | Nhìn mờ, đục thủy tinh thể | X | |||||
Đục thủy tinh thể dưới bao sau, đục thủy tinh thể một bên, mù lòa, tăng nhãn áp, giảm thị lực | X | ||||||
Tim | Rung nhĩ, nồi máu cơ tim, nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết, nhịp tim chậm, tụ máu, đau thắt ngực, đánh trống ngực | X | |||||
Rối loạn nhịp tim, kéo dài QT, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất, thiếu máu cục bộ, thiếu máu cục bộ ngoại vi, huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ | X | ||||||
Loạn nhịp trên thất, ngừng tim, ngừng tim-hô hấp, bệnh cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim, sốc tim, rối loạn chức năng thất, tăng troponin, rối loạn động mạch chủ, thiếu máu cục bộ | X | ||||||
Tai | Ù tai, điếc | X | |||||
Mạch máu | Huyết khối tĩnh mạch sâu | X | |||||
Tăng huyết áp, hạ huyết áp, viêm mạch | X | ||||||
Viêm tắc tĩnh mạch nông, huyết khối | X | ||||||
Hệ máu và hạch bạch huyết | Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm lympho bào, sốt giảm bạch cầu trung tính | X | |||||
Thiếu máu tán huyết tự miễn | X | ||||||
Tăng đông máu | X | ||||||
Suy tủy xương, rối loạn đông máu, tán huyết, giảm hemoglobin, nhồi máu lách | X | ||||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Viêm phế quản, viêm mũi họng, ho, nhiễm trùng đường hô hấp trên, khó thở, viêm phổi, chảy máu cam, viêm xoang, đau hầu họng | X | |||||
Nhiễm trùng đường hô hấp, chảy nước mũi, thuyên tắc phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, thiếu oxy, khán tiếng | X | ||||||
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phù phổi, viêm phổi thùy, bệnh phổi kẽ, thâm nhiễm phổi, thở khò khè | X | ||||||
Hệ tiêu hóa | Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, viêm dạ dày ruột, đau bụng, nôn mửa, khó tiêu | X | |||||
Đau bụng trên, khô miệng, xuất huyết tiêu hóa, phân lỏng | X | ||||||
Viêm manh tràng | X | ||||||
Viêm đại tràng do Clostridium difficile, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, thủng ruột, xuất huyết trực tràng, polyp đại tràng, viêm túi thừa, chứng khó nuốt, viêm dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, phân đen, viêm tụy, áp xe quanh trực tràng, tắc ruột non, xuất huyết đường tiêu hóa trên, nhiễm trùng miệng, đau vùng chậu | X | ||||||
Gan mật | Tăng bilirubin máu | X | |||||
Tăng ALT, tăng AST, xét nghiệm chức năng gan bất thường | X | ||||||
Viêm túi mật, suy gan, nhiễm trùng thận | X | ||||||
Da và mô dưới da | Ngứa, phát ban, khô da, nấm da | X | |||||
Viêm mô tế bào, rậm lông, ngoại ban, tăng sắc tố da, đổ mồ hôi ban đêm, bầm máu, ban đỏ, nổi mề đay, chàm | X | ||||||
Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng | X | ||||||
Bệnh da liễu sốt bạch cầu trung tính cấp tính | X | ||||||
Cơ, xương | Chuột rút cơ, co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, đau xương, đau tứ chi, đau ngực | X | |||||
Yếu cơ, đau cổ, đau cơ, sưng ngoại vi | X | ||||||
Sưng khớp | X | ||||||
Tiêu cơ vân | X | ||||||
Gãy xương đùi, gãy đốt sống cổ, gãy cổ xương đùi, gãy xương chậu, gãy xương hông, gãy xương sườn, chèn ép tủy sống, viêm khớp, viêm khớp gút | X | ||||||
Thận và tiết niệu | Nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận | X | |||||
Tiểu khó, tiểu máu, bí tiểu, tiểu són | X | ||||||
Hoại tử ống thận, hội chứng Faconi mắc phải | X | ||||||
Tăng creatinin máu, tăng ure huyết, sỏi niệu quản | X | ||||||
Hệ sinh sản | Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dươg | X | |||||
Nhiễm trùng và nhiễm độc | Nhiễm trùng huyết, nhiễm Herpes zoster | X | |||||
Nhiễm trùng Enterobacter, nhiễm nấm, nhiễm trùng Klebsiella, nhiễm trùng khu trú, nhiễm Pseudomonas, sốc nhiễm trùng | X |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Không được sử dụng lenalidomid trên bệnh nhân có thai. Sử dụng lenalidomid trong thời kỳ mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc chết phôi - thai.
Cho con bú
Người ta không biết liệu lenalidomid có trong sữa mẹ hay không. Do khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, không khuyến cáo việc cho con bú khi đang dùng thuốc.
5.6. Tương tác thuốc
- Digoxin: Dùng đồng thời với lenalidomid 10 mg x 1 lần/ngày làm tăng 14% nồng độ digoxin trong huyết tương.
- Statin: Tăng nguy cơ tiêu cơ vân khi dùng statin cùng với lenalidomid.
- Các dẫn xuất 5 - Aminosalicylic Acid: Có thể tăng tác dụng ức chế tủy của lenalidomid.
- Vắc xin BCG và các vắc xin bất hoạt: Lenalidomid có thể làm giảm tác dụng điều trị.
- Các dẫn xuất bisphosphonat, vắc xin sống, tacrolimus, deferipron: Lenalidomid có thể làm tăng tác dụng phụ/ độc hại của các thuốc trên.
- Dẫn xuất estrogen, dexamethason: Có thể làm tăng tác dụng tạo huyết khối của lenalidomid.
5.7. Quá liều
Không có kinh nghiệm cụ thể trong việc quản lý quá liều lenalidomid, mặc dù trong các nghiên cứu, một số bệnh nhân đã dùng liều lên đến 150 mg, và trong các nghiên cứu đơn liều, một số bệnh nhân đã dùng liều lên đến 400 mg. Không có kinh nghiệm cụ thể trong việc quản lý quá liều lenalidomid, mặc dù trong các nghiên cứu, một số bệnh nhân đã dùng liều lên đến 150 mg, và trong các nghiên cứu đơn liều, một số bệnh nhân đã dùng liều lên đến 400 mg.
Viết bình luận